Bạn đang xem bài viết Bảng chữ cái tiếng Trung đầy đủ nhất hiện nay tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bạn thích khám phá, thích tìm hiểu những thứ mới mẻ? Bạn yêu thích các ngôn ngữ xa lạ của nhiều nước trên thế giới, vì thế bạn đừng bỏ lỡ bài viết này. Bài viết dưới đây Pgdphurieng.edu.vn đi sâu vào bảng chữ cái tiếng Trung Quốc, chúc bạn đọc vui vẻ.
Bảng chữ cái tiếng Trung
Tiếng Trung Quốc (hay còn gọi là tiếng Hoa) là một họ ngôn ngữ gồm các ngôn ngữ thanh điệu thuộc hệ ngôn ngữ Hán – Tạng. Bảng chữ cái tiếng Trung hay Ngôn ngữ Trung Quốc là một hệ chữ tượng hình. Bảng chữ cái tiếng Trung gồm 26 chữ cái latinh và có 2 cách phát âm thông dụng là: Phồn thể (bính âm), Trung thể (phanh âm).
Phụ âm trong tiếng Trung
Thanh mẫu (phụ âm) trong tiếng Trung gồm có 23 ký tự. Tiếng việt thì có b, c, d, g, h, ch, tr… Còn tiếng Trung gồm: b, p, m, f, d, t, n, l, g, k, h, j, q, x.
- Âm môi: b, p, m, f
- Âm đầu lưỡi: d, t, n, l
- Âm đầu lưỡi trước và sau: z, c, s, r
- Âm gốc lưỡi: g, k, h
- Âm mặt lưỡi: j, q, x
- Phụ âm kép: zh, ch, sh
Nguyên âm trong bảng chữ cái tiếng Trung
Trong tiếng trung gồm 35 vận mẫu (nguyên âm). Nguyên âm thì tiếng việt có: a, e, o, i, an, em… Còn tiếng Trung sẽ hơi khác, có những nguyên âm là: a, o, e, i, u, ü, ai, ao, an, ang, ou, ong, ei, en, eng, er, ia, iao, ian, iang, ie, iu, in, ing, iong, ua, uai, uan, uang, uo, ui, un, üe, üan, ün.
- Nguyên âm đơn: a, o, e , i, u, ü
- Nguyên âm kéo: ai, ei, ao, ou, ia, ie, uo, üe, iao, iou, uai, uei
- Nguyên âm mũi: an, en, in, ün, uan, üan, uen, ang, eng, ing, ong, iong, uang, ueng
- Nguyên âm er cong lưỡi.
Quy tắc viết pinyin trong bảng chữ cái tiếng Trung
- Các nguyên âm “ü”, “üe”, “üan”, “ün”, khi ghép với các phụ âm “j”, “q”, “x” lúc viết phải bỏ hai dấu chấm trên nguyên âm “ü”.
- Các nguyên âm “ü”. “üe”, khi ghép với phụ âm “l”, “n”, lúc viết hai dấu chấm trên nguyên âm “ü” phải giữ nguyên.
- Nếu trước nguyên âm “u” không ghép với phụ âm, lúc viết phải thêm bán nguyên âm “w” ở phía trước: u-wu.
- Các nguyên âm “ua”, “uo”, “uai”, “uei”, “uan”, “uen”, “uang”, “ueng”, nếu phía trước không ghép với phụ âm khi viết bỏ chữ “u” ở phía trước, thay bằng bán nguyên âm “w”. 5. Nguyên âm “ü” chỉ có thể ghép với 5 phụ âm “n”, “l”, “j”, “q”, “x”.
- Nguyên âm “iou”, nếu phía trước ghép với phụ âm, lúc viết phải bỏ “o” ở giữa.
- Các nguyên âm: “i”, “in”, “ing”, nếu phía trước không ghép với phụ âm, lúc viết phải thêm bán nguyên âm “y” ở trước.
- Các nguyên âm “ia”, “ie”, “iao”, “iou”, “ian”, “iang”, “iong”, nếu phía trước không ghép với phụ âm, lúc viết phải thay nguyên âm “i” bằng chữ cái “y”
- Các nguyên âm “uei”, “uen” nếu phía trước ghép với phụ âm, lúc viết phải bỏ “e” ở giữa đi.
- Những danh từ riêng như tên người, địa danh, cơ quan, đoàn thể, đảng phái… chữ cái đầu phải viết hoa. Chữ cái đứng đầu mỗi câu, mỗi đoạn phải viết hoa…
- Các âm tiết có nguyên âm “a”, “o”, “i” đứng đầu, khi đặt phía sau âm tiết khác, nếu xuất hiện hiện tượng ranh giới giữa hai âm tiết bị lẫn lộn phải dùng dấu cách âm (‘) tách ra.
Những lưu ý khi học bảng chữ cái tiếng Trung
- Nhận biết mặt chữ chú âm: Chú âm là một nguồn để tạo bảng bính âm. Nó rất quan trọng khi bắt đầu học chữ cái tiếng Trung
- Thành thạo cách viết các nét: Cần biết viết thành thạo các nét cơ bản của chữ Hán Ngữ. Sau đó viết các nét phức tạp hơn trong việc viết ngôn ngữ Trung Quốc.
- Nắm vững cách ghép từ
5 bước để gõ được bảng chữ cái Tiếng Trung trên máy tính
- Bước 1: Nhấn chọn biểu tượng Windows trên máy tính và truy cập vào Setting.
- Bước 2: Chọn Time Language.
- Bước 3: Tại Settings Time Language, chọn Language; sau đó nhấn chọn add language.
- Bước 4: Gõ Chinese để tìm kiếm tiếng Trung Quốc.
- Bước 5: Chọn Handwriting và nhấn install.
Xem thêm:
Bảng chữ cái kanji
Bảng chữ cái tiếng pháp
Bảng chữ cái tiếng tây ban nha
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bảng chữ cái tiếng Trung đầy đủ nhất hiện nay tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://reviewedu.net/bang-chu-cai-tieng-trung-day-du-nhat-hien-nay