Bạn đang xem bài viết Bạn có biết vì sao người ta gọi là bánh bông lan, bánh trung thu, bánh bò không? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Việt Nam chúng ta cũng được xem là một trong những quốc gia có văn hoá ẩm thực khá phong phú và đa dạng. Đặc biệt là về các món bánh, từng loại bánh sẽ mang màu sắc, cách chế biến cũng như là tên gọi khác nhau. Vậy mỗi loại bánh có tên gọi cụ thể là gì? Có phải xuất phát từ hình dáng, cách làm hay vì một lý do nào khác từ một địa phương đó?
Dưới đây là một số giải thích về tên gọi của một số loại bánh quen thuộc mà bạn đã từng ăn qua:
Bánh xèo
Bánh xèo là một món ăn tiêu biểu đặc trưng của miền Nam, tuy nhiên ở khu vực khác cũng có món bánh này nhưng khác về nguyên liệu cũng như kích thước của chiếc bánh. Bánh xèo có màu vàng ươm bên trong trong là một lớp nhân làm từ thịt hoặc tôm,… sẽ được gói kèm với các loại rau và chấm cùng nước mắm chua ngọt hấp dẫn. Sỡ dĩ có cái tên bánh này là vì khi người làm bánh rót bột vào chảo dầu nóng thì sẽ phát ra âm thanh “ xèo xèo” nên họ lấy đặc điểm này đặt tên cho bánh.
- Cách làm bánh xèo miền Tây với gói bột pha sẵn thơm béo, giòn lâu
- Bánh xèo sẽ giòn lâu hơn khi bạn áp dụng bí quyết này đấy
Bánh bò
Bánh bò là một loại bánh khá quen thuộc với chúng ta, bánh có nhiều hình dáng và màu sắc khác nhau và đều có chung hương vị ngọt ngọt. Thế nhưng bánh chỉ được làm từ bột, cũng không có chân vậy sao gọi tên là bánh bò?
Sở dĩ bánh có tên như vậy là do có nhiều người làm bánh đã thống nhất và đồng tình vì khi ủ bột làm bánh thì bột sẽ nở và “bò” lên vành tô nên bánh mới được đặt tên là “ bánh bò”.
- Cách làm bánh bò rễ tre chuẩn vị miền Tây bằng gói bột pha sẵn, đảm bảo ngon hơn ngoài hàng
Bánh bông lan
Bánh bông lan cũng không phải là loại bánh xa lạ với người Việt chúng ta, không những vậy nhạc sĩ còn sáng tác một bài hát tân cổ mang tên “Bánh bông lan” được các nghệ sĩ nổi tiếng thể hiện và lượng khán giả yêu thích cũng khá nhiều.
Bánh bông lan có nguồn gốc từ Pháp, bánh được làm bằng bột mì, bột nở và trứng,… kết hợp với một hương vị vani, hương vị này được chiết xuất từ hương của một loại hoa phong lan và tiếng Pháp là Orchid dịch tiếng Việt có nghĩa là bông lan nên tên bánh bắt nguồn từ đó. Tuy nhiên, tại sao không gọi là bánh hoa lan mà là bông lan? Chính là vì đại đa số người Việt thích dùng từ bông thay cho từ hoa.
- Cách làm bánh bông lan bằng bột làm bánh bông lan Mikko
- Bạn đã biết phân biệt các loại bánh bông lan?
Bánh trung thu
Tết trung thu được xem là một ngày tết lớn thứ 2 trong năm sau Tết nguyên đán. Ngày này, mọi người sẽ được vui chơi, cùng nhau ngắm trăng sáng, trẻ em vui đùa với những chiếc đèn lồng và một loại bánh không thể thiếu để thưởng thức, để kính tặng người thân,… đó chính là bánh trung thu. Bánh được sử dụng trong ngày Tết trung thu nên được gọi là bánh trung thu từ đó.
- Bánh trung thu có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào?
Bánh bao
Bánh bao là một món ăn phổ biến trên toàn đất nước Việt Nam. Người ta thường dùng bánh bao để ăn sáng hoặc ăn xế, lót dạ. Từng chiếc bánh bao trắng phau nhỏ bé xinh xắn cùng lớp vỏ bánh béo thơm bên ngoài, bên trong là nhân thịt và trứng cút là đã đủ lót dạ cho một ngày làm việc năng động.
Hiện vẫn chưa có tài liệu chính xác vì sao lại có tên gọi bánh bao. Tuy nhiên có thể nhận ra rằng, bánh bao trong tiếng Trung Quốc là 包子 (phiên âm là bāozi), nên có thể người Việt đã gọi tên bánh bao theo phiên âm của tiếng Trung Quốc.
Cũng có một số tài liệu nói rằng “màn thầu” mới là tên gốc của món bánh bao. Tuy nhiên trong quá trình tìm hiểu thì màn thầu dùng để chỉ những chiếc bánh bao ngọt, còn bánh bao nhân mặn, nhân thịt thì sẽ gọi là bāozi.
- Cách làm bánh bao bằng bột bánh bao Mikko trộn sẵn
- Cách làm bánh bao nhân thịt thơm ngon bằng bột mì
Bánh cống
Đây là loại bánh đặc sản của người dân Khmer vùng Nam Bộ. Sở dĩ có tên gọi “bánh cống” như vậy là khuôn bánh có hình dạng giống như một chiếc cống – một dụng cụ dùng để đong chất lỏng của những người bán tạp hoá thời trước.
- Cách làm bánh cống Sóc Trăng giòn rụm, ngon như ngoài hàng
Bánh da lợn
Loại bánh quen thuộc này có cái tên hết sức ngộ nghĩnh và đáng yêu. Sở dĩ có cái tên “bánh da lợn” này là do bánh có rất nhiều lớp bột mỏng, đủ màu sắc đan xen từng lớp từng lớp rất giống da của con lợn nên dân gian thống nhất gọi bánh này bằng cái tên cực kỳ đáng yêu như vậy đó!
Tham khảo thêm: Bật mí cách làm bánh da lợn đậu xanh thơm ngon, dẻo mịn ai ăn đều mê
Bánh tằm
Bên cạnh bánh da lợn, bánh tằm cũng là một trong những món bánh dân giã của người dân xứ Nam bộ, gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ.
Sở dĩ có tên gọi bánh tằm vì hình dạng của loại bánh này thon, dài rất giống con tằm, khi ăn sẽ được phủ cơm dừa lên nhìn rất giống sợi tơ.
- Cách làm bánh tằm khoai mì dân dã, dẻo mềm thơm ngon nước cốt dừa
Bánh ít
Nguồn gốc của loại bánh ít này có liên quan đến một sự tích xưa. Truyện kể rằng con gái út của vua Hùng sau khi nếm thử hương vị của bánh chưng và bánh dày đã nảy ra sáng kiến làm ra một loại bánh mang hương vị của 2 loại bánh kia nhưng với hình dáng nhỏ hơn nhằm thể hiện sự khiêm nhường đối với người đi trước.
Từ đó, loại bánh của nàng út được phổ biến trong dân gian với bánh chưng và bánh dày. Để tỏ lòng ngợi ca nàng nên người dân đã gọi loại bánh này là “bánh nàng út ít”, sau này rút gọn thành “bánh ít” như bây giờ.
Tham khảo thêm: Cách làm bánh ít trần
Bánh gật gù
Loại bánh này là đặc sản của vùng Quảng Ninh, bánh được làm từ bột gạo và cuộn tròn lại thành cuốn dài, gần giống với bánh ướt. Bánh có tên gật gù là vì khi hình dạng bánh là cuốn dài nên thường dùng tay để ăn và bột mềm nên khi cầm lên bánh cứ gật lên gật xuống, cũng có lý giải khác là do người dùng ăn xong cứ gật đầu khen ngon nên đặt tên bánh là “gật gù” từ đó.
Bánh kẹp
Đây không phải là bánh kẹp chung với thịt hay một loại nhân nào đó mà tên gọi bánh kẹp có được là do khuôn nướng bánh giống như một chiếc kẹp, khi cho bột vào kẹp lại để nướng nên có tên gọi như vậy.
- Cách làm bánh kẹp tàn ong giòn ngon thơm phức
Bánh răng bừa
Bánh răng bừa còn có tên là bánh tẻ hoặc bánh lá tuỳ theo từng nơi khác nhau nhưng riêng người Thanh Hóa gọi là bánh răng bừa là vì hình dạng chiếc bánh giống cái răng bừa nên dùng đặc điểm này để đặt tên cho bánh. Đây là loại bánh truyền thống thường được làm vào ngày rằm, ngày giỗ, ngày Tết Nguyên đán hay những khi nhà có công việc,…
Xem ngay Cách làm bánh răng bừa (bánh tẻ) mềm thơm, công thức đơn giản, có thể trổ tài ngay tại nhà.
Trên đây là lý giải về tên gọi của một số bánh bạn thấy quen thuộc và có thể ăn từ nhỏ đến giờ mà vẫn chưa biết vì sao bánh có tên gọi như vậy. Bánh truyền thống Việt Nam không chỉ dừng lại ở các loại trên mà còn vô số bánh khác. Hãy tìm hiểu thêm bạn nhé.
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bạn có biết vì sao người ta gọi là bánh bông lan, bánh trung thu, bánh bò không? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.