Hôm nay, Pgdphurieng.edu.vn sẽ giới thiệu về tài liệu tham khảo Bài tập Dấu câu, giúp củng cố lại toàn bộ kiến thức về các loại dấu câu.
Nội dung chi tiết của tài liệu được chúng tôi đăng tải. Các bạn học sinh có thể tham khảo để nắm rõ hơn.
Bài tập Dấu câu
I. Tổng kết về dấu câu
Dấu câu |
Công dụng |
Ví dụ |
Dấu chấm |
Kết thúc câu tường thuật |
Tôi đang là học sinh lớp bảy. |
Dấu chấm hỏi |
Kết thúc câu nghi vấn |
Cậu đã làm bài tập chưa? |
Dấu chấm than |
Kết thúc câu cảm thán hoặc câu cầu khiến |
Ôi! Con thỏ mới đáng yêu làm sao! Hãy giúp tôi mang đến cho cô ấy! |
Dấu phẩy |
Ngăn cách giữa các từ, cụm từ trong một câu. |
Tôi rất thích đọc sách, nghe nhạc. |
Dấu ngoặc đơn |
Đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm) |
Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969) là vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam. |
Dấu hai chấm |
– Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó. – Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang). |
Như tôi đã nói: Anh ta rất xấu xí. Hồng nói: |
Dấu chấm lửng |
Thay thế phần ý không diễn đạt thành lời… |
Trong quá khứ, những vị anh hùng như Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi… đã đứng lên lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi. |
Dấu chấm phẩy |
Ngăn cách các bộ phận của câu |
Khi thưởng thức ca Huế, ta còn được ngắm nhìn những ca công trẻ ăn mặc theo đúng lễ nghĩa: nam áo the quần thụng, khăn xếp; nữ áo dài, khăn đóng, duyên dáng. |
Dấu gạch ngang |
Tách biệt các thành phần biệt lập hoặc báo hiệu một lời nói độc thoại hay đối thoại. |
– Cậu ăn cơm chưa? – Tớ mới ăn xong! |
Dấu ngoặc kép |
– Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn được dẫn trực tiếp. – Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hoặc có hàm ý mỉa mai. – Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san… được dẫn. |
– Hoa nói: “Chúng ta là một gia đình”. – Nhà này xưa nay quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ lại phải đề là cá “tươi”? – Trích “Hạt giống tâm hồn”… |
II. Bài tập về Dấu câu
Câu 1. Cho biết tác dụng của dấu ngoặc đơn hoặc dấu hai chấm trong các câu sau:
a.
“Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:
– Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?”
(Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng)
b. Thạch Lam (1910 – 1942) tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh (sau đổi thành Nguyễn Tường Lân) sinh tại Hà Nội, trong một gia đình công chức gốc quan lại.
c. Tiếng đòn gánh kĩu kịt nghe rõ rệt, khói theo gió tạt lại chỗ hai chị em: bác Siêu đã tới gần, đặt gánh phở xuống đường.
(Hai đứa trẻ, Thạch Lam)
d.
Phải chăng ngài muốn học sử dụng (theo kiểu Pháp) cái liềm của nhà nông cùng cái búa của thầy thợ để sau cuộc ngao du, đem về chút ấm no mà đám “dân” bất hạnh của ngài tới nay hoàn toàn chàng biết đến?
(Vi hành, Nguyễn Ái Quốc)
e. Sơn đã mặc xong áo ấm áp: cả cái áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm dài.
(Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam)
Gợi ý:
a. Dấu hai chấm, có tác dụng đánh báo trước lời đối thoại giữa Hồng và bà cô.
b. Dấu ngoặc đơn, có tác dụng đánh dấu phần bổ sung thêm về năm sinh, năm mất của tác giả Thạch Lam.
c. Dấu hai chấm, có tác dụng đánh dấu phần giải thích cho phần trước đó.
d. Dấu ngoặc đơn, đánh dấu cho phần giải thích.
e. Dấu hai chấm, đánh dấu cho phần giải thích.
Câu 2. Xác định công dụng của dấu ngoặc kép trong các câu sau:
a. Nó đưa cho tôi ba đồng mà bảo: “Con biếu thầy ba đồng để thỉnh thoảng thầy ăn quà; xưa nay con ở nhà mãi cũng không nuôi được bữa nào, thì con đi cũng chẳng phải lo; thầy bòn vườn đất với làm thuê làm mướn thêm cho người ta thế nào cũng đủ ăn; con đi chuyến này cố chí làm ăn, bao giờ có bạc trăm con mới về, không có tiền, sống khổ sống sở ở cái làng này, nhục lắm!…”.
(Lão Hạc, Nam Cao)
b. Lão kiếm được ít tiền bằng cách ngồi mẫu cho mấy nghệ sĩ trẻ trong khu “hoạ sĩ” ấy, những người không đủ tiền thuê người mẫu chuyên nghiệp.
(Chiếc lá cuối cùng, O. Henry)
Gợi ý:
a. Đánh dấu câu là lời dẫn trực tiếp, lời của con trai lão Hạc.
b. Đánh dấu từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt: khu “họa sĩ” – chỉ những nơi có nhiều họa sĩ sinh sống.
Câu 3. Viết một đoạn văn với chủ đề tự chọn có sử dụng dấu chấm lửng hoặc dấu chấm phẩy.
Gợi ý:
Thu về, thiên nhiên trở nên tuyệt đẹp. Bầu trời cao và trong xanh với những đám mây trắng bồng bềnh. Tia nắng vàng không còn chói chang, mà dịu dàng hơn. Từng cơn gió mùa thu se lạnh mang theo hương thơm của đồng lúa. Những chiếc lá trên cành cây dần ngả vàng. Hoa cúc, hoa sen rủ nhau khoe sắc tuyệt đẹp. Nhưng thu đẹp không chỉ ở cảnh sắc mà còn ở con người. Thu về, cũng là mùa lã lúc tựu. Sau một mùa hè sôi động, chúng em lại quay lại trường, gặp gỡ bạn bè và thầy cô trong niềm hân hoan. Năm học mới lại bắt đầu với những trải nghiệm mới đang chờ đợi phía trước. Mùa thu còn có cả dịp Tết Trung Thu mà trẻ con đều yêu thích. Đêm rằm tháng tám trẻ con cùng nhau rước đèn. Mọi người trong gia đình cùng nhau phá cỗ. Mâm cỗ có thật nhiều loại quả như bưởi, dưa hấu, táo, hồng… Đặc biệt là hương vị chiếc bánh Trung thu ngọt ngào – vị của tình thân. Mùa thu thật đáng yêu biết bao nhiêu.
Câu sử dụng dấu chấm lửng: Mọi người trong gia đình cùng nhau phá cỗ. Mâm cỗ có thật nhiều loại quả như bưởi, dưa hấu, táo, hồng…
Câu 4. Xác định tác dụng của dấu gạch ngang trong các trường hợp sau:
a.
Sơn cũng thấy lạnh, vội vơ lấy cái chăn trùm lên đầu rồi cất tiếng gọi chị. Mẹ Sơn nghe thấy, đặt chén nước chè xuống, bảo chị Lan:
– Con vào buồng lấy thúng áo ra mẹ mặc cho em, đi.
(Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam)
b. Hôm đó chú Tiến Lê – hoạ sĩ, bạn thân của bố tôi – đưa theo bé Quỳnh đến chơi.
(Bức tranh của em gái tôi, Tạ Duy Anh)
c.
Liên đếm lại những phong thuốc lào, xếp vào hòm các bánh xà phòng còn lại, vừa lẩm nhẩm tính tiền hàng. Hôm nay ngày phiên mà bán cũng chẳng ăn thua gì.
– Có phải buổi trưa em bán cho bà Lực hai bánh xà phòng không?
An ngẫm nghĩ rồi đáp:
– Vâng, bà ta mua hai bánh, còn cụ Chi lấy chịu nửa bánh nữa.
(Hai đứa trẻ, Thạch Lam)
d. Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt – cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt.
(Bến quê, Nguyễn Minh Châu)
Gợi ý:
a. Báo hiệu một lời nói trong đoạn đối thoại
b. Tách biệt thành phần biệt lập (họa sĩ, bạn thân của bố tôi)
c. Báo hiệu một lời nói trong đoạn đối thoại.
d. Tách biệt thành phần biệt lập ( cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt)
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài tập Dấu câu Thực hành tiếng Việt 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.