Bạn đang xem bài viết Bàng quang tăng hoạt kiêng ăn gì? 11 loại thực phẩm bạn cần lưu ý tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Điều chỉnh chế độ ăn là một biện pháp hiệu quả giúp cải thiện các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt. Thế nhưng bạn đã biết bàng quang tăng hoạt kiêng ăn gì chưa? Cùng Nhà Thuốc An Khang tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Bàng quang tăng hoạt (Overactive bladder – OAB) là tình trạng bàng quang co bóp không đúng thời điểm, thường gây ra cảm giác mắc tiểu thường xuyên, đột ngột và khó kiểm soát. Bạn có thể phải đi tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm và nếu nhịn tiểu có thể són tiểu (tiểu gấp).
Hội chứng bàng quang tăng hoạt tuy không nguy hiểm nhưng khiến người bệnh khó chịu gây nhiều trở ngại trong sinh hoạt và công việc hàng ngày. Đồng thời, người bệnh có thể bị ảnh hưởng tới tâm lý, đặc biệt là những người trẻ.
Hiện nay, trên thế giới có tới 30% nam giới và 40% nữ giới sống chung với các triệu chứng bàng quang tăng hoạt. Người bệnh thường âm thầm chịu đựng tình trạng này trong thời gian dài do tâm lý xấu hổ, e ngại không muốn đến bệnh viện để điều trị.
Thực tế, tình trạng bàng quang tăng hoạt có thể được cải thiện hiệu quả bằng các biện pháp đơn giản như thay đổi chế độ ăn uống hay các bài tập liên quan đến cơ sàn chậu.
Sản phẩm có cà chua
Cà chua là một loại thực phẩm giàu tính axit. Axit trong cà chua có thể làm nước tiểu có tính axit hơn gây kích ứng bàng quang. Từ đó, khiến các triệu chứng bàng quang tăng hoạt trở nên nghiêm trọng hơn.
Một số món ăn có cà chua bạn cần hạn chế khi bị bàng quang hoạt như: mì spaghetti, sốt pizza, sốt cà chua,…
Cà phê và trà
Cà phê hay trà là những đồ uống chứa một lượng lớn caffeine. Đây là một chất kích thích làm tăng hoạt động của bàng quang và dẫn đến các triệu chứng bàng quang tăng hoạt trầm trọng hơn.
Nghiên cứu ảnh hưởng của caffeine trên bệnh nhân bị bàng quang tăng hoạt trong độ tuổi từ 21- 40 tuổi được thực hiện tại Thái Lan (năm 2004) cho thấy: Caffeine gây lợi tiểu và giảm ngưỡng cảm giác ở giai đoạn làm đầy. Vì vậy, caffeine có thể gây cảm giác muốn đi tiểu sớm, tần suất đi tiểu nhiều hơn cũng như các triệu chứng tiểu đêm gây mất ngủ.
Do đó, những người có triệu chứng đường tiết niệu dưới nên tránh hoặc thận trọng trong việc tiêu thụ thực phẩm có chứa caffeine. [1]
Trà và cà phê có chứa caffein không tốt cho người bị bàng quang tăng hoạt
Sô cô la
Giống như cà phê và trà, sô cô la cũng là một loại thực phẩm chứa caffeine. Mặc dù một khẩu phần sô cô la chỉ bằng khoảng 1/4 lượng caffeine trong một tách cà phê. Nhưng nếu các triệu chứng bàng quang tăng hoạt của bạn đặc biệt nhạy cảm với caffeine thì đây cũng là loại đồ ăn mà bạn cần hạn chế.
Tuy nhiên nếu đây là một món “khoái khẩu” mà bạn không thể bỏ thì hãy chuyển sang ăn sô cô la có chứa ít caffeine hơn như sô cô la trắng hoặc chứa nhiều ca cao hơn như sô cô la đen.
Cam và chanh
Các loại trái cây họ cam quýt (như cam, quýt, chanh, bưởi) có chứa lượng axit citric cao. Do đó cũng khiến cho việc kiểm soát của bàng quang trở nên khó khăn hơn.
Bổ sung trái cây là một phần không thể thiếu của chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học vì vậy bạn hãy thử các loại ít hoa quả có tính axit thấp hơn như táo hoặc chuối. Bạn cũng có thể ăn thử nghiệm nhiều loại trái cây khác nhau để xem chúng ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào.
Thức uống có cồn
Có nhiều lý do để bạn nên kiêng đồ uống có cồn (rượu, bia) khi bạn đang bị bàng quang tăng hoạt.
- Thứ nhất, đồ uống có cồn cũng có thể khiến bàng quang bị kích thích nên sẽ khiến các triệu chứng bàng quang tăng hoạt trở nên nghiêm trọng hơn.
- Thứ hai, rượu hoạt động như một chất lợi tiểu bằng cách ức chế hormone chống bài niệu – vasopressin khiến cơ thể đi tiểu với tần suất nhiều hơn bình thường.
Đồ uống có ga
Carbonate – thành phần tạo bọt trong đồ uống có ga sẽ kích thích bàng quang tăng cường hoạt động, làm bạn khó kiểm soát tiểu tiện và dễ bị tiểu không tự chủ hơn. Vậy nên hãy cảnh giác với các đồ uống có ga như nước soda, nước ngọt, nước tăng lực,…
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý đến một số loại đồ uống kết hợp cả carbonate và caffeine, hay carbonate và cồn (như rượu sâm banh).
Đồ ăn cay
Đồ ăn cay (ví dụ như ớt có chứa capsaicin) có thể gây kích ứng niêm mạc của bàng quang và khiến các triệu chứng bàng quang tăng hoạt khó kiểm soát hơn. Vì vậy, nếu bạn đang bị bàng quang tăng hoạt, hãy hạn chế những thực phẩm có tính cay nóng.
Thay vào đó, hãy sử dụng các loại gia vị nhẹ khác vào bữa ăn (như thảo mộc, tỏi,…). Ngoài ra, mức dung nạp thực phẩm cay ở mỗi người bị bàng quang tăng hoạt là khác nhau. Do đó cần thử nghiệm để xem bạn phù hợp với đồ ăn cay ở mức độ nào.
Đồ ăn cay nóng gây kích ứng niêm mạc bàng quang
Thực phẩm chứa chất làm ngọt nhân tạo
Thực tế, sử dụng quá nhiều đường cũng không tốt cho sức khỏe. Đối với người bị bàng quang tăng hoạt, sử dụng thực phẩm có chất làm ngọt nhân tạo càng làm tăng các triệu chứng do bằng quang tăng hoạt gây ra.
Những loại đồ ăn có chất tạo ngọt nhân tạo cần lưu ý là kẹo, bánh ngọt, mứt, nước giải khát, thạch, một số chế phẩm từ sữa,…
Chất làm ngọt nhân tạo (natri saccharin, acesulfame K và aspartame) đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến chức năng co bóp của bàng quang trong các nghiên cứu hạn chế trên động vật.
Cũng như với các loại thực phẩm khác, bạn có thể không phải loại bỏ đường hoàn toàn ra khỏi chế độ ăn. Nhưng cần thử nghiệm để xem các triệu chứng bàng quang tăng hoạt có giảm bớt khi bạn hạn chế những thứ này trong chế độ ăn uống của mình hay không.
Thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến có chứa nhiều thành phần nhân tạo (chẳng hạn như chất bảo quản và hương liệu) có thể gây kích ứng bàng quang của bạn và làm trầm trọng thêm các triệu chứng bàng quang tăng hoạt.
Một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh nên bao gồm các loại thực phẩm tự nhiên và tươi, chẳng hạn như trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt. Điều này đặc biệt đúng đối với những người bị bàng quang tăng hoạt.
Hành
Hành tây sống có tính axit và cay. Nên như các thực phẩm đã đề cập ở trên, khi ăn hành sống sẽ gây tác động tiêu cực đối với tình trạng bàng quang tăng hoạt của bạn. Còn khi nấu chín, những tác động này có thể giảm đi nhưng tốt nhất bạn vẫn nên hạn chế ăn hành.
Hành có tính axit và cay
Nước ép nam việt quất
Theo kinh nghiệm dân gian, nước ép nam việt quất được cho rằng có tác dụng làm giảm các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs). Nhưng nam việt quất có tính axit nên giống như cà chua hay các loại trái cây họ cam quýt, nam việt quất có khả năng gây kích ứng bàng quang, làm nặng thêm tình trạng đi tiểu không tự chủ.
Do vậy, khi bạn khát, nước vẫn là lựa chọn bổ sung tốt nhất cho bạn. Tuy nhiên nên uống một lượng nước vừa đủ, không nên uống quá ít hay quá nhiều nước.[2]
Nước ép nam việt quất không tốt cho người bị bàng quang tăng hoạt
Xem thêm:
- 9 bài tập chữa bàng quang tăng hoạt có thể bạn chưa biết
- Bàng quang tăng hoạt nên ăn gì? 7 loại thực phẩm tốt cho bàng quang
Hy vọng rằng thông qua những chia sẻ của chúng tôi về những thực phẩm cần lưu ý khi bị bàng quang tăng hoạt sẽ giúp những người bệnh có thêm các kiến thức hữu ích. Nếu bạn thấy bài viết hay và hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!
Nguồn: mayoclinic, healthline, urologyhealth
Nguồn tham khảo
-
Effect of caffeine on bladder function in patients with overactive bladder symptoms
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3036994/
-
Cranberries and Urinary Tract Infections: How Can the Same Evidence Lead to Conflicting Advice?
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4863270/
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bàng quang tăng hoạt kiêng ăn gì? 11 loại thực phẩm bạn cần lưu ý tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.