Các đơn vị đo khối lượng trong chương trình học lớp 4, 5 là gì. Cách quy đổi các đơn vị đo khối lượng này ra sao? Mối liên hệ giữa các đơn vị đo khối lượng như nào? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn:
1. Khái niệm đơn vị đo khối lượng
– Đơn vị là một đại lượng dùng để đo, được sử dụng trong các lĩnh vực toán học, vật lý, hóa học, và trong cuộc sống.
Ví dụ: Đơn vị đo độ dài là ki-lô-mét, cen-ti-mét, mét. Chiều dài cái bàn là 1,5 mét, chiều rộng cái bàn là 1 mét. Một cậu bé cao 1,2 mét.
– Khối lượng là lượng chất chứa trong vật đó khi ta cân được. Như vậy để đo khối lượng ta cần phải dùng cân.
Ví dụ: Khối lượng bao gạo là lượng gạo trong bao và bao bì.
– Đơn vị đo khối lượng là một đơn vị dùng để cân 1 sự vật cụ thể. Chúng ta thường dùng cân để đo khối lượng của một đồ vật.
Ví dụ: Một người đàn ông nặng 65 kg, đơn vị để đo là kg
2. Bảng đơn vị đo khối lượng
Lớn hơn ki-lô-gam | Ki-lô-gam | Bé hơn Ki-lô-gam | ||||
tấn | tạ | yến | kg | hg | dag | g |
1 tấn = 10 tạ = 1000kg |
1 tạ = 10 yến = 100kg |
1 yến = 10kg |
1kg = 10hg = 1000g |
1hg = 10dag = 100g |
1dag = 10g |
1g |
Ghi chú:
- hg là viết tắt của héc-tô-gam
- dag là viết tắt của đề-ca-gam
3. Cách quy đổi đơn vị khối lượng
Theo quy ước đổi đơn vị đo cân nặng sẽ giảm dần 10 lần từ trái sang phải theo thứ tự sau đây: Tấn -> Tạ -> Yến -> Kg (kilogam) -> Hg (héc tô gam) -> Dag (Đề ca gam) -> gr (gam hoặc gram)
Như vậy:
- 1 Tấn = 10 Tạ
- 1 Tạ = 10 Yến
- 1 Yến = 10 Kg
- 1 Kg = 10 Hg
- 1 Hg = 10 Dag
- 1 Dag = 10 gr
4. Mối liên hệ giữa các đơn vị đo khối lượng
1 lạng bằng bao nhiêu gam?
1 lạng = 1/10kg mà 1kg = 1000g nên 1 lạng = 100g
1 lạng bằng bao nhiêu kg?
Theo đơn vị đo cổ, 1 lạng = 1/16 cân nên 8 lạng = nửa cân. Nhưng hiện nay người ta lại áp dụng công thức đơn vị 1 lạng = 1/10 cân (tức 1/10kg).
1 cân bằng bao nhiêu kg?
1 cân = 1 kg (1 cân bằng 1 kg) = 0.1 yến = 0.01 tạ = 0.001 tấn
1 cân bằng bao nhiêu lạng?
1 cân = 10 lạng
1 cân bằng bao nhiêu gam?
1 cân = 1 kg = 1000 gam
5. Các dạng bài tập liên quan đơn vị đo khối lượng
Dạng 1: Thực hiện phép so sánh
Phương pháp:
- Khi so sánh các đơn vị đo giống nhau, ta so sánh tương tự như so sánh hai số tự nhiên.
- Khi so sánh các đơn vị đo khác nhau, trước hết ta phải đổi về cùng một đơn vị đo sau đó thực hiện phép so sánh bình thường.
Ví dụ 1: So sánh 4357 kg và 5000 g
Đổi: 5000 g = 5000 : 1000 = 5 kg
Vậy 4357 kg > 5000 g
Ví dụ 2: So sánh 4300 g và 43 hg
Đổi 4300 g = 4300 : 100 = 43 hg
Vậy 4300 g = 43 hg
Dạng 2: Thực hiện phép tính
Phương pháp:
- Khi thực hiện phép tính cộng hoặc trừ các khối lượng có kèm theo các đơn vị đo giống nhau, ta thực hiện tương tự như các phép tính với số tự nhiên, sau đó thêm đơn vị đo khối lượng vào kết quả.
- Khi thực hiện phép tính có kèm theo các đơn vị đo khác nhau, ta quy đổi về cùng một đơn vị đo, sau đó thực hiện phép tính bình thường.
Ví dụ 1: 57 kg + 56 g = ?
57kg = 57 × 1000 = 57 000g
57kg + 56g = 57 000g + 56 g = 57056g
Ví dụ 2: 275 tấn – 849 tạ = ?
275 tấn = 275 × 10 = 2750 tạ
275 tấn – 849 tạ = 2750 – 849 = 1901 tạ
Dạng 3: Giải bài toán có lời văn
Ví dụ: Trong đợt kiểm tra sức khỏe. An có cân nặng là 32kg, Hoa có cân nặng là 340hg, Huyền có cân nặng là 41000g. Hỏi tổng số cân nặng của ba bạn là bao nhiêu ki-lô-gam?
Giải: Đổi: 340 hg = 34 kg
41 000 g = 41 kg
Tổng số cân nặng của ba bạn là: 32 + 34 + 41 = 107 (kg)
Đáp số: 107 kg
6. Một số bài tập đơn vị đo khối lượng
Bài 1: Thực hiện phép tính
a, 380 g + 195 g = ?
b, 4 tấn + 3 tạ + 7 yến = ?
c, 3 tạ + 75 kg =?
a, 380 g + 195 g = 575g
b, Đổi: 4 tấn = 400 yến
3 tạ = 30 yến
4 tấn + 3 tạ + 7 yến = 400 yến + 30 yến + 7 yến = 437 yến
c, 3 tạ = 300kg
3 tạ + 75kg = 300kg + 75kg = 375kg
Bài 2: So sánh
a, 4 tạ 30 kg và 4 tạ 3 kg
b, 8 tấn và 8100 kg
c, 512 kg 70 dag và 3 tạ 75 kg
a, 30 kg > 3 kg
4 tạ = 4 tạ
Vậy 4 tạ 30 kg > 4 tạ 3 kg
b, 8 tấn và 8100 kg
8 tấn = 8000 kg
8000 kg < 8100 kg
Vậy 8 tấn < 8100 kg
c, 512 kg 700 dag và 3 tạ 75 kg
512 kg 700 dag = 512 kg + 7 kg = 519 kg
3 tạ 75 kg = 300 kg + 75 kg = 375 kg
Vậy 512 kg 700 dag > 3 tạ 75 kg
Bài 3: Có 4 gói bánh, mỗi gói cân nặng 150 g và 2 gói kẹo, mỗi gói cân nặng 200 g. Hỏi có tất cả mấy ki-lô-gam bánh và kẹo?
Cân nặng của cả 4 gói bánh là:
150 x 4 = 600 (g)
Cân nặng của 2 gói kẹo là:
200 x 2 = 400 (g)
Cả bánh và kẹo có cân nặng là:
600 + 400 = 1 000 (g) = 1kg
Đáp số: 1 kg
Bài 4. Mẹ mua 5 quả dưa hấu, có 2 quả nặng 450dag, 1 quả nặng 35hg, 2 quả nặng 6000g. Hỏi 5 quả dưa nặng bao nhiêu kg
Đổi: 450dag = 4500g; 35hg=3500g
5 quả dừa nặng số kg là:
4500 + 3500 + 6000 = 14000 = 14kg
Đáp số: 14kg
Bài 5: Trong kho có 3 tấn 8 tạ gạo tẻ. Số gạo nếp ít hơn số gạo tẻ 12 tạ. Hỏi trong kho có bao nhiêu tạ gạo tẻ và gạo nếp?
3 tấn 8 tạ = 38 (tạ)
Số gạo tẻ có trong kho là: 38 – 12 = 26 (tạ)
Đáp số: 38 tạ gạo tẻ, 26 tạ gạo nếp
Bài 6: Năm nay nhà bạn An thu hoạch được 2 tạ 16 kg đỗ và lạc, trong đó số ki-lô-gam đỗ gấp 3 lần số ki-lô-gam lạc. Hỏi năm nay nhà bạn An thu hoạch được mỗi loại bao nhiêu ki-lô-gam ?
Đổi 2 tạ 16 kg = 216 kg
Coi số ki-lô-gam lạc là 1 phần thì số ki-lô-gam đỗ là 3 phần như thế. Tổng số phần bằng nhau là: 3 + 1 = 4 (phần)
Số ki-lô-gam lạc là:
216 : 4=54 (kg)
Số ki-lô-gam đỗ là:
216 − 54=162 (kg)
Đáp số: Đỗ: 162 kg. Lạc: 54 kg.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bảng đơn vị đo khối lượng Mối liên hệ giữa các đơn vị đo khối lượng của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.