Bạn đang xem bài viết Bảng âm vần Tiếng Việt theo chương trình GDCN và cách đánh vần mới tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bảng âm vần Tiếng Việt là một trong những khái niệm quan trọng của chương trình Giáo dục và Đào tạo hiện đại. Đây là cơ sở để học sinh có thể học, đọc và viết được tiếng Việt một cách chính xác, giúp truyền tải thông tin đầy đủ và chính xác. Tuy nhiên, việc áp dụng cách đánh vần mới của chương trình GDCN đôi khi gây khó khăn cho các giáo viên và học sinh. Chính vì vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Bảng âm vần Tiếng Việt theo chương trình GDCN và các cách đánh vần mới.
Chương trình giáo dục Tiếng Việt gần đây có sự thay đổi lớn, theo đó thì chương trình Giáo Dục Công Nghệ sẽ dạy các bé lớp 1 cách đánh vần hoàn toàn mới. Điều này sẽ khiến cho các vị phụ huynh gặp đôi chút bỡ ngỡ và không biết phải dạy con mình thế nào. Tuy nhiên, được biết, đây là cách đánh vần tiếng Việt theo Cải cách Giáo dục, hiện cách đánh vần này đang được áp dụng, triển khai ở 49 tỉnh thành trên cả nước. Để chuẩn bị hành trang vững chắc cho các bé chuẩn bị vào lớp 1, ngoài chuẩn bị tâm lý, các bậc phụ huynh cần rèn luyện cho các bé kỹ năng kỹ năng đọc, cách đánh vần cơ bản, nét vẽ cơ bản để các em tự tin bước vào lớp 1. Bài viết sau đây của Pgdphurieng.edu.vn.vn sẽ gửi đến các bạn bảng âm vần theo chương trình GDCN và VNEN là tài liệu cực kỳ hữu ích cho các bậc phụ huynh dạy trẻ đánh vần tiếng Việt tại nhà, phù hợp cho cả các bé chuẩn bị vào lớp 1 và học sinh lớp 1. Đây chính là nền tảng, bước khởi đầu khá quan trọng để các bé làm quen với Tiếng Việt.
1. CÁCH ĐÁNH VẦN THEO BỘ SÁCH CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC
Trong Công nghệ Giáo dục, cần phân biệt rõ Âm và Chữ:
– Âm là Vật thật, là âm thanh. – Chữ là Vật thay thế, dùng để ghi lại, cố định lại âm. Theo đó, không phải lúc nào cũng có sự tương ứng 1:1 giữa âm và chữ. – Thông thường, 1 âm được ghi lại bằng 1 chữ cái (a, b, d, đ, e, 1, m,…)
Lưu ý: Theo quan điểm của Công nghệ Giáo dục, 1 âm ghi lại bằng 1 | chữ nghĩa là các chữ ghi âm có vai trò như nhau. Do đó, 1 âm /chờ được ghi lại bằng 1 chữ ch (chữ : chờ) chứ không phải là được ghép lại từ 2 chữ c và h.
– Có những trường hợp 1 âm không phải chỉ được ghi lại bằng 1 chữ mà có thể là 2, 3, 4 chữ, do đó, cần có căn cứ là Luật chính tả.
Ví dụ: Âm /ngờ được ghi bằng 2 chữ :ng và ngh (ngờ kép)
Âm /cờ/ được ghi bằng 3 chữ : c (cờ), k (ca) và q (cu) Âm /ia được ghi bằng 4 chữ: iễ, ia, yế, ya
Nguyên tắc đánh vần trong Công nghệ Giáo dục
– Đánh vần theo Âm, không đánh vần theo Chữ
Ví dụ: ca : /cờ/ – /a/ – ca/
ke : /cờl – /e/ – /ke/
quê : /cờ/ – /uê/ – /quê/
Do đánh vần theo âm nên khi viết phải viết theo Luật chính tả : Âm /cờ/ đứng trước âm /e, lê, i/ phải viết bằng chữ k (ca). Âm /cờ đứng trước âm đệm phải viết bằng chữ q (cu), âm đệm viết bằng chữ u
– Đánh vần theo cơ chế 2 bước :
+ Bước 1: Đánh vần tiếng thanh ngang (Khi đánh vần tiếng thanh ngang, tách ra phần đầu / phần vần)
Ví dụ: ba : /bờ/ – /a/ – /ba/
+ Bước 2: Đánh vần tiếng có thanh (Khi đánh vần tiếng có thanh khác thanh ngang tạm thời tách thanh ra, để lại thanh ngang)
Ví dụ: bà: /bal – huyền – bà Học sinh chỉ học tiếng có thanh khi đã đọc trơn được tiếng thanh ngang.
Lưu ý: Công nghệ Giáo dục còn hướng dẫn học sinh, khi chưa đọc được tiếng có thanh thì có các bước để đánh vần lại:
Cách 1.
– Dùng tay che dấu thanh để học sinh đọc được tiếng thanh ngang /ba/. Sau đó trả lại dấu thanh để đánh vần /ba/ – huyền – bà.
– Nếu che dấu thanh mà học sinh chưa đọc được ngay tiếng thanh ngang thì che tiếp phần vần, để học sinh nhận ra phụ âm /b/. Bỏ dấu che nguyên âm /a/ để nhận ra nguyên âm /a/ và đánh vần bờ – a – ba → ba – huyền – bà.
Cách 2.
Đưa tiếng bày vào mô hình phân tích tiếng:
Học sinh phân tích rồi đọc cả tiếng thanh ngang, sau đó thêm thanh vào để được tiếng có thanh: /ba/ – huyền – bà.
Nếu các em vẫn lúng túng với tiếng thanh ngang thì phân tích tiếp tiếng thanh ngang: bờ – a – ba. Cho trẻ làm và xóa dần từ dưới lên để cuối cùng có tiếng /bà.
Một số ví dụ cụ thể
Trong tiếng Việt, tiếng gồm có 3 phần: phần đầu – phần vần – phần thanh.
Phần vần gồm các Âm giữ các vai trò: Âm đệm – Âm chính – Âm cuối. Học sinh học theo Công nghệ Giáo dục sẽ được học 4 kiểu vần:
– Vần chỉ có âm chính, ví dụ: ba, chè,…
– Vần có âm đệm và âm chính, ví dụ: hoa, quế,…
– Vần có âm chính và âm cuối, ví dụ: lan, sáng,…
– Vần có đủ âm đệm – âm chính – âm cuối, ví dụ: quên, hoàng,…
Từ các kiểu vần này, có thể tạo nên được rất nhiều loại Tiếng khác nhau.
VD1. Tiếng chỉ có âm chính: y
ý: /y/ – sắc – /ý/
VD2. Tiếng có âm đầu và âm chính:
Che: /chờ/ – /e/ – /che/
Chẻ: /che/ – hỏi – /che/
VD3. Tiếng có âm đệm – âm chính:
Uy:/u/ – /y/ – /uy/
Uỷ :/uy/ – hỏi – /uỷ/
VD4. Tiếng có âm đầu – âm đệm – âm chính:
Hoa : /hờ/ – /oa/ – /hoa/
Quy /cờ/ – /uy/ – /quy/
Quý :/quy/ – sắc – /quý/
VD5. Tiếng có âm chính – âm cuối:
Em: /e/ – /mờ/ – /em/
Yên: /ia/ – /nờ/ – /yên/
Yến: /yên/ – /sắc/ – /yến/
VD6. Tiếng có âm đầu – âm chính – âm cuối:
Sang :/sờ/ – /ang/ – /sang/
Sáng: /sang/ – sắc – /sáng/
Mát : /mát/ – sắc – /mát/
VD7. Tiếng có âm đệm – âm chính – âm cuối:
Oan: /o/ – /an/ – /oan/
Uyên: /u/ – /iên/ – /uyên/
Uyển: /uyên/ – hỏi – /uyển/
VD8. Tiếng có đủ âm đầu – âm đệm – âm chính – âm cuối:
Quang: /cờ – /oang/ – /quang/
Quảng: /quang/ – hỏi – /quảng/
2. BẢNG ÂM VẦN THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CÔNG NGHỆ
– Các chữ đọc như cũ: a, ă, â, b, ch, e, ê, g, h, i, kh, l, m, n, ng, ngh, nh, o, ô, ơ, ph, s, t, th, u, ư, v, x, y
– Các chữ đọc là “dờ” nhưng phát âm có phần khác nhau: gi; r; d
– Các chữ đều đọc là “cờ”: c; k; q
Vần |
Cách đọc |
Vần |
Cách đọc |
gì |
gì – gi huyền gì |
uôm |
uôm – ua – m – uôm |
iê, yê, ya |
đều đọc là ia |
uôt |
uôt – ua – t – uôt |
uô |
đọc là ua |
uôc |
uôc – ua – c – uôc |
ươ |
đọc là ưa |
uông |
uông – ua – ng – uông |
iêu |
iêu – ia – u – iêu |
ươi |
ươi – ưa – i – ươi |
yêu |
yêu – ia – u – yêu |
ươn |
ươn – ưa – n – ươn |
iên |
iên – ia – n – iên |
ương |
ương – ưa – ng – ương |
yên |
yên – ia – n – yên |
ươm |
ươm – ưa – m – ươm |
iêt |
iêt – ia – t – iêt |
ươc |
ươc – ưa – c – ươc |
iêc |
iêc – ia – c – iêc |
ươp |
ươp – ưa – p – ươp |
iêp |
iêp – ia – p – iêp |
oai |
oai – o- ai- oai |
yêm |
yêm – ia – m – yêm |
oay |
oay – o – ay – oay |
iêng |
iêng – ia – ng – iêng |
oan |
oan – o – an – oan |
uôi |
uôi – ua – i – uôi |
oăn |
oăn – o – ăn – oăn |
uôn |
uôn – ua – n – uôn |
oang |
oang – o – ang – oang |
uyên |
uyên – u – yên – uyên |
oăng |
oăng – o – ăng – oăng |
uych |
uych – u – ych – uych |
oanh |
oanh – o – anh – oanh |
uynh |
uynh – u – ynh – uynh |
oach |
oach – o – ach – oach |
uyêt |
uyêt – u – yêt – uyêt |
oat |
oat – o – at – oat |
uya |
uya – u – ya – uya |
oăt |
oăt – o – ăt – oăt |
uyt |
uyt – u – yt – uyt |
uân |
uân – u – ân – uân |
oi |
oi – o – i – oi |
uât |
uât – u – ât – uât |
Các âm vẫn phát âm như cũ bao gồm:
i, ai, ôi, ơi, ui, ưi, ay, ây, eo, ao, au, âu, iu, êu, ưu, on, an, ăn, ân, ơn, ưn, ôn, in, un, om, am ăm, âm, ôm, ơm, êm, em, im, um, ot, at, ăt, ât, ôt, ơt, et, êt, ut, ưt, it.
Một Số Tiếng Đọc Khác Cách Đọc Cũ
Tiếng |
Cách đọc |
Ghi chú |
dơ |
dơ – dờ – ơ – dơ |
Đọc nhẹ |
giơ |
giơ – giờ – ơ – giờ |
Đọc nặng hơn một chút |
giờ |
giờ – giơ – huyền – giờ |
|
rô |
rô – rờ – ô – rô |
Đọc rung lưỡi |
kinh |
cờ – inh – kinh |
Luật chính tả: âm “cờ” đứng trước i viết bằng chữ “ca” |
quynh |
Quynh – cờ – uynh – quynh |
Luật chính tả: âm “cờ” đứng trước âm đệm phải viết bằng chữ “cu” và âm đệm viết bằng chữ u. |
qua |
Qua – cờ – oa – qua |
Luật chính tả: như trên |
Lưu Ý: Bảng chữ cái dưới đây là tên âm để dạy học sinh lớp 1, còn khi đọc tên của 29 chữ cái thì vẫn đọc như cũ.
Chữ cái |
Tên chữ cái |
Chữ cái |
Tên chữ cái |
a |
a |
n |
en – nờ |
ă |
á |
o |
o |
â |
ớ |
ô |
ô |
b |
bê |
ơ |
ơ |
c |
xê |
p |
pê |
d |
dê |
q |
quy |
đ |
đê |
r |
e – rờ |
e |
e |
s |
ét – sì |
ê |
ê |
t |
tê |
g |
giê |
u |
u |
h |
hát |
ư |
ư |
i |
i |
v |
vê |
k |
ca |
x |
ích – xì |
l |
e – lờ |
y |
y – dài |
m |
em – mờ |
Tiếng |
Cách đọc |
Ghi chú |
Dơ |
Dờ – ơ – dơ |
|
Giơ |
Giờ – ơ – dơ |
Đọc là “dờ” nhưng có tiếng gió. |
Giờ |
Giơ – huyền – giờ |
Đọc là “dờ” nhưng có tiếng gió. |
Rô |
Rờ – ô – rô |
|
Kinh |
Cờ – inh – kinh |
|
Quynh |
Cờ – uynh – quynh |
|
Qua |
Cờ – oa – qua |
|
Quê |
Cờ – uê – quê |
|
Quyết |
Cờ – uyêt – quyêt Quyêt – sắc quyết |
|
Bà |
Bờ – a ba, Ba – huyền – bà |
|
Mướp |
ưa – p – ươp mờ – ươp – mươp Mươp – sắc – mướp |
(Nếu các con chưa biết đánh vần ươp thì mới phải đánh vần từ ưa – p – ươp) |
Bướm |
ưa – m – ươm bờ – ươm – bươm Bươm – sắc – bướm |
|
Bướng |
bờ – ương – bương Bương – sắc – bướng |
|
Khoai |
Khờ – oai – khoai |
|
Khoái |
Khờ – oai – khoai Khoai – sắc – khoái |
|
Thuốc |
Ua – cờ- uốc thờ – uôc – thuôc Thuôc – sắc – thuốc |
|
Mười |
Ưa – i – ươi-mờ – ươi – mươi Mươi – huyền – mười |
|
Buồm |
Ua – mờ – uôm – bờ – uôm – buôm Buôm – huyền – buồm. |
|
Buộc |
Ua – cờ – uôc bờ – uôc – buôc Buôc – nặng – buộc |
|
Suốt |
Ua – tờ – uôt – suôt Suôt – sắc – suốt |
|
Quần |
U – ân – uân cờ – uân – quân Quân – huyền – quần. |
|
Tiệc |
Ia – cờ – iêc – tờ – iêc – tiêc Tiêc – nặng – tiệc. |
|
Thiệp |
Ia – pờ – iêp thờ – iêp – thiêp Thiêp – nặng – thiệp |
|
Buồn |
Ua – nờ – uôn – buôn Buôn – huyền – buồn. |
|
Bưởi |
Ưa – i – ươi – bươi Bươi – hỏi – bưởi. |
|
Chuối |
Ua – i – uôi – chuôi Chuôi – sắc – chuối. |
|
Chiềng |
Ia – ngờ – iêng – chiêng Chiêng – huyền – chiềng. |
|
Giềng |
Ia – ngờ – iêng – giêng Giêng – huyền – giềng |
Đọc gi là “dờ” nhưng có tiếng gió |
Huấn |
U – ân – uân – huân Huân – sắc – huấn. |
|
Quắt |
o – ăt – oăt – cờ – oăt – quăt. Quăt – sắc – quắt |
|
Huỳnh |
u – ynh – uynh – huynh huynh – huyền – huỳnh |
|
Xoắn |
O – ăn – oăn – xoăn Xoăn – sắc – xoắn |
|
Thuyền |
U – yên – uyên – thuyên Thuyên – huyền – thuyền. |
|
Quăng |
O – ăn – oăng – cờ – oăng – quăng. |
|
Chiếp |
ia – p – iêp – chiêp Chiêm – sắc – chiếp |
|
Huỵch |
u – ych – uych – huych huych – nặng – huỵch. |
|
Xiếc |
ia – c – iêc – xiêc xiêc – sắc – xiếc |
3. BẢNG ÂM VẦN THEO CHƯƠNG TRÌNH VNEN
– Các âm giữ nguyên cách đọc như cũ: a, ă, â, b, ch, e, ê, g, h, I, kh, I, m, n, ng, ngh, nh, o, ô, ơ, ph, s, t, th, u, ư, v, x, y
– Các âm đọc là “dờ” nhưng cách phát âm khác nhau: gi; r; d
– Các âm đọc là “cờ: c; k; q
Vần |
Cách đọc |
Vần |
Cách đọc |
gì |
gì – gi huyền gì |
uôm |
uôm – ua – m – uôm |
iê, yê, ya |
đều đọc là ia |
uôt |
uôt – ua – t – uôt |
uô |
đọc là ua |
uôc |
uôc – ua – c – uôc |
ươ |
đọc là ưa |
uông |
uông – ua – ng – uông |
iêu |
iêu – ia – u – iêu |
ươi |
ươi – ưa – i – ươi |
yêu |
yêu – ia – u – yêu |
ươn |
ươn – ưa – n – ươn |
iên |
iên – ia – n – iên |
ương |
ương – ưa – ng – ương |
yên |
yên – ia – n – yên |
ươm |
ươm – ưa – m – ươm |
iêt |
iêt – ia – t – iêt |
ươc |
ươc – ưa – c – ươc |
iêc |
iêc – ia – c – iêc |
ươp |
ươp – ưa – p – ươp |
iêp |
iêp – ia – p – iêp |
oai |
oai – o- ai- oai |
yêm |
yêm – ia – m – yêm |
oay |
oay – o – ay – oay |
iêng |
iêng – ia – ng – iêng |
oan |
oan – o – an – oan |
uôi |
uôi – ua – I – uôi |
oăn |
oăn – o – ăn – oăn |
uôn |
uôn – ua – n – uôn |
oang |
oang – o – ang – oang |
uyên |
uyên – u – yên – uyên |
oăng |
oăng – o – ăng – oăng |
uych |
uych – u – ych – uych |
oanh |
oanh – o – anh – oanh |
uynh |
uynh – u – ynh – uynh |
oach |
oach – o – ach – oach |
uyêt |
uyêt – u – yêt – uyêt |
oat |
oat – o – at – oat |
uya |
uya – u – ya – uya |
oăt |
oăt – o – ăt – oăt |
uyt |
uyt – u – yt – uyt |
uân |
uân – u – ân – uân |
oi |
oi – o – I – oi |
uât |
uât – u – ât – uât |
Các âm vẫn giữ cách phát âm như cũ bao gồm:
oi, ai, ôi, ơi, ui, ưi, ay, ây, eo, ao, au, âu, iu, êu, ưu, on, an, ăn, ân, ơn, ưn, ôn, in, un, om, am, ăm, âm, ôm, ơm, êm, e, im, um, ot, at, ăt, ât, ôt, ơt, et, êt, ut, ưt, it.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
Tổng kết lại, bảng âm vần Tiếng Việt theo chương trình GDCN và cách đánh vần mới đã được đưa vào sử dụng từ năm 2005 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tiếp cận và sử dụng tiếng Việt một cách hiệu quả hơn trong quá trình học tập và giao tiếp. Bảng âm vần mới đã giúp gọi tên chính xác các âm tiết của từng chữ, giúp cho việc đọc và viết tiếng Việt dễ dàng hơn. Ngoài ra, cách đánh vần mới cũng giúp học sinh học được cách tạo thành các từ và câu chính xác hơn. Tuy nhiên, việc thực hiện cách đánh vần mới cần sự cố gắng và thực hành nhiều để thuần thục. Vậy nên, việc học đánh vần theo bảng âm vần mới là rất quan trọng và có ý nghĩa trong việc gìn giữ và phát triển tiếng Việt của chúng ta.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bảng âm vần Tiếng Việt theo chương trình GDCN và cách đánh vần mới tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://thuthuatphanmem.vn/cach-danh-van-tieng-viet-theo-chuong-trinh-moi-bang-am-van-theo-chuong-trinh-gdcn/
Từ Khoá Tìm Kiếm Liên Quan:
1. Bảng âm vần Tiếng Việt
2. Cách đánh vần mới theo chương trình GDCN
3. Tiếng Việt đơn giản hóa
4. Quy tắc đánh vần mới
5. Tổ hợp âm vần
6. Bảng phụ âm, nguyên âm
7. Phân loại âm vần
8. Luyện tập đánh vần
9. Điểm bảng âm vần
10. Độ khó của bảng âm vần mới.