Để giúp học sinh ôn tập kiến thức trong quá trình nghỉ hè, Pgdphurieng.edu.vn sẽ giới thiệu tài liệu Bài tập ôn hè môn Tiếng Việt lớp 3.
Nội dung bao gồm 33 đề ôn tập (có đáp án) giúp ích cho học sinh khi ôn tập kiến thức lớp 3, chuẩn bị bước vào lớp 4. Mời tham khảo chi tiết ngay bên dưới.
Đề 1
Câu 1. Cho các từ sau: bóng đá, ca sĩ, cầu lông, bóng chuyền, diễn viên, điền kinh, họa sĩ, đá cầu, vũ công, cử tạ.
a. Hãy sắp xếp các từ trên vào hai nhóm: thể thao và nghệ thuật.
b. Đặt câu với các từ: bóng đá, ca sĩ, đá cầu.
Câu 2. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu?
a. Bố em đang làm việc ở bệnh viện.
b. Trong rừng, tất cả các loài vật đều tham gia thi đấu.
c. Những chú chim đang bay lượn trên bầu trời.
d. Em bé đang nằm ngủ ngon lành ở trong võng.
Câu 3. Hãy đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong các câu sau:
a. Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.
b. Sắp đặt xong Cóc một mình bước tới lấy dùi đánh ba hồi trống.
c. Dọc đường gặp Cua Gấu Cọp Ong và Cáo.
d. Mỗi bản nhạc mỗi bức tranh mỗi câu chuyện mỗi vở kịch mỗi cuốn phim đều là một tác phẩm nghệ thuật.
Câu 4. Viết một đoạn văn tả cảnh quê hương em.
Đề 2
Câu 1. Tìm những từ ngữ chỉ màu sắc trong đoạn thơ sau:
“Em vẽ làng xóm
Tre xanh, lúa xanh
Sông máng lượn quanh
Một dòng xanh mát
Trời mây bát ngát
Xanh ngắt mùa thu …
Em quay đầu đỏ
Em vẽ nhà ở
Ngói mới đỏ tươi
Trường học trên đồi
Em tô đỏ thắm”
(Vẽ quê hương, Định Hải)
Câu 2. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Vì sao?
a. Lan là một cô gái tốt bụng nên em rất yêu quý bạn.
b. Cả lớp yên lặng vì cô giáo đang giảng bài.
c. Em đã xin lỗi cô Hằng vì đã làm vỡ lọ hoa của cô.
Câu 3.
(1). Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống:
a. (xôi/sôi): xa… , nước … , nắm … , … sục.
b. (triều/chiều): buổi … , thủy … , …. chuộng.
(2) Đặt câu với các từ sau: kết thúc, anh hùng.
Câu 4. Viết đoạn văn kể về những điều em biết về nông thôn, trong đó có sử dụng dấu phẩy.
Đề 3
Câu 1. Cho đoạn văn dưới đây:
“Em gái tôi tên là Kiều Phương ( ) nhưng tôi quen gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn ( ) Nó vui vẻ chấp nhận cái tên tôi tặng cho và hơn thế ( ) còn dùng để xưng hô với bạn bè Mèo rất hay lục lọi các đồ vật với một sự thích thú đến khó chịu ( )”
Em hãy đặt các dấu câu sao cho phù hợp.
Câu 2. Đặt câu hỏi cho các phần được in đậm dưới đây:
a. Những ngôi nhà đều được làm bằng gỗ xoan.
b. Bác Hùng là một người nông dân chăm chỉ.
c. Sau khi tan học, em về nhà luôn vì mẹ đã dặn dò không được là cà.
d. Hàng ngày, ông mặt trời thức dậy từ phía đằng đông.
Câu 3. Đặt câu với các từ sau: hy sinh, bảo vệ, thán phúc.
Câu 4. Viết một bức thư cho người bạn ở phương xa.
Đề 4
Câu 1. Cho đoạn văn sau:
“Hôm sau nhà vua cho người đem đến một con chim sẻ nhỏ bảo cậu bé làm ba mâm cỗ. Cậu bé đưa cho sứ giả một chiếc kim khâu, nói:
– Xin ông về tâu Đức Vua rèn cho tôi chiếc kim này thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.
Vua biết là đã tìm được người tài giỏi, bèn trọng thưởng cho cậu bé và gửi cậu vào trường học để luyện thành tài.”
(Cậu bé thông minh, SGK Tiếng Việt 3, tập 1)
a. Tìm trong đoạn văn một câu theo mẫu: Ai làm gì?
b. Đặt một câu với từ: tài giỏi
c. Đặt câu hỏi cho từ “để xẻ thịt chim” trong câu “Xin ông về tâu với Đức Vua rèn cho tôi chiếc kim này thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim”.
Câu 2. Tìm các sự vật được nhân hóa trong đoạn văn sau:
Tôi yêu nhất bầu trời buổi sáng mùa thu, thích cái sự trong trẻo đặc biệt của nền trời xanh thăm thẳm, tạo cảm giác vừa cao lại vừa rộng lớn, khoáng đạt vô cùng. Chẳng biết chị mây ngủ quên hay lại vân du nơi nào mà cũng lười tô điểm, để lại một bầu trời đơn sắc, thi thoảng mới có một chú chim bay vụt qua, chắc vội đi kiếm ăn mà quên cả cất tiếng hát như thường lệ. Ông mặt trời dậy sớm hơn thường lệ, mới hơn sáu giờ nhưng đã tỏa ra những tia nắng ấm áp, xua đi cái khí lạnh của đêm qua. Anh chàng gió vẫn như thường ngày, đem theo những làn gió dịu nhẹ làm cho bầu không khí buổi sớm thật trong lành và mát mẻ. Một buổi sáng như thế mới tuyệt vời làm sao.
Câu 3. Tìm các từ:
a. Chỉ người thân trong gia đình (Ví dụ: ông, bà…)
b. Chỉ nghề nghiệp (Ví dụ: bác sĩ, công nhân…)
Câu 4. Viết một bức thư ngắn cho người thân.
Đề 5
Câu 1. Cho bài thơ sau:
“Con yêu mẹ bằng ông trời
Rộng lắm không bao giờ hết
– Thế thì làm sao con biết
Là trời ở những nơi đâu
Trời rất rộng lại rất cao
Mẹ mong bao giờ con tới!
– Con yêu mẹ bằng Hà Nội
Để nhớ mẹ con tìm đi
Từ phố này đến phố kia
Là con gặp ngay được mẹ
– Hà Nội còn là rộng quá
Các đường như nhện giăng tơ
Nào những phố này phố kia
Gặp mẹ làm sao gặp hết!
– Con yêu mẹ bằng trường học
Suốt ngày con ở đấy thôi
Lúc con học, lúc con chơi
Là con cũng đều có mẹ
– Nhưng tối con về nhà ngủ
Thế là con lại xa trường
Còn mẹ ở lại một mình
Thì mẹ nhớ con lắm đấy
Tình mẹ cứ là hay nhớ
Lúc nào cũng muốn bên con
Giá có cái gì gần hơn
Con yêu mẹ bằng cái đó
– À mẹ ơi có con dế
Luôn trong bao diêm con đây
Mở ra là con thấy ngay
Con yêu mẹ bằng con dế”
(Con yêu mẹ, Xuân Quỳnh)
1. Em bé trong bài đã yêu bằng những sự vật nào?
A. Ông trời, Hà Nội, trường học, con dế
B. Ông trời, Hà Nội, trường học
C. Hà Nội, trường học, con dế
D. Hà Nội, ông trời, con dế
2. Câu “Con yêu mẹ” thuộc mẫu câu nào?
A. Ai là gì?
B. Ai như thế nào?
C. Ai làm gì?
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
3. Qua bài thơ, tác giả muốn thể hiện điều gì?
A. Tình yêu của con đối với mẹ.
B. Sự hồn nhiên của con trẻ.
C. Tình yêu của mẹ đối với con.
D. Cả 3 phương án trên.
Câu 2.
a. Điền dấu câu thích hợp vào đoạn văn sau:
“Ngày xưa () có một năm trời nắng hạn rất lâu, ruộng đồng nứt nẻ, cây cỏ trụi trơ, chim muông khát khô cả họng ()
Cóc thấy nguy quá, bèn lên thiên đình kiện trời. Dọc đường, gặp Cua () Gấu () Cọp () Ong () Cáo. Tất cả đều xin đi theo.
Đến cửa nhà Trời, chỉ thấy một cái trống to, Cóc bảo ( )
– Anh Cua bò vào chum nước này ( ) cô Ong đợi sau cánh cửa. Còn chị Cáo, anh Gấu, anh Cọp thì nấp hai bên.
b. Đặt hai câu theo mẫu câu: Ở đâu?
Câu 3. Gạch chân dưới sự vật được so sánh:
a. Trường học giống như ngôi nhà thứ hai của em.
b. Con bọ mắt đen như hạt vừng.
c. Cô giáo như mẹ hiền.
d. Mỏ của con cốc như cái dùi sắt.
e. Anh ấy khỏe như voi.
Câu 4. Viết một đoạn văn miêu tả khu vườn vào buổi sáng. Trong đó có một câu so sánh.
Đề 6
Câu 1. Cho đoạn thơ sau:
“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông”
(Trích Quê hương, Đỗ Trung Quân)
1. Quê hương được so sánh với những sự vật nào?
A. chùm khế ngọt, con diều biếc, vòng tay ấm
B. đường đi học, con đò nhỏ, cầu tre nhỏ
C. chùm khế ngọt, đường đi học, con diều biếc, con đò nhỏ
2. Quê hương được so sánh với chùm khế ngọt để làm gì?
A. Cho con trèo hái mỗi ngày
B. Mẹ về nón lá nghiêng che
C. Tuổi thơ con thả trên đồng
3. Trong câu “Quê hương là con diều biếc” đâu là sự vật được so sánh?
A. Quê hương
B. là
C. con diều biếc
4. “Tuổi thơ” trong câu “Tuổi thơ con thả trên đồng” trả lời cho câu hỏi?
A. Ở đâu?
B. Khi nào?
C. Để làm gì?
Câu 2. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau:
a. Ngày mai, bố em sẽ đi công tác về.
b. Chúng em được đi tham quan ở Hà Nội.
c. Ông mặt trời giống như một quả cầu lửa khổng lồ, trên bầu trời. (2 câu)
d. Xưa kia, những con kiến sống thành từng đàn.
Câu 3. Hãy hoàn chỉnh những câu có sử dụng biện pháp so sánh sau:
a. Những bông hoa phương nở đỏ rực giống như….
b. Mặt trăng tròn như…
c. Những đám mây bồng bềnh như …
d. Bàn tay của chị Lan giống như…
Câu 4. Viết một đoạn văn tả một người thân mà em yêu quý nhất, trong đó có sử dụng biện pháp nhân hóa.
Đề 7
Câu 1. Cho biết phần in đậm trong các câu sau trả lời cho câu hỏi gì?
a. Tối mai, xóm em sẽ tổ chức trung thu.
b. Em và các bạn sẽ chuẩn bị những chiếc lồng đèn thật đẹp.
c. Ông trăng trên bầu trời tròn xoe như cái đĩa.
d. Em tưới cây bằng một chiếc bình nhỏ.
Câu 2. Gạch chân dưới sự vật được so sánh:
a. Mặt trời xuống biển như hòn lửa
b. Hoa phượng giống như những cánh bướm.
c. Lá cọ xòe như bàn tay.
d. Đôi mắt của mèo con tròn như hòn bi ve.
Câu 3. Tìm các từ chỉ đặc điểm tính cách của con người. Đặt câu với một từ vừa tìm được.
Câu 4. Viết thư cho một người bạn đã lâu không gặp.
Đề 8
Câu 1. Đọc khổ thơ dưới đây và trả lời câu hỏi:
Ngày xưa có một người thợ săn bắn rất tài. Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như đó là ngày tận số.
Một hôm, người đi săn xách nỏ vào rừng. Bác thấy một con vượn lông xám đang ngồi ôm con trên tảng đá. Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ.
Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên lại nhìn về phía người đi săn với đôi mắt căm giận, tay không rời con. Máu ở vết thương rỉ ra, loang khắp ngực.
Người thợ săn đứng im, chờ kết quả…
Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con.
Sau đó, vượn mẹ nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét lên một tiếng thật to rồi ngã xuống.
Người đi săn đứng lặng. Hai giọt nước mắt từ từ lăn trên má. Bác cắn môi, bẻ gãy nỏ và lẳng lặng quay gót ra về.
Từ đấy, bác không bao giờ đi săn nữa.
(Người đi săn và con vượn, SGK Tiếng Việt lớp 3, tập 2)
1. Khi vào rừng, người đi săn đã thấy gì?
A. Một con hổ rất to.
B. Một con nai chạy qua.
C. Một con vượn lông xám đang ngồi ôm con trên tảng đá.
2. Người đi săn đã làm gì?
A. Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ.
B. Bác mặc kệ con vượn, tiếp tục đi vào rừng.
C. Cả 2 đáp án đều sai.
3. Vượn mẹ đã làm gì với đứa con?
A. Vượn mẹ bỏ mặc đứa con, rồi chạy mất.
B. Vượn mẹ vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con.
C. Vượn mẹ vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con.
4. Câu chuyện đem đến bài học gì?
A. Cần phải bảo vệ môi trường sống của các rừng
B. Cần phải bảo vệ các loài động vật hoang dã
C. Cả 2 đáp án trên.
Câu 2. Điền vào chỗ trống các từ ngữ thích hợp:
Hạt gạo làng ta
Có vị …
Của sông …
Có … thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay.
… làng ta
Có … tháng bảy
Có … tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả …
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy.
(hạt gạo, phù sa, hương sen, mưa, bão, cá cờ, Kinh Thầy)
(Hạt gạo làng ta, Trần Đăng Khoa)
Câu 3. Đặt câu theo mẫu:
a. Khi nào?
b. Ở đâu?
Câu 4. Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em đã được xem.
Đề 9
Câu 1. Tìm các từ chỉ người lao động trí óc.
Câu 2. Tìm các sự vật được nhân hóa trong đoạn văn sau:
Nhà em có một vườn cây rất đẹp. Trong vườn cây cối cùng nhau chung sống rất vui vẻ. Mấy chị hoa hồng khoe sắc với đủ các màu sắc nào vàng, đỏ, cam. Mấy cô hoa đồng tiền rung rinh trong gió như đang mỉm cười với em. Mấy nàng hoa mười giờ vẫn còn lười biếng chưa chịu tỉnh giấc. Anh hồng xiêm cao lớn nhất khu vườn đang vươn mình ra đón lấy ánh nắng mai để nuôi dưỡng những trái hồng đang trĩu nặng trên những cành cây. Bác ổi gần đó dường như sau một đêm đã trưởng thành hơn để có thể nâng niu được những trái ổi to lớn. Một vài chú chim nhỏ nhảy nhót trên cành của cây, khẽ kêu lên những tiếng ríu rít vang vọng tận đến trời xanh. Em rất thích khu vườn nhà mình.
Câu 3. Đặt câu theo mẫu:
a. Để làm gì?
b. Bằng gì?
Câu 4. Chia sẻ về một cuốn sách mà em yêu thích nhất, có sử dụng biện pháp nhân hóa.
Đề 10
Câu 1. Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Bằng gì?
a. Chú chó chạy bằng bốn chân.
b. Chiếc quạt được làm bằng giấy.
c. Cô giáo giảng bài bằng giọng nói trầm ấm.
d. Con cá thở bằng mang.
Câu 2. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu sau:
a. Từ đó ngày hai bữa ông cứ ung dung bẻ dần tượng mà ăn.
b. Vua nguôi giận truyền lệnh cởi trói tha cho cậu bé.
c. Khu vườn nhà em trồng rất nhiều cây: ổi khế nhãn mít…
d. Anh chơi gôn đá bóng nhảy dù bơi lội rất giỏi.
Câu 3. Tìm các sự vật được nhân hóa trong các câu sau:
a. Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tin ai cả.
(Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)
b.
Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta.
(Ca dao)
c. Chị gió thích thú dạo chơi trên bầu trời.
d. Anh cào cào có đôi càng khỏe mạnh.
e. Cậu Dế Choắt yếu ớt cầu xin chị Cốc tha cho mình.
Câu 4. Tả một bạn đang biểu diễn văn nghệ.
Đề 11
Câu 1. Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái:
Con còn bế trên tay
Con chưa biết con cò
Nhưng trong lời mẹ hát
Có cánh cò đang bay:
“Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò Cổng Phủ
Con cò Đồng Đăng…”
(Con cò, Chế Lan Viên)
Câu 2. Tìm các sự vật được so sánh:
a. Mặt biển giống như một tấm gương khổng lồ.
b. Đôi bàn tay của em bé nhỏ xinh như búp măng non.
c. Con chim nhanh như cắt.
d. Hoa có làn da trắng như tuyết.
Câu 3. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm:
a. Chú khỉ đạp xe bằng đôi chân thật điêu luyện.
b. Mẹ em mua cá về để kho với dưa.
c. Nhà em nằm trong một con ngõ nhỏ.
d. Hôm qua, Lan đã dọn dẹp sạch sẽ bàn học.
Câu 4. Viết đoạn văn kể về ngày 20/11.
Đề 12
Câu 1. Cho đoạn văn sau:
1. Thuở xưa, nước ta bị giặc ngoại xâm đô hộ. Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ. Chúng bắt dân lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai, khiến bao người thiệt mạng vì hổ báo, cá sấu, thuồng luồng, … Lòng dân oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp vùng lên đánh đuổi quân xâm lược.
2. Bấy giờ, ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Cha mất sớm, nhờ mẹ dạy dỗ, hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí lớn giành lại non sông. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc Tô Định biết vậy bèn lập mưu giết chết Thi Sách.
3. Nhận được tin dữ, Hai Bà Trưng liền kéo quân về thành Luy Lâu hỏi tội kẻ thù. Trước lúc trẩy quân, có người xin nữ chủ tường cho mặc đồ tang. Trưng Trắc trả lời :
– Không ! Ta sẽ mặc giáp phục thật đẹp để dân chúng thêm phấn khích, còn giặc trông thấy thì kinh hồn.
Hai Bà Trưng bước lên bành voi. Đoàn quân rùng rùng lên đường; giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà. Tiếng trống dội lên vòm cây, đập vào sườn đồi, theo suốt đường hành quân.
4. Thành trì quân giặc lần lượt sụp đổ dưới chân của đoàn quân khởi nghĩa. Tô Định ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù. Hai Bà Trưng trở thành hai vị anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà.
(Hai Bà Trưng, SGK Tiếng Việt 3, tập 2)
1. Hai Bà Trưng gồm?
A. Trưng Trắc và Trưng Nhị
B. Trưng Trắc và Triệu Thị Trinh
C. Trưng Nhị và Võ Thị Sáu
2. Hai Bà Trưng quê ở đâu?
A. Huyện Đan Phượng
B. Huyện Mê Linh
C. Huyện Đông Anh
3. Tướng giặc nào đã giết chết chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách?
A. Tôn Sĩ Nghị
B. Hốt Tất Liệt
C. Tô Định
4. Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa?
A. Vì tấm lòng yêu nước thương dân, căm thù tội ác của quân giặc.
B. Vì căm thù quân giặc tàn bạo đã giết chết Thi Sách.
C. Cả 2 đáp án trên
Câu 2. Điền dấu câu thích hợp:
Ra đồng () Tấm nhờ mò cua bắt ốc đã quen nên chỉ một buổi là được đầy giỏ vừa cá vừa tép () Còn Cám thì đủng đỉnh dạo hết ruộng nọ sang ruộng kia, mãi đến chiều vẫn không được gì.
Thấy Tấm bắt được một giỏ đầy, Cám bảo chị ()
– Chị Tấm ơi chị Tấm! Đầu chị lấm () chị hụp cho sâu () kẻo về dì mắng.
Tin là thật, Tấm bèn xuống ao lội ra chỗ sâu tắm rửa. Cám thừa dịp trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình rồi ba chân bốn cẳng về trước () Lúc Tấm bước lên chỉ còn giỏ không, bèn ngồi xuống bưng mặt khóc hu hu.
(Trích truyện cổ tích Tấm Cám)
Câu 3. Đặt câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa với các sự vật sau:
a. đồng hồ
b. con mèo
c. chiếc bút
d. cái bàn
Câu 4. Kể về một vị anh hùng chống ngoại xâm mà em biết.
Đề 13
Câu 1. Đọc và trả lời câu hỏi:
Đời Hùng vương thứ 18, ở làng Chử Xá bên bờ sông Hồng, có một chàng trai tên là Chử Đồng Tử. Nhà nghèo, mẹ mất sớm, hai cha con chàng chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi cha mất, chàng thương cha nên đã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không.
Một hôm, đang mò cá dưới sông, chàng thấy một chiếc thuyền lớn và sang trọng tiến dần đến. Đó là thuyền của công chúa Tiên Dung, con gái vua Hùng đang du ngoạn. Chàng hoảng hốt, chạy tới khóm lau thưa trên bãi, nằm xuống, bới cát phủ lên mình để ẩn trốn. Nào ngờ, công chúa thấy cảnh đẹp, ra lệnh cắm thuyền, lên bãi dạo rồi cho vây màn ở khóm lau mà tắm. Nước giội làm trôi cát đi, để lộ một chàng trai khỏe mạnh. Công chúa rất đỗi bàng hoàng. Nhưng khi biết rõ tình cảnh nhà chàng, nàng rất cảm động và cho là duyên trời sắp đặt, liền mở tiệc ăn mừng và kết duyên với chàng.
Sau đó, hai vợ chồng Chử Đồng Tử không về kinh mà tìm thầy học đạo và đi khắp nơi truyền cho dân cách trồng lúa nuôi tằm, dệt vải. Cuối cùng, cả hai đều hóa lên trời. Sau khi về trời, Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc.
Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Cũng từ đó hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.
(Sự tích lễ hội Chử Đồng Từ, Tiếng Việt 3, tập 2)
1. Hai nhân vật chính trong bài là?
A. Chử Đồng Tử, công chúa Tiên Dung
B. Sơn Tinh, Thủy Tinh
C. Lạc Long Quân, Âu Cơ
2. Chử Đồng Tử và Tiên Dung đã giúp nhân dân việc gì?
A. Truyền cho dân cách trồng lúa nuôi tằm, dệt vải.
B. Hiển linh giúp dân đánh giặc.
C. Cả 2 đáp án trên
3. Nhân dân làm gì để tưởng nhớ Chử Đồng Tử ?
A. Lập đền thờ ông
B. Cứ đến mùa xuân lại tổ chức lễ hội.
C. Cả 2 đáp án trên
Câu 2. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Vì sao?
a. Vì trận bão hôm qua, mà đường phố đã ngập nước.
b. Em làm bài tập về nhà, vì cô giáo sẽ kiểm tra.
c. Sơn ca đã chết vì khát.
d. Vì bị ốm, Hà An không thể đến trường hôm nay.
e. Lớp học quá ồn ào nên tôi không thể học bài.
Câu 3. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
“…, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo … như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn … hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn … trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, … trong nắng”
(lung linh, mùa xuân, ngọn lửa, sừng sững, ánh nến)
Câu 4. Tả quyển sách Tiếng Việt lớp 3 của em.
Đề 14
Câu 1. Chọn đáp án đúng:
1. Đặt câu hỏi trả lời cho bộ phận được in đậm trong câu: “Chị gái của em rất xinh đẹp”.
A. Chị gái của em là gì?
B. Chị gái của em như thế nào?
C. Chị gái của em làm gì?
2. Câu: “Chị ong nâu đang làm việc chăm chỉ” sử dụng biện pháp?
A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Cả 2 đáp án trên
3. Chọn dấu câu thích hợp:
Nhà em có năm người () ông, bà, bố, mẹ và em.
A. Dấu chấm
B. Dấu hai chấm
C. Dấu phẩy
4. Trong các từ sau, từ nào KHÔNG chỉ nghề nghiệp?
A. công an
B. ngôi nhà
C. họa sĩ
Câu 2. Tìm các từ chỉ hoạt động:
a.
“Khi mẹ vắng nhà, em luộc khoai
Khi mẹ vắng nhà, em cùng chị giã gạo
Khi mẹ vắng nhà, em thổi cơm
Khi mẹ vắng nhà, em nhổ cỏ vườn
Khi mẹ vắng nhà, em quét sân và quét cổng”
(Trích Khi mẹ vắng nhà, Trần Đăng Khoa)
b. “Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi.”
(Trích Dế Mèn phiêu lưu ký, Tô Hoài)
Câu 3. Gạch chân dưới phần trả lời cho câu hỏi Ở đâu?
a. Những cánh chim bay lượn trên bầu trời.
b. Mấy khóm hoa hồng được trồng trong vườn đã bắt đầu ra nụ.
c. Trên sân trường, các bạn học sinh đang chơi nhảy dây.
d. Tiếng ve kêu râm ran trong từng tán lá.
e. Ở thành phố, xe cộ đi lại tấp nập trên đường.
g. Quán ăn này đã được xây dựng ở đây từ rất lâu rồi.
Câu 4. Kể những điều em biết về thành thị, sử dụng biện pháp so sánh.
Đề 15
Câu 1. Đọc và trả lời câu hỏi:
“Trời thu bận xanh
Sông Hồng bận chảy
Cái xe bận chạy
Lịch bận tính ngày
Con chim bận bay
Cái hoa bận đỏ
Cờ bận vẫy gió
Chữ bận thành thơ
Hạt bận vào mùa
Than bận làm lửa.
Cô bận cấy lúa
Chú bận đánh thù
Mẹ bận hát ru
Bà bận thổi nấu.
Còn con bận bú
Bận ngủ bận chơi
Bận tập khóc cười
Bận nhìn ánh sáng.
Mọi người đều bận
Nên đời rộn vui
Con vừa ra đời
Biết chăng điều đó
Mà đem vui nhỏ
Góp vào đòi chung.”
(Bận, SGK Tiếng Việt 3, tập 1)
a. Tìm các từ chỉ hoạt động trong bài thơ.
b. Em bé trong bài thơ bận những việc gì?
c. Tìm hai câu có sử dụng biện pháp nhân hóa trong bài thơ.
Câu 2. Điền các từ thích hợp vào chỗ trống:
Từ khi có cây thuốc quý, Cuội … sống được rất nhiều người. Một lần, Cuội cứu được con gái một phú ông, được phú ông … cô gái ấy cho. Vợ chồng Cuội sống với nhau thật êm ấm. Nhưng một lần, vợ Cuội … chân ngã vỡ đầu, Cuội rịt lá thuốc cho mà mãi không tỉnh lại. Thương vợ, Cuội … thử bộ óc bằng đất cho vợ rồi rịt thuốc lại. Không ngờ vợ Cuội … lại, tươi tỉnh như thường. Nhưng từ đó, người vợ … chứng hay quên.
(gả, trượt, cứu, sống, mắc, nặn)
(Sự tích chú Cuội cung trăng, SGK Tiếng Việt 3, tập 2)
Câu 3. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Bằng gì?
a. Chiếc nôi này được làm bằng gỗ xoan.
b. Chiếc áo này được dệt bằng lụa tơ tằm.
c. Chúng em đã được viết bài bằng bút mực.
d. Chiếc xe máy này chạy bằng điện.
Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn kể về đêm hội trung thu.
Đề 16
Câu 1. Cho đoạn văn sau:
Hai cậu bé đem giam tôi vào một cái lồng tre gài then chắc chắn. Tôi đành nằm yên, chờ sự thay đổi nào đó mà tôi lại không thể tưởng tượng ra trước được. Tôi chỉ biết thế là tôi sắp phải đi đánh nhau. Nhưng cứ nói đến đánh nhau, tôi lại cứ muốn múa chân lên. Quên cả cái thân tù đáng nhẽ phải tìm cách thế nào cho được tự do. Tâm tính ngông nghênh của tôi muốn hung hăng trở lại như dạo trước.
(Trích Dế Mèn phiêu lưu ký, Tô Hoài)
a. Trong câu: “Hai cậu bé đem giam tôi vào một cái lồng tre gài then chắc chắn”, đâu là bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu?
b. Câu “Tôi đành nằm yên, chờ sự thay đổi nào đó mà tôi lại không thể tưởng tượng ra trước được” được viết theo kiểu câu gì?
c. Đặt câu với từ: chắc chắn, ngông nghênh.
Câu 2. Điền từ phù hợp:
Từ dùng ở miền Bắc |
Từ dùng ở miền Nam |
mẹ |
|
hoa |
|
tôi |
|
thìa |
|
bát |
|
quả dứa |
|
nói dối |
|
làm gì? |
Câu 3. Các câu sau sử dụng biện pháp gì?
a. Chị gió dạo chơi trên bầu trời.
b. Ban đêm, bầu trời giống như một tấm thảm nhung khổng lồ.
c. Chú ong chăm chỉ làm việc.
d. Hoa phượng giống như những cánh bướm rập rờn.
e. Cuốn sách này đã trở thành một người bạn thân thiết của em.
Câu 4. Kể về lễ hội đua thuyền trên quê hương em, trong đó có một câu được viết theo mẫu Khi nào?
Đề 17
Câu 1. Đọc và trả lời câu hỏi:
1. Ngày xưa, có một nông dân người Chăm rất siêng năng. Về già, ông để dành được một hũ bạc. Tuy vậy, ông rất buồn vì người con trai lười biếng. Một hôm, ông bảo con:
– Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm. Con hãy đi làm và mang tiền về đây!
2. Bà mẹ sợ con vất vả, liền dúi cho một ít tiền. Anh này cầm tiền đi chơi mấy hôm, khi chỉ còn vài đồng mới trở về đưa cho cha. Người cha vứt ngay nắm tiền xuống ao. Thấy con vẫn thản nhiên, ông nghiêm giọng:
– Đây không phải tiền con làm ra.
3. Người con lại ra đi. Bà mẹ chỉ dám cho ít tiền ăn đi đường. Ăn hết tiền, anh ta đành tìm vào một làng xin xay thóc thuê. Xay một thúng thóc được trả công hai bát gạo, anh chỉ dám ăn một bát. Suốt ba tháng, dành được chín mươi bát gạo, anh bán lấy tiền.
4. Hôm đó, ông lão đang ngồi sưởi lửa thì con đem tiền về. Ông liền ném luôn mấy đồng vào bếp lửa. Người con vội thọc tay vào lửa lấy ra. Ông lão cười chảy nước mắt:
– Bây giờ cha tin tiền đó chính tay con làm ra. Có làm lụng vất vả, người ta mới biết quý đồng tiền.
5. Ông đào hũ bạc lên và bảo :
– Nếu con lười biếng, dù cha cho một trăm hũ bạc cũng không đủ. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là đôi bàn tay con.
(Hũ bạc của người cha, Tiếng Việt 3, tập 1)
1. Anh con trai của ông lão trong câu chuyện là người như thế nào?
A. hiền lành
B. lười biếng
C. xấu xa
2. Ông lão đã yêu cầu anh con trai làm gì?
A. Đi làm và mang tiền về.
B. Hàng ngày ra đồng làm việc cùng ông.
C. Tiếp tục sống lường biếng, ăn bám
3. Thái độ của người con trai khi ông lão vứt tiền xuống ao?
A. Thản nhiên, không quan tâm
B. Đau đớn, xót xa
C. Buồn bã, tiếc nuối
4. Khi ông lão vứt tiền vào bếp lửa, người con trai đã làm gì?
A. Để số tiền đó bị đốt cháy.
B. Thọc tay vào lửa lấy ra.
C. Đổ nước để dập tắt ngọn lửa.
5. Câu chuyện khuyên con người điều gì?
A. Có làm lụng vất vả mới biết trân trọng đồng tiền.
B. Bàn tay lao động của con người tạo nên của cải.
C. Cả 2 đáp án trên
Câu 2. Tìm các sự vật được nhân hóa trong câu sau:
a. Đám mây khổng lồ giống như chiếc kẹo bông, đang trôi lững lời trên trời.
b. Trong vườn, anh Cam, chị Bưởi, bác Mít… tất cả đều đang vươn vai để đón lấy ánh nắng.
c. Anh xe đạp nằm im trong góc nhà.
d. Cô chích bông nhảy từ cành này sang cành khác.
Câu 3. Đặt câu với các từ: bảo vệ, quý giá.
Câu 4. Thuật lại ý kiến của các bạn trong nhóm về bảo vệ môi trường.
Đề 18
Câu 1. Tìm một số câu sử dụng biện pháp so sánh theo ví dụ sau:
– Khỏe như voi
– Chậm như rùa…
Câu 2. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trồng:
Hồi còn đi học, Hải rất say mê … . Từ căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe tất cả các … náo nhiệt, ồn ã của thủ đô. … kêu rền rĩ trong những đám lá cây bên đường. Tiếng kéo lách cách của những người bán thịt bò khô. … ô tô xin đường gay gắt. Tiếng còi tàu hoả thét lên và tiếng bánh sắt lăn trên đường ray ầm ầm.
Rồi tất cả như … hẳn để nghe tiếng đàn vi-ô-lông trên một cái ban công, tiếng pi-a-nô ở một căn gác.
Hải đã ra Cẩm Phả nhận … . Mỗi dịp về Hà Nội, Hải thích ngồi lặng hàng giờ để nghe bạn anh trình bày … Ánh trăng của Bét-tô-ven bằng đàn pi-a-nô. Anh cảm thấy …. và đầu óc bớt căng thẳng.
(dễ chịu, Tiếng còi, âm thanh, âm nhạc, công tác, bản nhạc, Tiếng ve, im lặng)
(SGK Tiếng Việt 3, tập 1)
Câu 3. Cho biết phần in đậm trong các câu dưới đây trả lời cho câu hỏi gì?
a. Vì còn nhỏ, nên em không được tham gia cách mạng.
b. Cây cầu này được làm bằng thép.
c. Mẹ may cho em một chiếc áo mới vì sắp đến Tết.
d. Chiếc khăn được dệt bằng lụa tơ tằm.
Câu 4. Viết một bức thư ngắn cho một người bạn nước ngoài để làm quen và bày tỏ lòng thân ái.
Đề 19
Câu 1. Đọc và trả lời câu hỏi:
Vừa tan học, các chữ cái và dấu câu đã ngồi lại họp. Bác chữ A dõng dạc mở đầu.
Thưa các bạn! Hôm nay, chúng ta họp để tìm cách giúp đỡ em Hoàng. Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu. Có đoạn văn bạn viết thế này: “Chú lính bước vào đầu chú. Đội chiếc mũ sắt dưới chân. Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi”.
Có tiếng xì xào:
– Thế nghĩa là gì nhỉ?
– Nghĩa là thế này: “Chú lính bước vào. Đầu chú đội chiếc mũ. Dưới chân đi đôi giày da. Trên chán lấm tấm mồ hôi”.
Tiếng cười rộ lên. Dấu Chấm nói:
– Theo tôi, tất cả là do cậu này chẳng bao giờ để ý đến dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, cậu ta chấm chỗ ấy.
Cả mấy dấu câu đều lắc đầu:
– Ẩu thế nhỉ!
Bác chữ A đề nghị:
– Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại nội dung câu văn một lần nữa đã. Được không nào?
(Cuộc họp của các chữ viết, Tiếng Việt 3, tập 1)
1. Lý do của cuộc họp giữa các chữ viết là gì?
A. Giúp đỡ Hoàng trong việc đặt dấu chấm câu.
B. Giúp đỡ Hoàng trong việc viết đúng chính tả
C. Giúp đỡ Hoàng trong việc viết chữ đẹp hơn.
2. Ai là người mở đầu cuộc họp?
A. Dấu Chấm
B. Dấu Phẩy
C. Bác chữ A.
3. Dấu Chấm được giao nhiệm vụ gì?
A. Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại nội dung câu văn một lần nữa.
B. Dấu Chân cần nhắc Hoàng đặt dấu chấm đúng chỗ.
C. Cả 2 đáp án trên
4. Ý nghĩa của câu chuyện?
A. Vai trò của việc viết đúng chính tả
B. Vai trò của dấu chấm câu.
C. Cả 2 đáp án trên
Câu 2. Gạch chân dưới sự vật được so sánh hoặc nhân hóa:
a. Đôi mắt của con mèo tròn như hai hòn bi ve.
b. Ngoài đồng, chú trâu đang chăm chỉ cày bừa.
c. Anh chổi rơm nằm im một góc.
d. Cô ấy xinh đẹp như một nàng tiên.
Câu 3. Đặt câu với các từ sau: tham lam, dũng cảm.
Câu 4. Hãy viết đoạn văn giới thiệu một người bạn trong tổ của em.
Đề 20
Câu 1. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Trung đoàn trưởng bước vào lán, nhìn cả đội một lượt. Cặp mắt ông ánh lên vẻ …, dịu dàng. Ông ngồi yên lặng một lúc lâu, rồi lên tiếng:
– Các em ạ, … chiến khu lúc này rất gian khổ. Mai đây chắc còn …, thiếu thốn hơn. Các em khó lòng chịu nổi. Nếu em nào muốn trở về sống với … thì trung đoàn cho các em về. Các em thấy …?
(Trích Ở lại với chiến khu, SGK Tiếng Việt 3, tập 2)
(thế nào, gia đình, trìu mến, hoàn cảnh, gian khổ)
Câu 2.
a. Tìm các từ chỉ những người hoạt động nghệ thuật.
b. Đặt câu với hai từ vừa tìm được.
Câu 3. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm dưới đây:
a. Chiếc khăn này được dệt bằng len.
b. Em rất thích bộ phim hoạt hình này.
c. Mẹ đã tặng em một chiếc xe đạp mới nhân dịp sinh nhật.
d. Em tưới cây để chúng luôn tươi tốt.
Câu 4. Em hãy kể về một buổi đi xem biểu diễn Xiếc.
Đề 21
Câu 1. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Bé kẹp tóc, thả ống quần xuống, lấy … của má đội lên đầu. Nó cố bắt chước … khoan thai của … khi cô bước vào lớp. Mấy đứa nhỏ làm y hệt đám …, đứng cả dậy, … cười chào cô.
(Cô giáo tí hon, SGK Tiếng Việt 3, tập 1)
( cô giáo, học trò, khúc khích, cái nón, dáng đi)
Câu 2. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Như thế nào?
a. Hoàng rất hiền lành và tốt bụng.
b. Cô giáo của em không những xinh đẹp mà còn dịu dàng.
c. Những bông hoa trong lọ vẫn còn tươi.
d. Chiếc quạt nan đã bị rách khá nhiều rồi.
Câu 3.
a. Kể tên 5 từ chỉ môn học.
b. Đặt 1 câu có sử dụng biện pháp so sánh.
Câu 4. Kể về ngày đầu tiên em đi học.
Đề 22
Câu 1. Đọc và trả lời câu hỏi:
Có lần, cô giáo cho chúng tôi một đề văn ở lớp: “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?”
Tôi loay hoay mất một lúc, rồi cầm bút và bắt đầu viết: “Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi soa”.
Đến đây, tôi bỗng thấy bí. Quả thật, ở nhà, mẹ thường làm mọi việc. Thỉnh thoảng, mẹ bận, định gọi tôi giúp việc này, việc kia, nhưng thấy tôi đang học, mẹ lại thôi.
Tôi nhìn sang Liu-xi-a, thấy bạn ấy đang viết lia lịa. Thế là tôi bỗng nhỡ có lần tôi nhặt thêm cả bít tất của mình, bèn viết thêm: “Em còn giặt bít tất”.
Nhưng chẳng lẽ lại nộp bài văn ngắn ngủn như thế này? Tôi nhìn xung quanh, mọi người vẫn viết. Lạ thật, các bạn viết gì mà nhiều thế? Tôi cố nghĩ, rồi viết tiếp: “Em giặt cả áo lót, áo sơ mi và quần”. Cuối cùng, tôi kết thúc bài văn của mình: “Em muốn giúp mẹ nhiều việc hơn, để mẹ đỡ vất vả”.
Mấy hôm sau, sáng chủ nhật, mẹ bảo tôi:
– Cô-li-a này! Hôm nay con giặt áo sơ mi và quần áo lót đi nhé!
Tôi tròn xoe mắt. Nhưng rồi tôi vui vẻ nhận lời, vì đó là việc làm mà tôi đã nói trong bài tập làm văn.
(Bài tập làm văn, SGK Tiếng Việt 3, tập 1)
1. Cô giáo đã ra đề văn như thế nào cho lớp?
A. Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?
B. Kể về một việc tốt của em.
C. Tả người mẹ của em.
2. Vì sao Cô-li-a thấy khó khi viết bài văn?
A. Ở nhà mẹ thường làm mọi việc.
B. Khi mẹ bận, muốn nhờ Cô-li-a giúp nhưng thấy bạn đang học lại thôi.
C. Cả 2 đáp án trên
3. Khi mẹ nhờ giặt áo sơ mi và quần áo lót, Cô-li-ao đã phản ứng như thế nào?
A. Cô-li-a tròn xoe mắt tỏ vẻ rất ngạc nhiên vì chưa bao giờ làm việc này.
B. Cô-li-a vui vẻ làm theo lời mẹ, vì nhớ ra đó là việc mình viết trong bài tập làm văn.
C. Cả 2 đáp án trên
4. Ý nghĩa của câu chuyện?
A. Lời nói phải đi đôi với việc làm.
B. Cần tự giác trong học tập
C. Nên chăm chỉ làm việc nhà.
Câu 2. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng, hình ảnh sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
“Chớp
Rạch ngang trời
Khô khốc
Sấm
Ghé xuống sân
Khanh khách
Cười
Cây dừa
Sải tay
Bơi
Ngọn mùng tơi
Nhảy múa”
(Mưa, Trần Đăng Khoa)
Câu 3. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu?
a. Trong vườn, vài chú gà kiếm ăn.
b. Chiếc lá trôi trên mặt nước.
c. Con cua đang bước đi trên bờ cát.
d. Dưới đất, chiếc rễ đang ngày càng to lên.
e. Mùa xuân, khóm hoa trong vườn bắt đầu nở rộ.
Câu 4. Viết một bức thư ngắn cho bạn kể những điều em biết về nông thôn.
Đề 23
Câu 1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Trận đấu vừa … thì Quang cướp được bóng. Quang bấm nhẹ bóng sang cánh phải cho Vũ. Vũ dẫn bóng lên. Bốn, năm … đội bạn lao đến. Vũ ngần ngừ giây lát. Chợt nhận ra cánh trái trống hẳn đi. Vũ chuyền bóng cho Long. Long như chỉ đợi có vậy, dốc bóng nhanh về phía … đối phương. Cái đầu húi cua của cậu bé chúi về phía trước. Bỗng một tiếng “kít… ít” làm cậu sững lại. Chỉ chút nữa là cậu tông phải xe gắn máy. Bác đi xe … làm cả bọn chạy … .
(Trận bóng dưới lòng đường, Tiếng Việt 3, tập 1)
(khung thành, nổi nóng, tán loạn, bắt đầu, cầu thủ)
Câu 2. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Bằng gì?
a. Những chiếc khung được làm bằng gỗ.
b. Hòa đã chép bài bằng chiếc bút mực mà mẹ tặng.
c. Vào dịp sinh nhật, mẹ đã tặng Lan một chiếc bánh làm bằng thạch.
d. Các bác nông dân cấy lúa bằng đôi bàn tay của mình.
Câu 3. Đặt câu với:
– Khỏe như voi
– Chậm như rùa
– Hiền như bụt
Câu 4. Viết một bức thư ngắn cho bạn thân.
Đề 24
Câu 1. Đọc và trả lời câu hỏi:
Mùa thu của em
Là vàng hoa cúc
Như nghìn con mắt
Mở nhìn trời êm.
Mùa thu của em
Là xanh cốm mới
Mùi hương như gợi
Từ màu lá sen.
Mùa thu của em
Rước đèn họp bạn
Hội rằm tháng tám
Chị Hằng xuống xem.
Ngôi trường thân quen
Bạn thầy mong đợi
Lật trang vở mới
Em vào mùa thu.
(Mùa thu của em, Tiếng Việt 3, tập 1)
1. Bài thơ tả những màu sắc nào của mùa thu?
A. Là vàng hoa cúc
B. Là xanh cốm mới
C. Cả 2 đáp án trên
2. Những hoạt động của học sinh vào mùa thu là?
A. Rước đèn họp bạn vào dịp Tết Trung Thu
B. Bước vào năm học mới với bạn bè, thầy cô mong chờ.
C. Cả 2 đáp án trên
3. Câu thơ:
“Là vàng hoa cúc
Như nghìn con mắt”
Là hình ảnh gì?
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Cả 2 đáp án trên
4. Bài thơ thể hiện tình cảm với mùa thu?
A. Yêu thích
B. Căm ghét
C. Vui vẻ
Câu 2. Đặt câu với các từ: sách giáo khoa, thời khóa biểu.
Câu 3. Điền dấu câu thích hợp:
Trên thế giới có hàng trăm nước () hàng nghìn dân tộc khác nhau. Mỗi nước, mỗi dân tộc có phong tục, tập quán riêng () Nhưng tất cả đều đang sống trong một ngôi nhà chung là trái đất và có chung những việc phải làm. Đó là bảo vệ hòa bình () bảo vệ môi trường sống () đấu tranh chống đói nghèo, bệnh tật…
(Ngôi nhà chung)
Câu 4. Em hãy viết một bức thư cho bạn ở một tỉnh miền Nam (hoặc miền Trung, miền Bắc) để làm quen và hẹn bạn cùng thi đua học tập.
Đề 25
Câu 1. Đọc và trả lời câu hỏi:
Ngày xưa, có một chàng thợ rèn tên là Rít. Chàng được một ông tiên tặng cho ba điều ước.
Nghĩ trên đời chỉ có vua là sung sướng nhất, Rít ước trở thành vua. Phút chốc, chàng đã đứng trong cung cấm tấp nập người hầu. Nhưng chỉ mấy ngày, chán cảnh ăn không ngồi rồi, Rít bỏ cung điện ra đi.
Lần kia gặp một người đi buôn, tiền bạc nhiều vô kể, Rít lại ước có thật nhiều tiền. Điều ước được thực hiện. Nhưng có của, Rít luôn bị bọn cướp rình rập. Thế là tiền bạc cũng chẳng làm chàng vui.
Chỉ còn điều ước cuối cùng. Nhìn những đám mây bồng bềnh trên trời, Rít ước bay được như mây. Chàng bay khắp nơi, ngắm cảnh trên trời dưới biển. Nhưng mãi rối cũng chán, chàng lại thèm được trở về quê.
Lò rèn của Rít đỏ lửa, ngày đêm vang tiếng búa đe. Sống giữa sự quý trọng của dân làng, Rít thấy sống có ích mới là điều đáng ước mơ.
(Ba điều ước, Tiếng Việt 3, tập 1)
1. Rít được ai tặng cho ba điều ước?
A. Một ông tiên
B. Một bà lão
C. Ngọc hoàng
2. Điều ước đầu tiên của Rít là gì?
A. Có nhiều tiền bạc
B. Trở thành vua
C. Được trẻ mãi
3. Rít thấy điều gì mới là điều đáng mơ ước?
A. Sống giữa sự quý trọng của dân làng.
B. Sống có ích
C. Cả 2 đáp án trên
4. Con người chỉ thực sự hạnh phúc khi?
A. Được lao động
B. Được mọi người yêu mến, trân trọng
C. Cả 2 đáp án trên
Câu 2. Tìm những hình ảnh được so sánh:
a. Cô giáo như mẹ hiền.
b.
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
c. Người ta là hoa đất.
d. Bầu trời như một tấm thảm khổng lồ.
Câu 3. Tìm bộ phận trả lời cho Ai/Cái gì/Con gì?
a. Con bướm đang đậu trên cánh hoa.
b. Chiếc bàn có bốn cái chân.
c. Em thích học môn Toán.
d. Cây cam được ông em trồng trong vườn.
Câu 4. Viết đoạn văn ngắn kể về môn thể thao mà em yêu thích.
Đề 26
Câu 1. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Ở nhiều nơi trong …, người ta dán … về buổi … của một … Trung Quốc nổi tiếng. Chiều nay, trường của Xô-phi và Mác tổ chức cho … đi xem. Nhưng hai … không dám xin tiền mua vé vì bố đang nằm viện, các em biết mẹ rất cần tiền.
(Nhà ảo thuật, Tiếng Việt 3, tập 2)
(nhà ảo thuật, quảng cáo, học sinh, chị em, biểu diễn, thành phố)
Câu 2. Đặt câu hỏi cho phần được in đậm.
a. Giọng hát của chị Mai nhẹ nhàng, cao vút.
b. Hùng không chỉ cao lớn mà còn rất khỏe.
c. Chiếc cốc đang nằm trên bàn đã bị bẩn.
d. Những cuốn sách nằm gọn gàng trên giá sách.
Câu 3. Đặt 2 câu có sử dụng hình ảnh nhân hóa.
Câu 4. Viết đoạn văn kể về một trò chơi mà em yêu thích.
Đề 27
Câu 1. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Núp đi Đại hội về giữa lúc Pháp …. lớn. Ban ngày anh …. đánh giặc, ban đêm kể chuyện Đại hội cho cả làng nghe. Lũ làng ngồi … anh. Ông sao Rua mọc lên giữa … như một chùm hạt ngọc. Tay Núp cầm quai súng chặt hơn. Anh nói với lũ làng: …. mình bây giờ mạnh hung rồi. Người Kinh, người Thượng, con gái, con trai, người già, người trẻ … đánh giặc, làm rẫy giỏi lắm. Ở đại hội, Núp cũng lên … làng Kông Hoa. Nghe xong, nhiều người chạy lên, đặt Núp trên vai, công kênh đi khắp nhà, mừng không biết bao nhiêu.
(Người con của Tây Nguyên, Tiếng Việt 3, tập 1)
(Đất nước, càn quét, chỉ huy, lòng suối, đoàn kết, kể chuyện, vây quanh)
Câu 2. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm:
a. Hòa rất khỏe mạnh và tốt bụng.
b. Chúng em đang dọn dẹp sân trường.
c. Vì Hoa không học bài nên cô giáo đã cho bạn điểm kém.
d. Hùng là một lớp trưởng gương mẫu.
Câu 3. Đặt câu với các từ: môi trường, bảo vệ.
Câu 4. Kể về một việc tốt mà em đã làm để bảo vệ môi trường.
Đề 28
Câu 1. Đọc và trả lời câu hỏi:
Tục lệ tổ chức Đại hội Thể thao Ô-lim-pích đã có từ gần 3000 năm trước ở nước Hy Lạp cổ.
Đại hội được tổ chức bốn năm một lần, vào tháng 7, thường kéo dài năm, sáu ngày. Trai tráng từ khắp nơi trên đất nước Hy Lạp đổ về thành phố Ô-lim-pi-a thi chạy, nhảy, bắn cung, đua ngựa, ném đĩa, ném lao, đấu vật… Những người đoạt giải được tấu nhạc chúc mừng và được đặt một vòng nguyệt quế lên đầu tượng trưng cho vinh quang, chiến thắng. Trong thời gian lễ hội, mọi cuộc xung đột đều phải tạm ngừng. Thành phố Ô-lim-pi-a trở nên đông đúc, tưng bừng, náo nhiệt vì sự có mặt của người tứ xứ.
Từ năm 1894, tục lệ tốt đẹp này được khôi phục và tổ chức trên phạm vi toàn thế giới. Ngọn lửa mang từ thành phố Ô-lim-pi-a tới được thắp sáng trong giờ khai mạc, báo hiệu bắt đầu những cuộc đua tài theo tinh thần hoà bình và hữu nghị.
(Ngọn lửa Ô-lim-pích, Tiếng Việt 3, tập 2)
1. Tục lệ tổ chức Đại hội Thể thao Ô-lim-pích đã có từ gần 3000 năm trước ở nước nào?
A. Hy Lạp cổ
B. Ai Cập
C. Trung Quốc
2. Đại hội được tổ chức mấy năm một lần?
A. 3 năm
B. 4 năm
C. 5 năm
3. Trong thời gian tổ lễ hội, việc gì phải tạm ngừng?
A. Mọi cuộc xung đột
B. Hoạt động tôn giáo
C. Việc buôn bán hàng hóa
4. Việc khôi phục và tổ chức trên phạm vi toàn thế giới của Đại hội có ý nghĩa gì?
A. Khuyến khích tinh thần thể thao của mọi người.
B. Tăng cường tinh thần đoàn kết, hữu nghị giữa các quốc gia.
C. Cả 2 đáp án trên.
Câu 2. Tìm các sự vật được nhân hóa trong câu sau:
a. Chị ngỗng bước đi một cách nặng nề.
b. Hoa Hồng tự tin sẽ giành chiến thắng trong cuộc thi của Chúa tể của những lời hoa.
c. Chàng dế đang bước đi rất mạnh mẽ.
d. Kim giây chăm chỉ làm việc cả ngày.
Câu 3. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu?
a. Vào ban đêm, đường phố trở nên vắng vẻ hơn.
b. Những chiếc bát nằm im trong chiếc rổ.
c. Chú chó nhỏ chạy bằng qua con đường lớn.
d. Chiếc điện thoại đang nằm trên bàn là của mẹ em.
Câu 4. Kể lại câu chuyện Người đi săn và con vượn.
Đề 29
Câu 1. Đặt 2 câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh.
Câu 2. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Bằng gì?
a. Hôm qua, tôi đến trường bằng xe đạp.
b. Bằng tấm lòng vị tha, bác Hòa đã giúp Minh nhận ra lỗi lầm.
c. Bức tranh của em được vẽ bằng bút chì.
d. Cuối tuần, em và chị Hà ra Hồ Gươm bằng xe buýt.
Câu 3. Tìm các từ chỉ các môn thể thao.
Câu 4. Tả cây phượng vĩ.
Đề 30
Câu 1. Cho đoạn trích:
“Ngày xưa, có một năm trời nắng hạn rất lâu, ruộng đồng nứt nẻ, cây cỏ trụi trơ, chim muông khát khô cả họng.
Cóc thấy nguy quá, bèn lên thiên đình kiện trời. Dọc đường, gặp Cua, Gấu, Cọp, Ong, Cáo. Tất cả đều xin đi theo.
Đến cửa nhà Trời, chỉ thấy một cái trống to, Cóc bảo :
– Anh Cua bò vào chum nước này, cô Ong đợi sau cánh cửa. Còn chị Cáo, anh Gấu, anh Cọp thì nấp hai bên.
Sắp đặt xong, Cóc một mình bước tới, lấy dùi đánh ba hồi trống. Thấy chú Cóc bé tẹo dám náo động thiên đình, Trời nổi giận, sai Gà ra trị tội. Gà vừa bay đến, Cóc ra hiệu, Cáo nhảy xổ tới, cắn cổ Gà tha đi. Trời sai Chó bắt Cáo. Chó mới ra tới cửa, Gấu quật Chó chết tươi. Trời càng tức, sai thần Sét trị Gấu. Thần Sét cầm lưỡi tầm sét hùng hổ đi ra, chưa kịp nhìn địch thủ đã bị Ong bay ra đốt túi bụi. Thần nhảy vào chum nước, lập tức Cua giơ càng ra kẹp. Thần đau quá, nhảy ra thì bị Cọp vồ.”
(Cóc kiện Trời, Tiếng Việt 3, tập 2)
1. Vì sao Cóc lên thiên đình kiện trời?
A. Trời nắng hạn hạn rất lâu, cây cỏ trụi trơ, chim muông khát khô cả họng.
B. Cóc muốn thay đổi tên gọi.
C. Cả 2 đáp án trên
2. Những ai cùng đi với Cóc?
A. Cua, Gấu, Cọp, Ong
B. Cua, Gấu, Cọp, Cáo
C. Cua, Gấu, Cọp, Ong, Cáo
3. Thấy chú Cóc bé tẹo dám náo động thiên đình, Trời như thế nào?
A. Vui vẻ cho mời Cóc vào.
B. Nổi giận, sai Gà ra trị tội
C. Nổi giận cho mời Cóc vào.
4. Trời sai ai ra trị Gấu?
A. Cáo
B. Hổ
C. Thần Sét
Câu 2. Đặt 2 câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi: Để làm gì?
Câu 3. Kể một số từ ngữ chỉ hoạt động.
Câu 4. Viết thư cho một người bạn đã lâu không gặp.
Đề 31
Câu 1. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Tiếng trống vật nổi lên dồn dập. Người tứ xứ đổ về như nước chảy. Ai ai cũng náo nức muốn xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ. Người ta chen lấn nhau, quây kín quanh sới vật, nhiều người phải trèo lên những cây cao gần đấy xem cho rõ.
Ngay nhịp trống đầu, Quắm Đen đã lăn xả vào ông Cản Ngũ. Anh vờn bên trái, đánh bên phải, dứ trên, đánh dưới, thoắt biến, thoắt hóa khôn lường. Trái lại, ông Cản Ngũ có vẻ lớ ngớ, chậm chạp. Hai tay ông lúc nào cũng dang rộng, để sát xuống mặt đất, xoay xoay chống đỡ… Keo vật xem chừng chán ngắt.
Ông Cản Ngũ bỗng bước hụt, mất đà chúi xuống. Quắm Đen nhanh như cắt, luồn qua hai cánh tay ông, ôm lấy một bên chân ông. Người xem bốn phía xung quanh reo ồ cả lên. Thôi thế là ông Cản Ngũ ngã rồi, nhất định ngã rồi, có khỏe bằng voi cũng phải ngã.
Tiếng trống dồn lên, gấp rút, giục giã. Ông Cản Ngũ vẫn chưa ngã. Ông vẫn đứng như cây trồng giữa sới. Còn Quắm Đen thì đang loay hoay, gò lưng lại, không sao bê nổi chân ông lên. Cái chân tựa như bằng cột sắt chứ không phải là chân người nữa.
Ông Cản Ngũ vẫn đứng nghiêng mình nhìn Quắm Đen mồ hôi mồ kê nhễ nhại dưới chân. Lúc lâu, ông mới thò tay xuống nắm lấy khố Quắm Đen, nhấc bổng anh ta lên, coi nhẹ nhàng như giơ con ếch có buộc sợi rơm ngang bụng vậy.
(Hội vật)
1. Trong văn bản có những nhân vật nào?
A. Ông Cản Ngũ
B. Quắm Đen
C. Cả A và B đều đúng
2. Khi ông Cản Ngũ bước hụt, Quắm Đen đã làm gì?
A. Quắm Đen nhanh như cắt, luồn qua hai cánh tay ông, ôm lấy một bên chân ông.
B. Quắm Đen ôm lấy cả người ông Cản Ngũ.
C. Quắm Đen vật ngã ông Cản Ngũ.
3. Ông Cản Ngũ đã đánh bại Quắm Đen như thế nào?
A. Chờ Quắm Đen đã mệt, ông ôm lấy chân rồi vật ngã.
B. Ông mới thò tay xuống nắm lấy khố Quắm Đen, nhấc bổng anh ta lên.
C. Cả A và B đều đúng.
Câu 2. Đặt câu với các từ sau: chậm chạp, chán ngắt.
Câu 3. Tìm những sự vật được so sánh trong các câu dưới đây:
a. Ông mặt trời giống như một quả bóng khổng lồ.
b. Những đám mây trắng như bông đang trôi trên bầu trời.
c. Ban đêm, bầu trời giống như một tấm thảm nhung khổng lồ.
d. Hai bàn tay của Phương như búp măng non.
Câu 4. Viết một đoạn văn kể về môn bơi lội.
Đề 32
Câu 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Trời túng thế, đành mời Cóc vào. Cóc tâu:
– Muôn tâu Thượng đế! Đã lâu lắm rồi, trần gian không hề được một giọt nước mưa. Thượng đế cần làm mưa ngay để cứu muôn loài.
Trời sợ trần gian nổi loạn, dịu giọng nói:
– Thôi cậu về đi. Ta sẽ cho mưa xuống!
Lại còn dặn thêm:
– Lần sau, hễ muốn mưa, cậu chỉ cần nghiến răng báo hiệu cho ta, khỏi phải lên đây!
Cóc về đến trần gian thì nước đã ngập cả ruộng đồng.
(SGK Tiếng Việt 3)
Từ đó, hễ Cóc nghiến răng là trời đổ mưa.”
1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào?
2. Cóc đã xin Trời điều gì?
3. Trời đã dặn Cóc điều gì?
Câu 2. Đặt 2 câu có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa.
Câu 3. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Để làm gì?
a. Hôm nay, chị Phương phải thức khuya để học bài.
b. Chị Hòa đã mua một chiếc máy giặt để tặng cho mẹ.
c. Để có được thành tích thi đấu tốt, Minh phải tập luyện rất chăm chỉ.
d. Hà đã dọn dẹp thật sớm để về nhà với mẹ.
Câu 4. Kể về hội thi thổi cơm.
Đề 33
Câu 1. Đặt dấu câu sau cho phù hợp:
Tôi chui tọt ngay vào hang [ ] lên giường nằm khểnh bắt chân chữ ngũ [ ] Bụng nghĩ thú vị [ ] “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè vỡ đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu!”.
Một tai hoạ đến mà đứa ích kỉ thì không thể biết trước được. Đó là: không trông thấy tôi, nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trong cửa hang. Chị Cốc liền quát lớn [ ]
– Mày nói gì [ ]
– Lạy chị, em nói gì đâu!
Rồi Dế Choắt lủi vào.
[ ] Chối hả? Chối này! Chối này!
(Trích Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài)
Câu 2. Các phần được gạch chân dưới đây trả lời cho câu hỏi gì?
a. Những rổ đào đầy ăm ắp .
b. Con đường làng được quét dọn sạch sẽ.
c. Ngày hôm qua, tôi đã đi chơi với bố mẹ.
d. Những bức tranh được đặt trên giá .
Câu 3. Thêm trạng ngữ cho các câu sau:
a. Em đi học.
b. Các bác nông dân đang làm việc.
c. Ai cũng háo hức đón Tết.
d. Bố đèo tôi đến trường bằng xe máy.
Câu 4. Tả một cảnh đẹp của quê hương.
………. Mời bạn đọc tham khảo chi tiết tại file tải dưới đây ……..
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài tập ôn hè môn Tiếng Việt lớp 3 (33 đề) Tài liệu học hè môn Tiếng Việt lớp 3 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.