Bản kiểm điểm đảng viên sinh con thứ 3 là biểu mẫu được cá nhân đảng viên lập ra và gửi lên cơ quan có thẩm quyền về việc nhận lỗi kiểm điểm vi phạm chính sách kế hoạch hóa gia đình. Nội dung trong mẫu bản kiểm điểm sinh con thứ 3 bao gồm các thông tin cơ bản như: thông tin chi tiết đảng viên, ngày vào đảng, lý do viết bản kiểm điểm, hình thức xử phạt.
Trước đây khi thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình nhà nước có chủ trương cấm sinh con thứ 3 đối với công nhân viên chức. Tuy nhiên, Nghị định 112/2020 NĐ-CP do Chính Phủ ban hành đã không đề cập gì đến việc xử lý việc sinh con thứ ba nữa. Có nghĩa là pháp luật hiện tại không cấm việc sinh con thứ 3 đối với cán bộ, công chức, viên chức. Tuy nhiên, hình thức xử lý cụ thể cho mỗi cán bộ, công chức, viên chức vi phạm được thực hiện theo quy định trong nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị đó đề ra. Vậy sau đây là 2 bản kiểm điểm sinh con thứ 3, mời các bạn cùng tham khảo nhé.
Bản kiểm điểm sinh con thứ 3 – Mẫu 1
ĐẢNG BỘ………………….. Chi bộ: ……………………. |
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM |
Họ và tên: ……………………………………………………………………………………………..
Ngày sinh:……………………………………………………………………………………………….
Đơn vị công tác:………………………………………………………………………………………..
Ngày vào Đảng: …………………………………………. Ngày chính thức:………………….
Nay tôi tự kiểm bản thân với những sự việc xảy ra như sau:
– Hiện nay tôi đã vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình: sinh con thứ 3.
Nguyên nhân sai phạm:
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
– Về hình thức xử phạt đối với trường hợp sinh con thứ 3 tại Điều 5 Quy chế xử lý kỷ luật công chức, viên chức Bộ tài chính vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình (được ban hành kèm theo Quyết định số 1531/QĐ-BTC ngày 23/06/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) hình thức kỷ luật như sau:
– Hình thức kỷ luật “Khiển trách”: áp dụng đối với các công chức, viên chức sinh con thứ 3.
– Với quy chế xử lý kỷ luật đã được ban hành, bản thân tôi tự nhận hình thức kỷ luật: Khiển trách.
Tôi xin hứa sẽ không tái phạm vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình đã được quy định.
…………, ngày … tháng … năm ………. Người viết kiểm điểm |
Bản kiểm điểm sinh con thứ 3 – Mẫu 2
ĐẢNG BỘ………………….. Chi bộ: ……………………. |
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM |
BẢN TỰ KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN
Họ và tên: …………………………………………………………………………………………………
Ngày sinh:………………………………………………………………………………………………….
Đơn vị công tác:…………………………………………………………………………………………
Ngày vào Đảng: …………………………………………. Ngày chính thức:………………….
Nay tôi tự kiểm bản thân với những sự việc xảy ra như sau:
– Hiện nay tôi đã vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình: sinh con thứ 3.
– Nguyên nhân sai phạm: Tôi đã thực hiện kế hoạch hóa gia đình bằng biện pháp đặt vòng thế nhưng vẫn mang thai ngoài ý muốn. Vì lý do sức khỏe không bảo đảm, ảnh hưởng đến tính mạng nên tôi không thể thực hiện biện pháp phá thai. Vì thế tôi đã sinh con thứ 3.
– Về hình thức xử phạt đối với trường hợp sinh con thứ 3 tại Điều 5 Quy chế xử lý kỷ luật công chức, viên chức Bộ tài chính vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình (được ban hành kèm theo Quyết định số 1531/QĐ-BTC ngày 23/06/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) hình thức kỷ luật như sau:
– Hình thức kỷ luật “Khiển trách”: áp dụng đối với các công chức, viên chức sinh con thứ 3.
– Với quy chế xử lý kỷ luật đã được ban hành, bản thân tôi tự nhận hình thức kỷ luật: Khiển trách.
Tôi xin hứa sẽ không tái phạm vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình đã được quy định.
…………, ngày … tháng … năm ………. Người viết kiểm điểm |
Đảng viên sinh con thứ 3 bị kỷ luật như thế nào?
Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 của Bộ Chính trị quy định khá cụ thể về các hình thức xử lý kỷ luật đối với Đảng viên sinh từ 03 con trở lên. Cụ thể:
- Sinh con thứ 3: Bị khiển trách
- Sinh con thứ 3 gây hậu quả nghiêm trọng hoặc sinh con thứ 4: Bị cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ)
- Sinh con thứ 3, thứ 4 gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc sinh con thứ 5 trở lên: Bị khai trừ ra khỏi Đảng.
Ngoài ra, trường hợp gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm cố tình sinh thêm con cũng bị hình thức xử lý kỷ luật cao nhất là khai trừ ra khỏi Đảng.
Các trường hợp nào Đảng viên được sinh con thứ 3
Căn cứ theo Hướng dẫn số 04-HD/UBKTTW ngày 22/03/2018 do Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Quốc Vượng ký đề cập tới vi phạm quy định về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình thì có 07 trường hợp sinh con thứ 3 không bị coi là vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
Theo đó, trường hợp không vi phạm về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, gồm:
– Trong trường hợp vợ chồng hay một trong hai là người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân theo công bố của cơ quan chức năng thì được phép sinh con thứ ba.
- Đúng với chủ trương của Đảng, dân số là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế xã hội, nhưng hiện nay việc tỉ lệ tử cao hơn tỉ lệ sinh dẫn tới dân số già hóa sẽ làm mất đi các nguồn lực để phát triển địa phương.
- Do đó đối với các chính sách kế hoạch hóa gia đình đối với Đảng viên cũng sẽ được nới lỏng hơn.
- Đảng là người dân tộc thì sẽ được phép sinh con thứ ba, để góp phần duy trì nòi giống, tái tạo nguồn lao động, là động lực phát triển kinh tế xã hội vì vậy không cần tiến hành làm mẫu kiểm điểm đảng viên sinh con thứ 3
– Trong trường hợp vợ chồng sinh ba con trở lên ở lần sinh con đầu tiên; vợ chồng đã có một con đẻ mà sinh hai con trở lên ở một lần sinh; cặp vợ chồng sinh con lần thứ ba trở lên nhưng tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
- Đây là nhóm trường hợp được phép sinh con thứ ba nhưng không xử lý kỷ luật. Vì tuy Đảng viên là những người công dân gương mẫu, luôn đi đầu trong việc chấp hành các đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước nhưng đảng viên cũng là một công dân được quyền thực hiện các thiên chức làm cha, làm mẹ vì vậy sé không tiến hành lập biên bản họp kiểm điểm sinh con thứ 3
- Đối với các trường hợp không thuộc trường hợp được phép sinh con thứ ba khác thì khi vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định.
- Tuy nhiên vì trường hợp này, không thuộc về vấn đề ý chí của người vi phạm, nó thuộc về mặt sức khỏe tự nhiên của người mang thai, mà pháp luật không thể nào can thiệp được.
- Do đó, khi cặp vợ chồng sinh con ở các trường hợp trên sẽ bị loại trừ áp dụng kỷ luật, không phải tiến hành làm bản kiểm điểm giáo viên sinh con thứ 3
– Trong trường hợp vợ chồng đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền đã được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác nhận.
- Theo quan niệm văn hóa của người Việt Nam sinh con là vấn đề vô cùng quan trọng của mỗi cặp vợ chồng, với mục đích duy trì nòi giống, tái tạo thế hệ mới.
- Tuy nhiên trong quá trình đó, không phải gia đình nào cũng may mắn sinh con ra lớn lên và khỏe mạnh, nuôi dưỡng và giáo dục con đến tuổi trưởng thành.
- Những trường hợp sinh con ra ngoài ý muốn bị dị tật hoặc các bệnh hiểm nghèo không thể thực hiện vai trò duy trì nòi giống và thực hiện trách nhiệm phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ khi về già theo quan niệm truyền thống của Việt Nam.
- Quy định về những trường hợp này chính sách của Đảng nới lỏng hơn cho các cặp vợ chồng để có thể sinh thêm một con nữa, và trường hợp sinh con thứ ba này sẽ không bị xử lý kỷ luật và không phải làm mẫu bản kiểm điểm đảng viên sinh con thứ 3
– Trong trường hợp vợ chồng đã từng kết hôn thì quy định về kế hoạch hóa dân số cũng có những điểm lưu ý như sau:
- Nếu một trong hai vợ chồng đó đã có con riêng thì được sinh thêm một con hoặc hai con; nếu cả hai người đều đã có con riêng chỉ được sinh thêm một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.
- Như vậy, nhằm đảm bảo mong muốn nguyện vọng của vợ chồng trong cuộc hôn nhân hiện tại về vấn đề con cái, quy định này vẫn đảm bảo việc sinh thêm con khi vợ chồng tái hôn.
- Tuy nhiên quy định này không áp dụng cho trường họp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống sẽ không phải làm bản tự kiểm điểm đảng viên sinh con thứ 3
Khi nào Đảng viên sinh con thứ 3 được kết nạp lại vào Đảng?
Hiện nay, điều kiện kết nạp lại Đảng viên sinh con từ thứ 3 trở lên có phần thay đổi hơn trước. Cụ thể, theo Điều 4 của Quy định 05/QĐ-TW, các điều kiện này như sau:
- Có thời gian phấn đấu ít nhất 24 tháng đối với trường hợp sinh con thứ 3, 36 tháng với sinh con thứ 4 (trước đây là 60 tháng);
- Là người uy tín trong cơ quan, đơn vị, cộng đồng, dân cư, được cấp ủy nơi công tác và nơi cư trú, các tổ chức đoàn thể mà mình là thành viên đánh giá cao.
- Có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Điều lệ Đảng, các quy định, hướng dẫn của Trung ương và yêu cầu thực tế của công tác xây dựng Đảng của địa phương, đơn vị.
4. Cán bộ, viên chức vi phạm sinh con thứ 3 có bị hạ phân loại thành tích không?
Căn cứ theo quy định của Luật Viên chức thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm tổ chức việc đánh giá viên chức thuộc thẩm quyền quản lý; hằng năm, căn cứ vào nội dung đánh giá viên chức được phân thành các loại: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ – Điều 42, 43 Luật viên chức năm 2010.
Điều 41 Luật Viên chức quy định về nội dung đánh giá viên chức:
“1. Việc đánh giá viên chức được xem xét theo các nội dung sau:
a) Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết;
b) Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp;
c) Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức;
d) Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức.
2. Việc đánh giá viên chức quản lý được xem xét theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này và các nội dung sau:
a) Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ;
b) Kết quả hoạt động của đơn vị được giao quản lý, phụ trách.
3. Việc đánh giá viên chức được thực hiện hàng năm; khi kết thúc thời gian tập sự; trước khi ký tiếp hợp đồng làm việc; thay đổi vị trí việc làm; xét khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch, đào tạo, bồi đường.”
Do vậy, mỗi năm, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp phải căn cứ vào các chỉ tiêu đánh giá viên chức để xếp loại, đánh giá viên chức đó. Việc viên chức đó sinh con thứ 3 không làm ảnh hưởng đến vấn đề đánh giá hoàn thành nhiệm vụ hay không?
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bản kiểm điểm đảng viên sinh con thứ 3 (2 Mẫu) Bản kiểm điểm sinh con thứ 3 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.