Bài tập tính theo phương trình hóa học bao gồm lý thuyết, cách giải bài tập kèm theo ví dụ minh họa và một số dạng bài tập trắc nghiệm.
Các dạng bài tập tính theo phương trình hóa học lớp 8 được biên soạn theo chương trình sách giáo khoa hiện hành nhằm giúp cho các em học sinh có tài liệu tham khảo để ôn tập, củng cố kiến thức. Đồng thời vận dụng để làm những bài tập có dạng tương tự hoặc nâng cao đạt kết quả tốt. Ngoài ra các em xem thêm một số tài liệu như: Bài tập viết công thức hóa học lớp 8 , Công thức Hóa học lớp 8 , 300 câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 8.
I. Các bước tiến hành làm bài tập
– Viết phương trình hóa học.
– Chuyển đổi khối lượng chất hoặc thể tích chất khí thành số mol chất
=> Dựa vào phương trình hóa học để tìm số mol chất tham gia hoặc chất tạo thành
– Chuyển đổi số mol chất thành khối lượng (m = n . M) hoặc thể tích khí ở đktc (V = 22,4 . n)
II. Dạng 1: Bài toán tính theo phương trình phản ứng hết
Bài 1: Cho 11,2 g sắt tác dụng vừa đủ với HCl. Sau phản ứng thu được V lít khí Hiđro ở đktc.
a. Tìm V
b. Tìm khối lượng của FeCl2 tạo ra sau phản ứng
c. Tìm khối lượng của HCl
Bài 2: Cho 10 g CaCO3 vào một bình kín rồi đun nóng tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được CaO và CO2.
a. Tìm thể tích khí CO2 ở đktc
b. Tính khối lượng CaO tạo thành sau phản ứng
Bài 3: Cho 11,2 g sắt tác dụng vừa đủ với HCl. Toàn bộ lượng Hiđro sinh ra cho tác dụng vừa đủ với m (g) CuO.
a. Tìm m
b. Tìm khối lượng FeCl2
Bài 4: Đốt cháy 16,8 g Fe trong khí Oxi vừa đủ thì thu được Fe2O3. Cho toàn bộ lượng Fe2O3 tạo thành sau phản ứng này tác dụng với m (g) H2SO4.
a. Tìm thể tích khí Oxi để đốt cháy lượng sắt trên
b. Tìm m
Bài 5: Cho 32 g Oxi tác dụng vừa đủ với Magie.
a. Tìm khối lượng của Mg trong phản ứng.
b. Tìm khối lượng của Magie oxit tạo thành
Bài 6: Tính thể tích khí Oxi và Hiđro ở đktc để điều chế 900g nước
Bài 7: Đốt cháy 12 tấn Cacbon cần bao nhiêu m3 không khí. Biết rằng khí Oxi chiếm V không khí
Bài 8***: Cây xanh quang hợp theo phương trình:
6nCO2 + 5nH2O ———> (C6H10O5)n + 6nO2 (Phương trình đã được cân bằng) .
Tính khối lượng tinh bột thu được nếu bết lượng nước tiêu thụ là 5 tấn
Bài 9: Cho 11,2 g sắt tác dụng vừa đủ với HCl. Toàn bộ lượng Hiđro sinh ra cho tác dụng vừa đủ với m (g) CuO.
a. Tìm m
b. Tìm khối lượng FeCl2
Bài 10: Đốt cháy 16,8 g Fe trong khí Oxi vừa đủ thì thu được Fe2O3. Cho toàn bộ lượng Fe2O3 tạo thành sau phản ứng này tác dụng với m (g) H2SO4.
a. Tìm thể tích khí Oxi để đốt cháy lượng sắt trên
b. Tìm m
Bài 11: Cho 48 g Fe2O3 tác dụng vừa đủ với HCl.
a. Tìm khối lượng của FeCl3tạo thành
b. Tìm khối lượng của HCl
Bài 12: Cho 24 g oxi tác dụng với H2SO4 có trong dung dịch loãng.
a. Tìm thể tích khí Hiđro sinh ra (ở đktc)
b. Tìm khối lượng của H2SO4
c. Tìm khối lượng của CaSO4tạo thành sau phản ứng
Bài 13: Cho 32 g Oxi tác dụng vừa đủ với Magie.
a. Tìm khối lượng của Mg trong phản ứng.
b. Tìm khối lượng của Magie oxit tạo thành
Bài 14: Để điều chế 55,5 g CaCl2 người ta cho Ca tác dụng với HCl
a. Tìm khối lượng của Ca và HCl trong phản ứng
b. Tìm thể tích khí Hiđro sinh ra (ở đktc)
III. Dạng 2: Bài toán chất còn dư, chất hết
Bài 1: Cho 32,8 g Na3PO4 tác dụng với 51 g AgNO3. Tính khối lượng các chất còn lại sau phản ứng
Bài 2: Cho 3,2 g S tác dụng với 11,2 g Fe. Hỏi sau phản ứng hóa học trên tạo thành bao nhiêu g FeS? Tính khối lượng chất còn dư.
Bài 3: Cho 11,2 g CaO tác dụng với dung dịch có chứa 39,2 g H2SO4. Tính khối lượng các chất còn lại trong phản ứng hóa học trên (không tính khối lượng nước)
Bài 4: Đốt cháy 6,4 g lưu huỳnh bằng 11,2 lít khí O2 (đktc) thu được sản phẩm là SO2. Tính thể tích của các khí thu được sau phản ứng hóa học trên ở đktc
Bài 5: Đốt cháy 4,8 g cacbon bằng 6,72 lít khí oxi thu được sản phẩm sau phản ứng là CO2. Tìm khối lượng chaatss còn dư và thể tích khí CO2 thu được
Bài 6: Cho 20,8 g BaCl2 tác dụng với dung dịch chứa 9,8 g H2SO4. Tính khối lượng các chất thu được sau phản ứng.
Bài 7: Cho 20 g CuO tác dụng với dung dịch chứa 18,25 g HCl. Tính khối lượng các chất thu được sau phản ứng.
Bài 8: Cho V lít khí Oxi ở đktc tác dụng với 16,8 g sắt. Sau phản ứng thu được 16 g sắt (III) oxit.
a. Chứng minh rằng: Oxi phản ứng hết, sắt còn dư
b. Tính V và khối lượng sắt còn dư
Bài 9: Cho 24,8 g Na2O tác dụng với dung dịch chứa 50,4 g HNO3. Tính khối lượng các chất thu được sau phản ứng.
Bài 10: Cho 20 g MgO tác dụng với 19,6 g H3PO4. Tính khối lượng các chất thu được sau phản ứng.
Bài 11: Cho 4,8 g Magie tác dụng với HCl thì thu được 2,24 lít khí Hiđro ở đktc
a. Chứng minh rằng Mg dư còn HCl hết
b. Tìm khối lượng của Mg dư và MgCl2tạo thành sau phản ứng
Bài 12: Cho 10, 8 lít khí Cl ở đktc tác dụng với m (g) Cu. Sau phản ứng thu được 63,9 g chất rắn.
a. Chất nào phản ứng hết? Chất nào còn dư?
b. Tính m và phần trăm khối lượng các chất sau phản ứng
Bài 13: Đốt cháy 16 g lưu huỳnh thì thu được 8,96 lít khí
a. Chứng minh rằng: Lưu huỳnh dư
b. Tính thể tích oxi tham gia vào phản ứng
Bài 14: Cho 22,2 g CaCl2 tác dụng với 31,8 g Na2CO3. Tính khối lượng các chất sau khi phản ứng.
Bài 15: Cho 5,4 g nhôm tác dụng hết với HCl. Hỗn hợp thu được say phản ứng hòa tan được tiếp với m’ g Mg và thu được 2,24 lít khí H2 ở đktc. Tìm m và m’
Bài 16: Cho 8 g NaOH tác dụng với m (g) H2SO4. Sau phản ứng lượng axit còn dư tác dụng vừa đủ với 11,2 g sắt.
a. Tính m
b. Tính thể tích khí Hiđro sinh ra ở đktc
Bài 17: Cho 32 g Cu tác dụng với V lít khí Oxi. Sau phản ứng thì oxi còn dư. Lượng oxi còn dư này tác dụng vừa đủ với 11,2 g sắt. Tính V
Bài 18: Đốt cháy hoàn toàn 16 g canxi. Cho chất rắn sau phản ứng tác dụng với 18,25 g axit HCl. Tính khối lượng các chất còn lại sau phản ứng.
Bài 19: Cho 22,4 g sắt tác dụng vừa đủ với V lít khí Cl. Chất rắn sau phản ứng tác dụng tiếp với 255 g AgNO3. Tính V và khối lượng các chất thu được
Bài 20: Cho m (g) CaCO3 tác dụng với dung dịch chứa 36,5 g axit HCl. Lượng axit dư phản ứng vừa đủ với 10 g MgO. Tính m
Bài 21: Cho 3,2 g S tác dụng với 11,2 g Fe. Hỏi sau phản ứng hóa học trên tạo thành bao nhiêu g FeS? Tính khối lượng chất còn dư.
Bài 22: Đốt cháy 6,4 g lưu huỳnh bằng 11,2 lít khí O2 (đktc) thu được sản phẩm là SO2. Tính thể tích của các khí thu được sau phản ứng hóa học trên ở đktc
Bài 23: Đốt cháy 4,8 g cacbon bằng 6,72 lít khí oxi thu được sản phẩm sau phản ứng là CO2. Tìm khối lượng chất còn dư và thể tích khí CO2 thu được
Bài 24: Cho V lít khí Oxi ở đktc tác dụng với 16,8 g sắt. Sau phản ứng thu được 16 g sắt (III) oxit.
a. Chứng minh rằng: Oxi phản ứng hết, sắt còn dư
b. Tính V và khối lượng sắt còn dư
Bài 25: Cho 4,8 g Magie tác dụng với HCl thì thu được 2,24 lít khí Hiđro ở đktc
a, Chứng minh rằng Mg dư còn HCl hết
b. Tìm khối lượng của Mg dư và MgCl2 tạo thành sau phản ứng
Bài 26: Đốt cháy 16 g lưu huỳnh thì thu được 8,96 lít khí
a. Chứng minh rằng: Lưu huỳnh dư
b. Tính thể tích oxi tham gia vào phản ứng
Bài 27: Cho 32 g Cu tác dụng với V lít khí Oxi. Sau phản ứng thì oxi còn dư. Lượng oxi còn dư này tác dụng vừa đủ với 11,2 g sắt. Tính V
IV. Ví dụ minh họa tính theo phương trình hóa học
Ví dụ 1. Đốt cháy hoàn toàn 13 gam Zn trong oxi thu được ZnO.
a) Lập phương trình hóa học.
b) Tính khối lượng ZnO thu được?
c) Tính khối lượng oxi đã dùng?
Đáp án
Đốt cháy hoàn toàn 13 gam Zn trong oxi thu được ZnO
a/ Lập phương trình hóa học
2Zn + O2 2ZnO
b/Tính khối lượng ZnO thu được ?
nZn = m/M= 13/65 = 0,2 (mol)
Theo phương trình hóa học:
nZnO = nZn = 0,2 (mol)
⇒ mZnO = n.M = 0,2.81 = 16,2 (g)
c/ Tính thể tích oxi đã dùng? (đktc)
Theo phương trình hóa học:
nO2 = 12.nZn= 12.0,2 = 0,1(mol)
⇒VO2= n.22,4 = 0,1.22,4 =2,24 (l)
Ví dụ 2. Tính thể tích của oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hết 3,1 gam P. Tính khối lượng của chất tạo thành sau phản ứng.
Đáp án
Số mol P phản ứng là: nP= 3,1/31 = 0,1mol
Phương trình hóa học: 4P + 5O2 2P2O5
Tỉ lệ theo phương trình: 4 mol 5 mol 2 mol
Số mol phản ứng: 0,1 mol ? mol ? mol
Nhân chéo chia ngang ta được: nO2= 0,1.54 = 0,125 mol
=> Thể tích oxi cần dùng là: V = 22,4.n = 22,4.0,125 = 2,8 lít
nP2O5 = 0,1.2/4= 0,05 mol => mP2O5 = 7,1 gam
Ví dụ 3. Đốt cháy hoàn toàn 1,12 lít CH4. Tính thể tích oxi cần dùng và thể tích khí CO2 tạo thành (đktc).
Đáp án
Số mol khí CH4 phản ứng là: nCH4 = 1,12/22,4 = 0,05mol
Phương trình hóa học: CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
Tỉ lệ theo phương trình: 1mol 2mol 1mol 2mol
0,05 mol ?mol
Từ Phương trình hóa học, ta có: nO2 = 0,05.21 = 0,1mol
=> thể tích khí O2 cần dùng là: VO2 = 22,4.n = 22,4.0,1 = 2,24 lít
nCO2 = nCH4 = 0,05 mol => VCO2 = 0,05.22,4 = 1,12 mol
Ví dụ 4. Biết rằng 2,3 gam một kim loại R (có hoá trị I) tác dụng vừa đủ với 1,12 lit khí clo (ở đktc) theo sơ đồ p/ư:
R + Cl2 → RCl
a) Xác định tên kim loại R
b) Tính khối lượng hợp chất tạo thành
Đáp án
Số mol Cl2 cần dùng là: nCl2 = V,22,4=1,12/22,4 = 0,05 mol
Phương trình hóa học: 2R + Cl2 2RCl
Tỉ lệ theo Phương trình: 2mol 1mol 2 mol
?mol 0,05mol
Từ Phương trình hóa học, ta có: nR = 2.nCl2 = 2.0,05 = 0,1 mol
=> Khối lượng mol nguyên tử của R là:
MR= mR/nR = 2,30,1 = 23g/mol
=> R là natri (Na)
Ví dụ 5. Hòa tan hoàn toàn 6,75 gam kim loại nhôm trong dung dịch axit clohidric HCl dư. Phản ứng hóa học giữa nhôm và axit clohidric HCl được biểu diễn theo sơ đồ sau:
Al + HCl → AlCl3 + H2
a) Hãy lập phương trình hóa học của phản ứng.
b) Tính thể tích (ở đktc) của khí H2 sinh ra.
c) Tính khối lượng axit HCl đã tham gia phản ứng.
d) Tính khối lượng muối AlCl3 được tạo thành.
Đáp án
a. Phương trình hóa học
2Al + 6HCl → 2 AlCl3+ 3H2
b.
Ta có: nAl = 6,75/27 = 0,25 mol
Theo phương trình hóa học:
nH2 = 3/2.nAl = 3/2. 0,25 = 0,375 mol
⇒ VH2 = 0,375. 22,4 = 8,4 (lít).
c. Theo phương trình hóa học:
nHCl= 3.nAl = 3.0,5= 0,75 mol
⇒ mHCl = 0,75. 36,5 = 27,375 gam
d. Theo phương trình hóa học:
nAlCl3 = nAl= 0,25 mol
⇒ mAlCl3 = 0,25.133,5 = 33,375g
Ví dụ 6
Sắt tác dụng với axit clohiđric : Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.
Nếu có 2,8 g sắt tham gia phản ứng, em hãy tìm :
a) Thể tích khí hiđro thu được ở đktc.
b) Khối lượng axit clohiđric cần dùng.
Gợi ý đáp án:
Phương trình hóa học: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.
Số mol sắt tham gia phản ứng là:
a)
Theo phương trình hóa học:
Cứ 1 mol Fe tác dụng với HCl thu được 1 mol khí H2.
Vậy 0,05 mol Fe tác dụng với HCl thu được 0,05 mol khí H2
Thể tích khí thu được ở đktc là: (lít)
b)
Theo phương trình hóa học:
Để hòa tan 1 mol Fe cần dùng 2 mol HCl.
Vậy để hòa tan 0,05 mol Fe cần dùng 0,1 mol HCl.
Khối lượng của axit clohiđric cần dùng là: mHCl = nHCl.MHCl = 0,1.36,5 = 3,65 (g)
Ví dụ 7
Lưu huỳnh (S) cháy trong không khí sinh ra chất khí mùi hắc, gây ho đó là lưu huỳnh đioxit (khí sunfurơ) có công thức hóa học là SO2.
a) Viết phương trình hóa học của lưu huỳnh cháy trong không khí.
b) Biết khối lượng lưu huỳnh tham gia phản ứng là 1,6g. Hãy tìm.
-Thể tích khí sunfurơ sinh ra ở đktc.
-Thể tích không khí cần dùng ở đktc. Biết oxi chiếm 1/5 thể tích không khí.
Gợi ý đáp án:
a) Phương trình hóa học S + O2 → SO2
b) nS = = 0,05 mol.
Theo phương trình trên, ta có:
nSO2 = nS = nO2 = 0,05 mol.
⇒ VSO2 = 0,05 .22,4 = 1,12 l.
⇒ VO2 = 22,4.0,05 = 1,12 l
Vì khí oxi chiếm thể tích của không khí nên thể tích không khí cần là
⇒ Vkk = 5VO2 = 5.1,12 = 5,6 l
Ví dụ 8
Có phương trình hóa học sau:
CaCO3 → CaO + CO2.
a) Cần dùng bao nhiêu mol CaCO3 để điều chế được 11,2g CaO?
b) Muốn điều chế được 7g CaO cần dùng bao nhiêu gam CaCO3?
c) Nếu có 3,5 mol CaCO3 tham gia phản ứng sẽ sinh ra bao nhiêu lít CO2 (đktc).
d) Nếu thu được 13,44 lít khí CO2 ở đktc thì có bao nhiêu gam chất rắn tham gia và tạo thành sau phản ứng.
Gợi ý đáp án:
Phương trình hóa học CaCO3 → CaO + CO2.
a) nCaO = = 0,2 mol.
Theo PTHH thì nCaCO3 = nCaO = 0,2 (mol)
b) nCaO = = 0,125 (mol)
Theo PTHH thì nCaCO3 = nCaO = 0,125 (mol)
mCaCO3 = M.n = 100.0,125 = 12,5 (g)
c) Theo PTHH thì nCO2 = nCaCO3 = 3,5 (mol)
VCO2 = 22,4.n = 22,4.3,5 = 78,4 (lít)
d) nCO2 = = 0,6 (mol)
Theo PTHH nCaO = nCaCO3 = nCO2 = 0,6 (mol)
mCaCO3 = n.M = 0,6.100 = 60 (g)
mCaO = n.M = 0,6.56 = 33,6 (g)
V. Bài tập trắc nghiệm tính theo phương trình hóa học
Câu 1: Cho thanh magie cháy trong không khí thu được hợp chất magie oxit. Biết mMg = 7,2 g. Tính khối lượng hợp chất
A. 2,4 g
B. 9,6 g
C. 4,8 g
D. 12 g
Câu 2: Cho phương trình CaCO3 → CO2 + H2O
Để điều chế 2,24 l CO2 thì số mol CaCO3 cần dùng là
A. 1 mol
B. 0,1 mol
C. 0,001 mol
D. 2 mol
Câu 3: Ba + 2HCl → BaCl2 + H2
Để thu dược 4,16 g BaCl2 cần bao nhiêu mol HCl
A. 0,04 mol
B. 0,01 mol
C. 0,02 mol
D. 0,5 mol
Câu 4: Cho 5,6 g sắt tác dụng với dung dịch axit clohidric loãng thu được bao nhiêu ml khí H2
A. 2,24 ml
B. 22,4 ml
C. 2, 24.10-3 ml
D. 0,0224 ml
Câu 5: Cho 13,7 g Ba tác dụng với 3,2 g oxi thu được hợp chất oxit. Tính khối lượng oxi sau phản ứng
A. 3,2 g
B. 1,6 g
C. 6,4 g
D. 0,8 g
Câu 6: Cho 19,6 g H2SO4 phản ứng với thanh nhôm thấy có khí bay lên. Xác định thể tích khí đó
A. 4,8 l
B. 2,24 l
C. 4,48 l
D. 0,345 l
Câu 7: Cho 8,45 g Zn tác dụng với 5,376 l khí Clo (đktc). Hỏi chất nào sau phản ứng còn dư
A. Zn
B. Clo
C. Cả 2 chất
D. Không có chất dư
Câu 8: Nhiệt phân 2,45 g KClO3 thu được O2. Cho Zn tác dụng với O2 vừa thu được . Tính khối lượng chất thu được sau phản ứng
A. 2,45 g
B. 5,4 g
C. 4,86 g
D. 6,35 g
Câu 9: Đốt cháy 11,2 l CH4 trong không khí thu được khí và nước. Xác định khí và cho biết số mol
A. CO và 0,5 mol
B. CO2 và 0,5 mol
C. C và 0,2 mol
D. CO2 và 0,054 mol
Câu 10: Nung 6,72 g Fe trong không khí thu được sắt (II) oxit. Tính mFeO và VO2
A. 1,344 g và 0,684 l
B. 2,688 l và 0,864 g
C. 1,344 l và 8,64 g
D. 8,64 g và 2,234 ml
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài tập tính theo phương trình hóa học Bài tập Hóa 8 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.