Bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2022 – 2023 gồm 2 phiếu bài tập, giúp các em ôn tập, củng cố kiến thức để tránh quên bài sau kỳ nghỉ Tết Quý Mão 2023.
Với các dạng bài tập môn Tiếng Việt 5 sắp xếp từ vào nhóm động từ, tính từ, quan hệ từ; gạch dưới bộ phận chủ ngữ, vị ngữ…. thầy cô sẽ nhanh chóng giao bài tập Tết 2023 cho học sinh của mình. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm bài tập Tết môn Toán. Mời thầy cô và các em tải miễn phí:
Bài tập Tết 2023 môn Tiếng Việt lớp 5 – Phiếu 1
Bài 1. Cho đoạn văn
Ánh đèn từ muôn ngàn ô vuông cửa sổ loãng đi rất nhanh và thưa thớt tắt. Ba ngọn đèn đỏ trên tháp phát sáng đài truyền hình thành phố có vẻ bị hạ thấp và kéo gần lại. Mặt trời đang chầm chậm lơ lửng như một quả bóng bay mềm mại.
a) Xếp các từ vào 3 nhóm:
– Động từ: …………………………………………………………………………………………………………….
– Tính từ: …………………………………………………………………………………………………………….
– Quan hệ từ: ……………………………………………………………………………………………………….
b) Sửa lại chỗ sai trong các câu sau:
a. Vì sức khỏe yếu nên mẹ em thường dậy rất sớm.
……………………………………………………………………………………………………………………………
b. Tuy gia đình gặp nhiều khó khăn nên bạn Lan vẫn vươn lên trong học tập.
……………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 2. Viết một đoạn văn tả người mẹ mà em yêu mến.
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 3. Cho đoạn văn:
Trong những năm đi đánh giặc, nỗi nhớ đất đai, nhà cửa, ruộng vườn thỉnh thoảng lại cháy lên trong lòng anh. Đó là những buổi trưa Trường Sơn vắng lặng, bỗng vang lên một tiếng gà gáy, những buổi hành quân bất chợt gặp một đàn bò rừng nhởn nhơ gặm cỏ. Những lúc ấy lòng anh lại cồn cào, xao xuyến.
Hãy tìm các danh từ ở đoạn văn trên để xếp vào các nhóm sau:
a. Nhóm các danh từ chỉ người
……………………………………………………………………………………………………………………………
b. Nhóm các danh từ chỉ con vật
……………………………………………………………………………………………………………………………
c. Nhóm các danh từ chỉ cây cối
……………………………………………………………………………………………………………………………
d. Nhóm các danh từ chỉ vật
……………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 4. Cho từ “để” là từ đồng âm
Hãy đặt 2 câu:
– Một câu có từ để là động từ
……………………………………………………………………………………………………………………………
– Một câu có từ để là quan hệ từ
……………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 5. Gạch 1 gạch dưới bộ phận CN, 2 gạch dưới bộ phận VN.
a. Miền Nam là quê hương của vô vàn quả ngọt trái thơm
……………………………………………………………………………………………………………………………
b. Va-li-a được bố mẹ cho đi xem xiếc
……………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 6. Hãy tả lại người bạn thân của em.
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 7. Chép đoạn văn
Cà chua ra quả, xum xuê, chi chít, quả lớn quả bé vui mắt như đàn gà mẹ đông con. Quả một, quả chùm, quả sinh đôi, quả chùm 3, chùm bốn. Quả ở thân, quả leo nghịch ngợm lên ngọn làm òe cả những nhánh to nhất.
Hãy tìm các danh từ, động từ, tính từ có trong đoạn văn trên và ghi vào 3 nhóm.
a. Danh từ
……………………………………………………………………………………………………………………………
b. Động từ
……………………………………………………………………………………………………………………………
c. Tính từ
……………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 8. Điền thêm một số vào chỗ trống để tạo thành câu ghép:
a. Em về nhà và……………………………………………………………………………………………
b. Em về nhà rồi…………………………………………………………………………………………..
Bài 9. Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ của mỗi vế câu trong các câu ghép sau đây
a. Đất nước Việt Nam tươi đẹp, con người Việt Nam cần cù
……………………………………………………………………………………………………………………………
b. Vì Lan chăm chỉ học tập nên Lan đạt kết quả cao trong học tập
……………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 10. Cho đoạn văn:
….’’Núi đồi, làng bản chìm trong biển mây mù. Trước bản, rặng đào đã trút hết lá. Trên những cành khẳng khiu đã lấm tấm những lộc non và lơ thơ những cánh hoa đỏ thắm. Lá thông vi vu một điệu đàn bất tuyệt. Xen vào giữa những đám đá tai mèo, những nương đỗ, nương mạch xanh um ,trông như những ô bàn cờ. Chốc chốc một điệu hát Hmông lại vút lên trong trẻo’’.
Bài tập Tết 2023 môn Tiếng Việt lớp 5 – Phiếu 2
Bài 1. Xác định các quan hệ từ nối các vế câu ghép và mối quan hệ mà chúng biểu thị trong các ví dụ sau:
Câu |
Quan hệ từ |
Mối quan hệ được biểu thị |
1. Vì trời mưa nên hôm nay chúng em không đi lao động được. |
………………………. |
………………………. |
2. Nếu ngày mai trời không mưa thì chúng em sẽ đi cắm trại. |
………………………. |
………………………. |
3. Chẳng những gió to mà mưa cũng rất dữ. |
………………………. |
………………………. |
4. Bạn Hoa không chỉ học giỏi mà bạn còn rất chăm làm. |
………………………. |
………………………. |
5. Tuy Hân giàu có nhưng hắn rất tằn tiện. |
………………………. |
………………………. |
Bài 2. Xác định chủ ngữ(CN), vị ngữ (VN) và trạng ngữ (TN) nếu có trong các câu trên.
Bài 3. Mỗi câu sau đây là câu đơn hay câu ghép? Phân tích cấu tạo các câu đó?
a. Gió càng to, con thuyền càng lướt nhanh trên mặt biển.
b. Học sinh nào chăm chỉ thì học sinh đó có kết quả cao trong học tập.
c. Mặc dù nhà nó xa nhưng nó không bao giờ đi học muộn.
d. Mây tan và mưa lại tạnh .
đ. Bé thích làm kĩ sư giống bố và thích làm cô giáo như mẹ. .
Bài 4. Xác định chủ ngữ – vị ngữ trong câu
a, Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất.
b, Hoa loa kèn mở rộng cánh, rung rinh dưới nước.
c, Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù.
Bài 5. Điền quan hệ từ hoặc dấu câu thích hợp vào mỗi chỗ chấm:
a) …………nó hát hay ………..nó còn vẽ giỏi .
b) Hoa cúc ………..đẹp …………nó còn là một vị thuốc đông y .
c) Bọn thực dân Pháp …………….. không đáp ứng ……….. chúng còn thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn trước.
d) ……… nhà An nghèo quá ….. nó phải bỏ học.
e) ……….. nhà An nghèo …….. nó vẫn cố gắng học giỏi.
g) An bị ốm …. nó rãi nắng cả ngày hôm qua.
h) ………. An không rãi nắng….. nó đã không bị ốm.
Bài 6. Chép lại các câu ghép có trong đoạn văn sau vào vở luyện Tiếng Việt rồi phân tích những câu đó:
Chiều nay, đi học về, Thương cùng cácbạn ùa ra cây gạo. Nhưng kìa, cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm, những cái rễ cây gầy nhẳng trơ ra. Cây gạo chỉ còn biết tì lưng vào bãi ngô. Những người buôn cát đã cho thuyền vào xúc cất ngay ở khúc sông dưới gốc gạo. Cây gạo buồn thiu, những cái lá ụp xuống, ủ ê.
Bài 7. Đặt 2 câu ghép:
a. Có quan hệ nguyên nhân – kết quả.
b. Có mối quan hệ giả thuyết – kết quả (hoặc điều kiện – kết quả)
c. Có mối quan hệ tương phản.
d. Có mối quan hệ tăng tiến.
Bài 8. Phân tích các câu ghép em vừa đặt ở bài tập 6.
Bài 9. Em kể lại một câu chuyện em biết về Bác Hồ với thiếu nhi.
Bài 10. Em kể lại một việc làm tốt em đã làm hoặc chứng kiến làm về tình bạn.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2022 – 2023 Bài tập Tết 2023 môn Tiếng Việt 5 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.