Bài tập phương pháp tính pH là tài liệu ôn tập không thể thiếu dành cho các học sinh lớp 11 tham khảo. Bài tập tính pH thể hiện chi tiết lý thuyết, các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận trọng tâm giúp học sinh có phương hướng ôn thi chính xác nhất.
Cách giải bài tập tính pH được biên soạn khoa học, phù hợp với mọi đối tượng học sinh có học lực từ trung bình, khá đến giỏi. Qua đó giúp học sinh củng cố, nắm vững chắc kiến thức nền tảng, vận dụng với các bài tập cơ bản và kỹ năng giải đề với các bài tập vận dụng nâng cao. Vậy sau đây là toàn bộ kiến thức về bài tập tính pH, mời các bạn cùng đón đọc nhé. Bên cạnh đó các bạn xem thêm Bài tập chuyên đề Axit Nitric.
A. Phương pháp giải & Ví dụ minh họa
a. PH với axit, bazo mạnh
Phương pháp
– Tính số mol H+/OH– hoặc tổng số mol H+/OH–
– Tính nồng độ H+/OH–
– Áp dụng công thức tính pH: pH=-lg[H+]
– Nếu là dung dịch bazo ta tính nồng độ OH– ⇒ pOH ⇒ pH= 14 – pOH
Ví dụ minh họa
Bài 1: Trộn 10g dung dịch HCl 7,3% với 20g dung dịch H2SO4 4,9% rồi thêm nước để được 100ml dung dịch A. Tính pH của dung dịch A.
Hướng dẫn:
Số mol HCl là nHCl = (10.7,3)/(100.36,5) = 0,02 mol
Số mol H2SO4 là nH2SO4 = (20.4,9)/(100.98) = 0,01 mol
Phương trình điện ly: HCl → H+ + Cl–
0,02 → 0,02 mol
H2SO4 → 2H+ + SO42-
0,01 → 0,02 mol
Tổng số mol H+ là nH+ = 0,02 + 0,02 = 0,04 mol
CM(H+) = 0,04/0,1 = 0,4 M ⇒ pH = 0,4
Bài 2: Hoà tan 3,66 gam hỗn hợp Na, Ba vào nước dư thu được 800ml dung dịch A và 0,896 lít H2 (đktc). Tính pH của dung dịch A
Hướng dẫn:
nH2 = 0,896/22,4 = 0,04 mol
Gọi số mol của Na và Ba lần lượt là x, y mol. Ta có: 23x + 137y = 3,66 (1)
Na + H2O → NaOH + 1/2 H2
x → x → x/2 mol
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2
y → y → y mol
⇒ x/2 + y = 0,04 (2)
Từ (1), (2) ta có: x = 0,04 và y = 0,02
Phương trình điện ly: NaOH → Na+ + OH–
0,04 0,04 mol
Ba(OH)2 → Ba2+ + 2OH–
0,02 0,04 mol
Tổng số mol OH– là: nOH– = 0,08 mol
CM(OH–) = 0,08/0,8 = 0,1 M ⇒ pOH = 1 ⇒ pH = 13
Bài 3: Hòa tan 4,9 mg H2SO4 vào nước thu dược 1 lít dd. pH của dd thu được là:
Hướng dẫn:
nH2SO4 = 4,9/98 = 0,05 mol ⇒ CM(H2SO4) = 5.10-5/1 = 5.10-5 M
⇒ [H+] = 10-4 M ⇒ pH = -log(10-4) = 4
Bài 4: Cho 15 ml dung dịch HNO3 có pH = 2 trung hòa hết 10 ml dung dịch Ba(OH)2 có pH = a. Giá trị của a là:
Hướng dẫn:
nHNO3 = 1,5.10-2.10-2 = 1,5.10-4 ⇒ nBa(OH)2 = 7,5.10-5 mol
⇒ CM(OH–) = 1,5.10-4/10-2 = 1,5.10-2 ⇒ pOH = 1,8 ⇒ pH = 12,2
Bài 5: Hoà tan m gam Zn vào 100 ml dung dịch H2SO4 0,4M thu được 0,784 lít khí hiđro và dung dịch X. Tính pH của dung dịch X?
Hướng dẫn:
nH2 = 0,784/22,4 = 0,035 mol ⇒ mol axit H2SO4 phản ứng là 0,035 mol
Mol axit H2SO4 dư = 0,04 – 0,035 = 0,005 mol ⇒ [H+] = 0,1 ⇒ pH = 1
Bài 6: A là dung dịch HNO3 0,01M ; B là dung dịch H2SO4 0,005M. Trộn các thể tích bằng nhau của A và B được dung dịch X. Tính pH của dung dịch X
Hướng dẫn:
Tổng mol H+ là 0,02 mol ⇒ [H+] = 0,01 ⇒ pH = 2
b. PH với axit, bazo yếu
Phương pháp
Tương tự như axit mạnh.
Sử dụng kết hợp công thức tính độ điện ly α, hằng số điện ly axit, bazo: Ka, Kb
– Độ điện li α của chất điện li là tỉ số giữa số phân tử phân li ra ion (n) và tổng số phân tử hòa tan (no)
– Hằng số phân li axit: HA ⇔ H+ + A–
(chỉ phụ thuộc vào bản chất axit và nhiệt độ)
-Hằng số phân li bazo: BOH ⇔ B+ + OH-
B. Cách tính pH trong những trường hợp cụ thể
Công thức tính pH đối với axit
Dung dịch axit mạnh: pH = -log(Ca) trong đó Ca là nồng độ của axit.
Dung dịch axit yếu: pH = -1/2.logKa -1/2.logCa với Ka là hằng số điện ly của axit (axit yếu chỉ bị điện ly 1 phần).
Công thức tính pH đối với bazơ
Đối với bazơ mạnh: pH = 14 + log(Cb) ; Cb là nồng độ bazo.
Bazơ yếu: pH = 14 +1/2logKb + 1/2.log(Cb) ; Kb là hằng số điện ly bazo.
Cách tính pH đối với muối:
Đối với dung dịch muối
pH = -1/2.logKa – 1/2.log(Cm).
Đặc biệt, dung dịch muối tạo ra từ bazo mạnh hoặc axit yếu thì tính theo công thức:
pH= 14 + 1/2.logKb + 1/2.log(Cm).
Cách tính pH của dung dịch đệm
Nhiều bạn chưa biết khái niệm này, dung dịch đệm hay còn gọi hỗn hợp dung dịch chứa axit yếu và bazơ liên hợp với nó hoặc hỗn hợp của bazơ yếu và axit liên hợp, có khả năng chống các biến đổi pH di một lượng nhỏ của axit hoặc bazo được thêm vào hỗn hợp.
Công thức tính gần đúng nồng độ pH của dung dịch đệm: pH= pKa – lg Ca/Cb.
Ví dụ minh họa
Bài 1: Hoà tan 1,07g NH4Cl vào nước được 2 lít dung dịch X.
a. Tính pH của dung dịch X biết hằng số phân li bazơ của NH3 là 1,8.10-5.
b. Nếu thêm vào dung dịch X 100 ml dd HCl 0,01M được dd Y. Tính pH của dd Y?
Hướng dẫn:
a. nNH4Cl= 1,07/53,5 = 0,02 ⇒ CM(NH4Cl) = 0,02/2 = 0,01 M
Phương trình điện ly:
NH4Cl → NH4+ + Cl–
0,01 …… 0,01
NH4+ + H2O ⇔ NH3 + H3O+
Ban đầu: 0,01
Điện ly: x …………………..x………x
Sau điện ly : 0,01-x……………x………. x
Kb = x2/(0,01-x) = 1,8.10-5 ⇒ x = 4,24.10-4 ⇒ pH = 3,37
b. Phương trình điện ly:
HCl → H+ + Cl–
0,001 0,001
NH4+ + H2O ⇔ NH3 + H3O+
Ban đầu: 0,01……………………….0,001
Điện ly: x………………….x………x
Sau điện ly: 0,01-x…………… x………x+0,001
Kb = x(x+0,001)/(0,01-x) = 1,8.10-5 ⇒ x = 3,69.10-4 ⇒ pH = 3,43
Bài 2: Dung dịch A chứa NH3 0,1M và NaOH 0,1M. Tính pH của dung dịch biết Kb của NH3= 1,75.10-5.
Hướng dẫn:
NaOH → Na+ + OH–
0,1 0,1
NH3 + H2O ⇔ NH4+ + OH–
Ban đầu: 0,1 0,1
Điện ly: x x x
Sau điện ly: 0,1- x x x + 0,1
Kb = x(0,1+x)/(0,1-x) = 1,75.10-5 ⇒ x = 1,75.10-3 ⇒ pOH = 4,76 ⇒ pH = 9,24
Bài 3: Tính pH của dd NH3 0,1M, biết Kb của NH3 = 1,8.10-5 và bỏ qua sự phân li của nước
Hướng dẫn:
Kb = x2/(0,1-x) = 1,8.10-5 ⇒ x = 1,34.10-3 ⇒ pOH = 2,87
⇒ pH = 11,13
Bài 4: Tính pH của dd CH3COONa 0,5M; biết Kb của CH3COO– = 5,71.10-10 và bỏ qua sự phân li của nước
Hướng dẫn:
Ka = x2/(0,5-x) = 5,71.10-10 ⇒ x = 1,68.10-5 ⇒ pOH = 4,77
⇒ pH = 9,23
Bài 5: Cho dd hh X gồm HCl 0,01 M và CH3COOH 0,1M. Biết Ka của CH3COOH = 1,75.10-5và bỏ qua sự phân li của nước. Giá trị pH của dd X là:
Hướng dẫn:
Ka = x(0,01+x)/(0,1-x) = 1,75.10-5 ⇒ x = 1,75.10-5 ⇒ pH = 1,99
Bài 6: Cho dd hh X gồm CH3COOH 0,1M và CH3COONa 0,1M. Biết Ka của CH3COOH = 1,75.10-5 và bỏ qua sự phân li của nước. Giá trị pH của dd X là:
Hướng dẫn:
Ka = x(0,1+x)/(0,1-x) = 1,75.10-5 ⇒ x = 1,75.10-5 ⇒ pH = 4,76
c. Bài toán về pha loãng, pha trộn dung dịch các chất điện ly để đạt được pH định trước.
Phương pháp
-Tính số mol axit, bazo
-Viết phương trình điện li
-Tính tổng số mol H+, OH–
-Viết phương trình phản ứng trung hòa
-Xác định môi trường của dung dịch dựa vào pH ⇒ Xem xét mol axit hay bazơ dư ⇒ tìm các giá trị mà bài toán yêu cầu.
Chú ý: Vdd sau khi trộn = Vaxit + Vbazo
Ví dụ minh họa
Bài 1: Trộn 3 dung dịch H2SO4 0,1M ; HNO3 0,2M ; HCl 0,3M với thể tích bằng nhau thu được dung dịch A. Lấy 300 ml dung dịch A tác dụng với dung dịch B gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M. Tính thể tích dung dịch B cần dùng để sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch có pH = 1. Coi Ba(OH)2 và H2SO4 phân li hoàn toàn ở 2 nấc.
Hướng dẫn:
Sau khi trộn 3 dung dịch axit có thể tích bằng nhau ta thu được nồng độ mới của 3 axit là: CM(HCl) = 0,1 M; CM(HNO3) = 0,2/3; CM(H2SO4) = 0,1/3. Trong 300 ml dung dịch A: nHCl = 0,03 mol; nH2SO4 = 0,01 mol; nHNO3 = 0,02 mol
Phương trình điện ly:
H2SO4 → 2H+ + SO42-
0,01……. 0,02
HNO3 → H+ + NO3–
0,02 ….. 0,02
HCl → H+ + Cl–
0,03… 0,03
Tổng mol H+ là nH+ = 0,07 mol
Gọi x là thể tích của dung dịch B cần dung.
nNaOH = 0,2x; nBa(OH)2 = 0,1x
Phương trình điện ly:
NaOH → Na+ + OH–
0,2x……………..0,2x
Ba(OH)2 → Ba2+ + 2OH–
0,1x……………….0,2x
Tổng số mol OH– là: nOH– = 0,4x
Ta có: H+ + OH– → H2O (Sau phản ứng pH =1 ⇒ dư axit)
Ban đầu 0,07……0,4x
Pư 0,4x……0,4x
Sau pư 0,07-0,4x….0
(0,07-0,4x)/(x+0,3) = 0,1 ⇒ x= 0,08 lít
Bài 2: Trộn 100 ml dung dịch có pH =1 gồm HCl và HNO3 với 100 ml dung dịch NaOH nồng độ a(mol/l) thu được 200 ml dung dịch A có pH = 12.
a. Tính a
b. Pha loãng dung dịch A bao nhiêu lần để thu được pH = 11
Hướng dẫn:
a. nH+ = 0,01 mol; nOH– = 0,1a mol
Ta có: H+ + OH– → H2O (Sau phản ứng pH =12 ⇒ dư bazo)
Ban đầu 0,01……0,1a
Pư 0,01……0,01
Sau pư 0….….0,01-0,1a
(0,01-0,1a)/(0,1+0,1) = 0,01 ⇒ a= 0,08 lít
b. số mol NaOH dư : nOH– = 0,002 mol
Gọi x là thể tích nước thêm vào.
Dung dịch sau pha loãng có pH = 10 ⇒ 0,002/(0,2+x) = 0,001 ⇒ x = 1,8
Vậy cần phải pha loãng 10 lần.
Bài 3: Tính tỷ lệ thể tích khi dung dịch HCl có pH = 1 và dung dịch HCl pH = 4 cần dùng để pha trộn thành dung dịch có pH = 3.
Hướng dẫn:
Đáp án: 1/110
Bài 4: Cho 100 ml dd hh gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M với V ml dd hh gồm H2SO40,0375M và HCl 0,0125M thu được dd có pH = 2 . Giá trị V là:
Hướng dẫn:
nOH- = 0,03 mol; nH+ = 0,0875 V
Dung dịch sau khi trộn pH = 2 → môi trường axit .
(0,0875V-0,03)/(0,1+V) = 10-2 → V = 0,4 lit
Bài 5: Trộn 300 ml dd hh gồm H2SO4 0,1M và HCl 0,15M với V ml dd hh gồm NaOH 0,3M và Ba(OH)2 0,1M, thu được dd X có pH = 12. Giá trị của V là:
Hướng dẫn:
nOH- = 0,5.V mol; nH+ = 0,0645 V
Dung dịch sau khi trộn pH = 12 → môi trường bazo.
(0,5V – 0,0645)/(0,3+V) = 10-2 → V = 0,15 lit
C. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Câu nào sai khi nói về pH và pOH của dung dịch ?
A. pH = lg[H+]
B. pH + pOH = 14
C. [H+].[OH–] = 10-14
D. [H+] = 10-a ⇔ pH = a
Bài 2: Dung dịch H2SO4 0,10 M có
A. pH = 1
B. pH < 1
C. pH > 1
D. [H+] > 2,0M
Bài 3: pH của hỗn hợp dung dịch HCl 0,005M và H2SO4 0,0025M là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 12
Bài 4: pH của dung dịch Ba(OH)2 0,05M là.
A. 13
B. 12
C. 1
D. 11
Bài 5: Cần bao nhiêu gam NaOH để pha chế 250ml dd có pH = 10
A. 0,1 gam
B. 0,01 gam
C. 0,001 gam
D. 0,0001 gam
Bài 6: Số ml dung dịch NaOH có pH = 12 cần để trung hoà 10ml dung dịch HCl có pH = 1 là
A. 12ml
B. 10ml
C. 100ml
D. 1ml.
Bài 7: Trộn 200 ml dung dịch gồm HCl 0,1M và H2SO4 0,15M với 300 ml dung dịch Ba(OH)2nồng độ aM, thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH = 1. Giá trị của a và m lần lượt là
A.0,15 và 2,330
B. 0,10 và 6,990.
C.0,10 và 4,660
D. 0.05 và 3,495
Bài 8: Cho 300 ml dung dịch chứa H2SO4 0,1M, HNO3 0,2M và HCl 0,3M tác dụng với V ml dung dịch NaOH 0,2 M và KOH 0,29M thu được dung dịch có pH = 2. Giá trị của V là
A. 134.
B. 147.
C. 114.
D. 169.
Bài 9: Ba dung dịch axit sau có cùng nồng độ mol: HCl, H2SO4, CH3COOH. Giá trị pH của chúng tăng theo thứ tự là
A. HCl, H2SO4, CH3COOH.
B. CH3COOH, HCl, H2SO4.
C. H2SO4, HCl, CH3COOH.
D. HCl, CH3COOH, H2SO4.
Bài 10: Dung dịch CH3COOH 0,1M có pH = a và dung dịch HCl 0,1M có pH = b. Phát biểu đúng là
A. a < b =1.
B. a > b = 1.
C. a = b = 1.
D. a = b > 1.
Bài 12: Tính pH của dd CH3COOH 0,2M, biết Ka của CH3COOH = 1,75.10-5 và bỏ qua sự phân li của nước
A. 5,46
B. 4,76
C. 2,73
D. 0,7
Bài 13: Cho dd hh X gồm HF 0,09M và KF 0,08M. Biết Ka của HF = 6,5.10-5, bỏ qua sự phân li của nước. Giá trị pH của dd X là:
A. 1,1
B. 4,2
C. 2,5
D. 0,8
Bài 14: Khi pha loãng dung dịch axit HCl có pH = a ta thu được dung dịch mới có
A.pH > a
B. pH = a
C. pH < a
D. Cả A, B, C đều đúng
Bài 15: Cần trộn 100 ml dung dịch NaOH có pH = 12 với bao nhiêu ml dung dịch NaOH có pH=10 để thu được dung dịch NaOH có pH = 11.
A.1
B.10
C.100
D.1000.
Bài 16: Trộn V1 lit dung dịch H2SO4 có pH = 3 với V2 lit dung dịch NaOH có pH = 12 để được dung dịch có pH = 11, thì tỷ lệ V1: V2 có giá trị nào?
A. 9:11
B. 11:9
C. 9:2
D. 2:9
Câu 17: Trộn 20 ml dd KOH 0,35M với 80 ml dung dịch HCl 0,1 M được 100ml dd có pH là
A.4
B. 12.
C. 7.
D. 13.
Câu 18: Cho 40ml dd HCl 0,75M vào 160ml dd chứa đồng thời Ba(OH)2 0,08M và KOH 0,04M thu được 200ml dd có pH là
A. 2. B. 3. C. 11. D. 12.
Câu 19: Trộn 100ml dd hỗn hợp gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M với 400ml dd hỗn hợp gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M thu được dd có pH là
A. 1.
B. 2.
C. 6.
D. 7.
Câu 20: Cho m gam hỗn hợp Mg và Al vào 250ml dd X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và H2SO4 0,5M thu được 5,32 lit H2 (đktc) và dd Y có pH là
A. 1
B. 2.
C. 4.
D. 7.
Câu 21: Trộn lẫn 2 dd có thể tích bằng nhau của dd HCl 0,2M và dd Ba(OH)2 0,2M. pH của dd thu được là
A. 9.
B. 12,5.
C. 14,2 .
D. 13.
Câu 22: Trộn hai thể tích dd HCl 0,1M với một thể tích dd gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,15M thu được dd Z có pH là
A. 1.
B. 2.
C. 12.
D. 13.
Câu 23: Trộn 300 ml dd HCl 0,05 M với 200 ml dd Ba(OH)2 x mol/l thu được 500 ml dd có pH=2. Giá trị của x là
A. 0,025.
B. 0,05.
C. 0,1.
D. 0,5.
Câu 24: Trộn 300 ml dd HCl 0,05 M với 200 ml dd Ba(OH)2 a mol/l thu được 500 ml dd có pH=12. Giá trị của a là
A. 0,025.
B. 0,05.
C. 0,1.
D. 0,5.
Câu 25: Trộn 100ml dd H2SO4 0,01M với 400ml dd Ba(OH)2 nồng độ a mol/l thu được m gam kết tủa và dd còn lại có pH=12. Giá trị của m và a là
A. 0,233 gam; 8,75.10-3
B. 0,8155 gam; 8,75.10-3M.
C. 0,233 gam; 5.10-3M.
D. 0,8155 gam; 5.10-3M.
Câu 26: Trộn 300ml dd HCl 0,05M với 200ml dd Ba(OH)2 nồng độ a mol/l thu được 500ml dd có pH=x. Cô cạn dd sau phản ứng thu được 1,9875 gam chất rắn. Giá trị của a và x lần lượt là
A. 0,05M; 13.
B. 2,5.10-3M; 13.
C. 0,05M; 12.
D. 2,5.10-3M; 12.
Câu 27: Trộn 150 ml dd HCl nồng độ a mol/l với 250 ml dd hỗn hợp gồm NaOH 0,5M và Ba(OH)2 0,1M thu được dd có pH=12. Giá trị của a là
A. 0,175M.
B. 0,01M.
C. 0,57M.
D. 1,14M.
Câu 28: Trộn 250 ml dd hỗn hợp gồm HCl 0,08M và H2SO4 0,01M với 250 ml dd NaOH nồng độ b mol/l được 500 ml dd có pH=12. Giá trị của b là
A. 0,06M.
B. 0,12M.
C. 0,18M.
D. 0,2M.
Câu 29: Trộn 100ml dd có pH=1 gồm HCl và HNO3 với 100ml dd NaOH nồng độ a mol /l thu được 200ml dd có pH=12. Giá trị của a là
A. 0,15.
B. 0,30.
C. 0,03.
D. 0,12.
Câu 30: Trộn 250 ml dd hỗn hợp gồm HCl 0,08M và H2SO4 0,01M với 250 ml dd Ba(OH)2 nồng độ x mol/l thu được m gam kết tủa và 500 ml dd có pH=12 . Giá trị của m và x tương ứng là
A. 0,5825 gam; 0,06M.
B. 3,495 gam; 0,06M
.C. 0,5825 gam; 0,12M.
D. 3,495 gam; 0,12M.
Câu 31: Trộn 200 ml dd gồm HCl 0,1M và H2SO4 0,05 M với 300 ml dd Ba(OH)2 a mol/l thu được m gam kết tủa và 500 ml dd có pH=13. Giá trị của a và m tương ứng là
A. 0,15 và 2,33.
B. 0,3 và 10,485.
C. 0,15 và 10,485.
D. 0,3 và 2,33.
Câu 32: Có 10 ml dung dịch HCl pH = 3. Thêm vào đó x ml nước cất và khuấy đều thì thu được dung dịch có pH = 4. Giá trị của x là
A. 10 ml
B. 90 ml
C. 100 ml
D. 40 ml
Câu 33: Cho dd NaOH có pH = 12. Để thu được dd NaOH có pH = 11 cần pha loãng dd NaOH ban đầu (bằng nước)
A. 10 lần.
B. 20 lần.
C. 15 lần.
D. 5 lần.
Câu 34: Dung dịch NaOH có pH=11. Để thu được dd NaOH có pH=9 cần pha loãng dd NaOH ban đầu (bằng nước)
A. 500 lần.
B. 3 lần.
C. 20 lần.
D. 100 lần.
Câu 35: Trộn 200 ml dung dịch Ca(OH)2 0,1M với 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,05M thu được dung dịch X. pH của dung dịch X là:
A. 13,22.
B. 0,78.
C. 12,24.
D. 1,76.
Câu 36: Trộn 20 ml dung dịch HCl 0,05M với 20 ml dung dịch H2SO4 0,075M thu được dung dịch có pH bằng
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 1,5.
Câu 37: Trộn 500 ml dung dịch H2SO4 0,01M với 200 ml dung dịch HNO3 0,04M thu được dung dịch X. pH của dung dịch X là:
A. 1,589.
B. 12,11.
C. 1,73.
D. 11,66.
Câu 38: Cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,15 M vào 50 ml dung dịch HCl 0,2M để thu được môi trường trung tính?
A. 50 ml.
B. 66,67 ml.
C. 100 ml.
D. 125 ml.
Câu 39: Trộn lẫn 20 ml dung dịch Ba(OH)2 0,05M với 180ml dung dịch HCl 0,02M thu được dung dịch có pH là:
A. 11,9.
B. 2,1.
C. 12.
D. 2.
Câu 40: Trộn lẫn V ml dung dịch NaOH 0,01M với V ml dung dịch HCl 0,03M thu được 2Vml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 41: Cho m gam hỗn hợp Mg và Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và H2SO4 0,5M thu được 5,32 lít H2 (đktc) và dung dịch Y có pH là:
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 7.
Câu 8: Trộn 100 ml dung dịch X (gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M) với 400 ml dung dịch Y (gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M) thu được dung dịch Z. Giá trị pH của dung dịch Z là:
A. 1.
B. 2.
C. 6.
D. 7.
Câu 42: Trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HCl 0,1M với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M, thu được dung dịch X. Dung dịch X có pH là
A. 13,0.
B. 1,2.
C. 1,0.
D. 12,8.
Câu 43: Trộn 150 ml dung dịch HCl 1M với 100 ml dung dịch gồm Ba(OH)2 0,4M và NaOH 0,6M. Nhúng giấy quì tím vào dung dịch sau phản ứng có hiện tượng:
A. quì tím chuyển sang màu đỏ.
B. quì tím chuyển sang màu xanh.
C. quì tím không đổi màu.
D. không xác định được màu quì tím.
D. Bài tập tự luận
Câu 1: Trộn 100 ml dd HCl 1,2 M với 100ml dd Ca(OH)2 0,5M được dd D. Tính pH của dd D? (Coi Ca(OH)2 điện li hoàn toàn cả 2 nấc)
Câu 2: Trộn 200 ml dd Ba(OH)2 0,1M với 100ml dd H2SO4 0,3M . Tính pH của dd thu được? (Coi Ba(OH)2 điện li hoàn toàn cả 2 nấc)
Câu 3: Hòa tan 2,4 g Mg trong 150 ml dung dịch HCl 2M. Dung dịch thu được có pH bằng bao nhiêu?
Câu 4: Cho 100 ml dd H2SO4 có pH = 2 tác dụng với 100 ml dd NaOH 0,01M. Tính pH của dd sau phản ứng?( coi H2SO4 điện li hoàn toàn cả 2 nấc).
Câu 5: Lấy 200ml dd H2SO4 có p H = 1 , rồi thêm vào đó 0,88g NaOH. Tính pH của dd thu được?( coi H2SO4 điện li hoàn toàn cả 2 nấc).
Câu 6: Tính V ml dd HCl 0,094M cần cho vào 200ml dd NaOH 0,2M để thu được dung dịch có pH = 2.
Câu 7: Dung dịch Ba(OH)2 có p H = 13 (dd A). Dung dịch HCl có pH = 1 (dd B).
a. Tính CM của A và B ?( coi Ba(OH)2 điện li hoàn toàn cả 2 nấc).
b.Trộn 2,25 lít dd A với 2,75 lít dd B. Tính pH của dd thu được?
Câu 8: Trộn X là dd H2SO4 0,02M với Y là dd NaOH 0,035M thu được dd Z có pH = 2.Tính tỉ lệ về thể tích giữa dd X và dd Y? ( coi H2SO4 điện li hoàn toàn cả 2 nấc).
Câu 9: Tính V ml dd KOH 0,1M cần dùng để trung hòa 10 ml dd X gồm 2 axit HCl và HNO3 có pH = 2 ?
Câu 10: Tính thể tích dung dịch NaOH 1,8M cần cho vào 0,5 lit dd H2SO4 1M để thu được dung dịch có pH = 13.( coi H2SO4 điện li hoàn toàn cả 2 nấc).
Câu 11: Trộn 100 ml dd NaOH có pH = 12 với 100ml dd H2SO4 thu được dd có pH = 2. Tính CM của dd H2SO4 ban đầu?
Câu 12: Cho 40 ml dd HCl 0,75 M vào 160 ml dd chứa đồng thời Ba(OH)2 0,08M và KOH 0,04 M. Tính pH của dung dịch thu được?
Câu 13: Trộn 300 ml dd chứa đồng thời NaOH 0,1 M và Ba(OH)2 0,025M với 200 ml dd H2SO4 có nồng độ x mol/l thu được m g keert tủa và 500 ml dd có pH = 2. Hãy tính m và x?(coi H2SO4 và Ba(OH)2 điên li hoàn toàn cả 2 nấc).
Câu 14: Trộn 200 ml dd X chứa đồng thời HCl 0,01 M và H2SO4 0,025M với 300 ml dd Y chứa đồng thời Ba(OH)2 0,02M và NaOH 0,015M. Tính pH của dd thu được.(coi H2SO4 và Ba(OH)2 điên li hoàn toàn cả 2 nấc).
Câu 15) Tính pH của các dung dịch : HNO3 10-2M ; HNO3 1,2.10-7M ; HNO3 10-9M
Câu 16. Tính pH của các dung dịch : Ba(OH)2 10-2M , KOH 10-7M ; NaOH 10-9M
Câu 17. Tính pH của các dung dịch : HCOOH 10-2M Ka= 10-3,75 ; HCN 10-2M Ka= 10-9,35 HBrO 10-2M Ka= 10-8,6
Câu 18. Tính pH của các dung dịch : Metylamin 10-1M Ka= 10-10,6 ; dimetylamin 1,5.10-2M
Ka= 10-10,87
Câu 19. Tính pH của các dung dịch : H2C2O4 10-2M K1 = 10-1,25 K2 = 10-4,27 ; H2S 10-2M Ka1= 10-7 Ka2= 10-12,92
Câu 20. Tính pH của các dung dịch muối : KNO3 0,5M ; Na2SO4 0,1M
Câu 21. Tính pH của các dung dịch muối : C6H5COONa 10-2M Ka= 10-4,2 ; NaClO 10-2M Ka= 10-7,53
Câu 22. Tính pH của các dung dịch muối : CH3NH3Cl 0,1M Kb = 10-3,4 Al(NO3)3 0,01M Ka1 = 10-5 (coi trong dung dịch chỉ tồn tại phức hiđroxo Al(OH)2+ )
Câu 23. Trộn 25,00ml dung dịch NH3 8,0.10-3 M với 15,00ml dung dịch HCl 1,046,10-3M . Tính pH của dung dịch thu được . Biết Ka NH4+= 10-9,24
Câu 24. Tính pH của dung dịch A gồm HF 0,1M và NaF 0,1M
Tính pH của 1lít dung dịch A trên trong 2 trường hợp :
a) Thêm 0,01mol HCl vào
b) Thêm 0,01 mol NaOH vào Biết Ka = 6,8.10-4
Câu 25: Dung dịch Ba(OH)2 có p H = 13 (dd A). Dung dịch HCl có pH = 1 (dd B).
Tính CMcủa A và B ?( coi Ba(OH)2 điện li hoàn toàn cả 2 nấc).
Trộn 2,25 lít dd A với 2,75 lít dd B. Tính pH của dd thu được?
Câu 26: Trộn X là dd H2SO4 0,02M với Y là dd NaOH 0,035M thu được dd Z có pH = 2.Tính tỉ lệ về thể tích giữa dd X và dd Y? ( coi H2SO4 điện li hoàn toàn cả 2 nấc).
Câu 27: Tính V ml dd KOH 0,1M cần dùng để trung hòa 10 ml dd X gồm 2 axit HCl và HNO3 có pH = 2 ?
Câu 28: Tính thể tích dung dịch NaOH 1,8M cần cho vào 0,5 lit dd H2SO4 1M để thu được dung dịch có pH = 13.( coi H2SO4 điện li hoàn toàn cả 2 nấc).
Câu 29: Trộn 100 ml dd NaOH có pH = 12 với 100ml dd H2SO4 thu được dd có pH = 2. Tính CM của dd H2SO4 ban đầu?
Câu 30: Cho 40 ml dd HCl 0,75 M vào 160 ml dd chứa đồng thời Ba(OH)2 0,08M và KOH 0,04 M. Tính pH của dung dịch thu được?
Câu 31: Trộn 300 ml dd chứa đồng thời NaOH 0,1 M và Ba(OH)2 0,025M với 200 ml dd H2SO4 có nồng độ x mol/l thu được m g keert tủa và 500 ml dd có pH = 2. Hãy tính m và x?(coi H2SO4 và Ba(OH)2 điên li hoàn toàn cả 2 nấc).
Câu 32: Trộn 200 ml dd X chứa đồng thời HCl 0,01 M và H2SO4 0,025M với 300 ml dd Y chứa đồng thời Ba(OH)2 0,02M và NaOH 0,015M. Tính pH của dd thu được.(coi H2SO4 và Ba(OH)2 điên li hoàn toàn cả 2 nấc).
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài tập phương pháp tính pH Bài tập chương sự điện ly lớp 11 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.