Nhằm giúp học sinh củng cố kiến thức về đoạn văn và văn bản, Pgdphurieng.edu.vn sẽ giới thiệu tài liệu Bài tập đoạn văn và văn bản.
Hy vọng với nội dung chi tiết được chúng tôi tổng hợp, các bạn học sinh sẽ có thêm những kiến thức hữu ích cho bản thân.
Bài tập đoạn văn và văn bản
I. Đoạn văn là gì?
– Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.
– Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần (thường là đại từ, chỉ từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn và thường đủ hai phần chính.
– Các câu trong đoạn nhằm làm sáng tỏ, triển khai cụ thể nội dung của vấn đề.
– Có nhiều cách trình bày: diễn dịch, quy nạp, song hành…
II. Văn bản là gì?
Văn bản là chuỗi lời nói miệng, bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp thực hiện mục đích giao tiếp.
III. Nhận biết đặc điểm và loại văn bản
– Căn cứ vào sự có mặt hay không có mặt của các phương tiện phi ngôn ngữ để xác định được tính chất văn bản: văn bản thông thường hay văn bản đa phương thức.
– Những nhu cầu giao tiếp đa dạng dẫn đến việc hình thành nhiều loại văn bản khác nhau: văn bản thông tin, văn bản nghị luận, văn bản văn học. Có thể căn cứ vào chức năng chính mà một văn bản phải đảm nhiệm như thông tin, thuyết phục, hay thẩm mĩ để biết được văn bản thuộc loại nào.
IV. Nhận biết chức năng đoạn văn trong văn bản
Một đoạn văn có thể đảm nhiệm một trong các chức năng: mở đầu văn bản, trình bày một khía cạnh nào đó của nội dung chính, kết thúc văn bản hoặc mở rộng, liên kết vấn đề. Cần dựa vào vị trí (thứ tự) và nội dung của đoạn văn để xác định đúng chức năng của nó trong văn bản.
V. Bài tập ôn luyện
Câu 1. Nêu bằng chứng cụ thể để khẳng định “Hai loại khác biệt” là một văn bản?
Gợi ý:
- Có nhan đề: Hai loại khác biệt
- Chủ đề: Sự khác biệt trong cuộc sống
- Được cấu tạo thành từ nhiều đoạn văn, mỗi đoạn văn triển khai nội dung khác nhau nhưng vẫn hướng đến chủ đề chính của toàn văn bản.
- Kết cấu gồm 3 phần: mở, thân và kết.
Câu 2. Viết một đoạn văn với chủ đề tự chọn, được trình bày theo lối tổng phân hợp.
Gợi ý:
Buổi sáng mùa xuân trên quê hương em thật đẹp. Không khí rất trong lành và mát mẻ. Khi ông mặt trời dậy thật sớm để đánh thức mọi người sau một đêm dài. Những cô cậu nắng tinh nghịch cũng thức giấc, chạy nhảy tung tăng dưới mặt đất. Hạt sương đọng trên lá cây cũng dần tan biến. Làn gió khẽ lướt qua khiến những cành lá rung rinh. Đặc biệt nhất là bầu trời buổi sáng sớm, thật trong lành biết bao. Chị gió tung tăng nô đùa khắp nơi. Cô mây thì dạo chơi quanh những ngọn núi phía xa. Vài chú chim nhỏ cất tiếng hót đón chào ngày mới. Khu vườn trước nhà tràn ngập sắc xanh: màu xanh của thảm cỏ; màu xanh của lá cây; màu xanh của những trái cây chưa chín. Ngoài đường vẫn còn rất yên tĩnh. Thỉnh thoảng có những tiếng trò chuyện của các bác nông dân phải ra đồng làm việc. Chỉ một lúc sau, con đường đã ngập tràn tiếng cười nói, tiếng xe cộ… của những người đi học, đi làm. Khi được ngắm nhìn quê hương lúc này, em cảm thấy cô cùng hạnh phúc.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài tập Đoạn văn và văn bản Thực hành tiếng Việt 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.