Bảng tính hao mòn tài sản cố định dùng để tính hao mòn của từng tài sản cố định làm căn cứ để ghi số hao mòn vào Sổ tài sản cố định và sổ Nhật ký – Sổ Cái.
Mẫu được ban hành kèm theo Thông tư số 70/2019/TT-BTC ngày 03/10/2019 của Bộ Tài chính. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo và tải mẫu tại đây.
HUYỆN:………………. |
Mẫu số: S12-X |
BẢNG TÍNH HAO MÒN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Năm…………..
STT | Tên, đặc điểm, ký hiệu tài sản cố định | Số hiệu tài sản cố định | Nguyên giá TSCĐ | Tỷ lệ hao mòn | Số hao mòn năm | Ghi chú |
A | B | C | 1 | 2 | 3 | D |
I | Nhà cửa | |||||
1 | Nhà A | |||||
2 | Nhà B | |||||
…….. | ||||||
II | Vật kiến trúc | |||||
1 | Tường rào bao quanh | |||||
2 | Giếng khoan | |||||
……. | ||||||
Cộng | x | x | x |
|
|
Ngày…. tháng …… năm …. |
Hướng dẫn lập Bảng tính hao mòn tài sản cố định
1. Mục đích
Bảng tính hao mòn TSCĐ dùng để tính hao mòn của từng TSCĐ làm căn cứ để ghi số hao mòn vào Sổ tài sản cố định và sổ Nhật ký- Sổ Cái (Nợ TK 466/ Có TK 214).
2. Căn cứ và phương pháp ghi sổ
– Năm đầu tiên căn cứ vào số liệu trên Sổ tài sản cố định để lập Bảng tính hao mòn TSCĐ. Từ các năm sau căn cứ vào Bảng tính hao mòn năm trước vào số tăng, giảm tài sản và hao mòn TSCĐ để tính ra mức hao mòn năm sau
– Ghi theo từng loại tài sản: Nhà cửa, vật kiến trúc… ghi hết loại này ghi sang loại khác, ghi hết 1 loại phải cộng phía dưới và để cách ra vài dòng.
– Mỗi TSCĐ ở diện tính hao mòn được ghi 1 dòng.
– Cột A: Ghi số thứ tự từng TSCĐ được tính hao mòn
– Cột B: Ghi tên từng loại TSCĐ và đặc điểm, ký hiệu của TSCĐ
– Cột C: Ghi số hiệu của TSCĐ
– Cột 1: Ghi nguyên giá của TSCĐ
– Cột 2: Ghi tỷ lệ hao mòn
– Cột 3 : Ghi số hao mòn
Cột 3 = Cột 1 x Cột 2 hoặc lấy số liệu ở Cột 3 “Số tiền hao mòn 1 năm” của Sổ tài sản cố định
– Cột D: Ghi chú
– Sau khi ghi hết những tài sản ở diện phải tính hao mòn trong năm, cộng số tiền ở cột 3 để ghi vào tài khoản tổng hợp trên Nhật ký- Sổ Cái theo bút toán Nợ TK 466/Có TK 214 và ghi số hao mòn của từng tài sản vào cột hao mòn của từng tài sản theo từng năm (phần theo dõi hao mòn) trên Sổ tài sản cố định.
– Sang năm sau Bảng tính hao mòn được lập bằng cách sao chụp Bảng tính hao mòn của năm trước, bổ sung thêm những tài sản mới tăng trong năm, những TSCĐ giảm thì gạch bỏ sau đó cộng lại từng loại và tổng cộng tất cả các loại TSCĐ, ghi ngày, tháng, ký tên vào Bảng tính hao mòn của năm sau.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bảng tính hao mòn tài sản cố định Mẫu sổ sách kế toán mới nhất của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.