Bài diễn văn kỷ niệm ngày Thương binh liệt sỹ 27/7 mang tới 7 lời phát biểu, lời tri ân, tưởng nhớ những người anh hùng, thương binh liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập của dân tộc cho các bạn tham khảo để chuẩn bị thật chu đáo cho buổi lễ tưởng niệm 27/7.
Vào ngày thương binh liệt sĩ 27/7 thường diễn ra lễ tưởng niệm, các hoạt động thiết thực nhằm đền ơn đáp nghĩa các thương binh, thân nhân liệt sỹ, người có công với cách mạng. Và cũng không thể thiếu lời dẫn chương trình, bài phát biểu ý nghĩa. Vậy mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây:
Diễn văn kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7 – Mẫu 1
Kính thưa các đại biểu thương binh, thân nhân gia đình liệt sĩ,
Kính thưa quý vị đại biểu và các đồng chí,
Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, Đảng, Nhà nước và nhân dân các dân tộc xã Luận Thành luôn ghi nhớ những đóng góp to lớn của anh hùng liệt sĩ, thương bệnh binh trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Đây là trách nhiệm, tình cảm và nét đẹp nhân văn của dân tộc Việt Nam. Kỷ niệm Ngày Thương binh – Liệt sĩ hằng năm là dịp tri ân những anh hùng, liệt sĩ, người có công trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã anh dũng hy sinh hoặc để lại một phần thân thể ở chiến trường.
Kính thưa các đại biểu thương binh, thân nhân gia đình liệt sĩ,
Kính thưa quý vị đại biểu và các đồng chí,
Nhân dịp Kỷ niệm … năm ngày TBLS, thay mặt các đồng chí lãnh đạo xã .., tôi xin gửi tới các đồng chí thương bệnh binh, gia đình có công với nước lời chào trân trọng, lời thăm hỏi ân cần, lời tri ân sâu sắc nhất!
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc đã chứng kiến lớp lớp thế hệ người Việt Nam với tinh thần yêu nước, thương nòi; với ý chí kiên cường, bất khuất và lòng thủy chung, nhân hậu đã không tiếc máu xương, công sức của cải để giữ gìn độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc, xây đắp giang sơn. Với sự hy sinh của đông đảo quần chúng, của chiến sĩ, anh hùng kế tiếp nhau trong lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Máu đào của các liệt sĩ ấy đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh anh dũng của liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do”.
Chứng kiến những hy sinh, mất mát lớn của dân tộc, Người không chỉ dành tình cảm đặc biệt đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và gia đình có công với Tổ quốc “xin kính cẩn cúi chào vong linh các anh chị em đã bỏ thân vì nước và các đồng bào đã hy sinh trong cuộc đấu tranh cho nước nhà. Sự hy sinh đó không phải là uổng”.
Kế thừa truyền thống quý báu đó của dân tộc ta, trong thời đại Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân ta đã viết nên những trang sử vẻ vang trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm giành độc lập, tự do và thống nhất đất nước; với Cách mạng tháng Tám năm 1945, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; với chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, đánh đổ ách thực dân, giải phóng một nửa giang sơn. Và với ý chí “không có gì quý hơn độc lập tự do”, quân và dân ta đã tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trường kỳ gian khổ, làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, hàng triệu người con ưu tú của dân tộc ta, mà phần lớn là thanh niên đã hiến dâng tuổi thanh xuân và cả cuộc sống của mình cho đất nước. Họ ngã xuống trên chiến trường, hoặc khi trở về đã mang trên mình thương tật suốt đời. Hàng triệu thân nhân liệt sĩ, những bậc ông bà, cha mẹ, những người chồng, người vợ và những người con đã mãi mãi không thể gặp lại người thân yêu nhất của mình.
Cứ đến tháng bảy hàng năm, cả nước lại tràn ngập không khí tri ân những người có công với nước. Ngày càng có nhiều hoạt động đền ơn đáp nghĩa, quan tâm đời sống các gia đình liệt sĩ, thương binh, Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, chăm sóc nhà bia tưởng niệm, tổ chức những hoạt động về nguồn đầy xúc động… Tri ân những người hy sinh vì nước đã trở thành một nét đẹp văn hóa trong đời sống xã hội. Những việc làm đó còn có ý nghĩa giáo dục cho lớp trẻ hôm nay về một thời oanh liệt của đất nước, về đạo lý uống nước nhớ nguồn.
Kính thưa các đại biểu thương binh, thân nhân gia đình liệt sĩ,
Kính thưa quý vị đại biểu và các đồng chí,
Hôm nay, mọi người được sống trong thanh bình, chúng ta càng nhớ tới công lao và sự hy sinh to lớn của các thương binh và liệt sĩ. Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã đặc biệt quan tâm đến chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công.
Các cấp, các ngành, đoàn thể, Đảng và chính quyền địa phương, các cơ quan, trường trạm trên địa bàn trong và ngoài xã đã thể hiện bằng những việc làm thiết thực để chăm sóc sức khỏe, tạo công ăn việc làm, giúp đỡ về nhà ở; con em của họ được ưu tiên xét tuyển, giảm tiền đóng góp xây dựng trường, được tặng học bổng, trợ cấp, tổ chức tặng quà, thăm hỏi, động viên thương bệnh binh ốm đau…
Không những chăm lo người còn sống, chúng ta còn có nhiều hoạt động quan tâm chăm sóc nơi an nghỉ của những người đã khuất như: xây dựng đài tưởng niệm, cầu siêu cho hương hồn các liệt sĩ được ấm lòng nơi chín suối… phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” đã và đang lan tỏa sâu rộng ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương mang lại hiệu quả thiết thực.
Bằng tất cả sự thành kính và tin tưởng, chúng ta nguyện cầu Anh linh các Anh hùng liệt sỹ phù trợ cho huyện XX có thêm sinh khí mới, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đại hội Đảng bộ huyện XX lần XX, nhiệm kỳ 201X – 20XX đã đề ra. Đảng bộ, chính quyền, quân và dân huyện nhà xin hứa: sẽ kế thừa, phát huy xứng đáng sự nghiệp cách mạng vẻ vang mà Đảng và Bác Hồ kính yêu đã chọn.
Xin đời đời ghi nhớ công ơn các anh hùng liệt sĩ.
Xin kính chúc sức khỏe các vị đại biểu và các đồng chí.
Diễn văn kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7 – Mẫu 2
Kính thưa các Bà Mẹ Việt Nam anh hùng,
Kính thưa các vị lão thành cách mạng,
Kính thưa các đại biểu thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với nước,
Kính thưa quý vị đại biểu và các vị khách quý,
Kính thưa các đồng chí và các bạn cùng các em thân mến,
Trong những ngày tháng bảy lịch sử này, cùng với cả nước, thành phố, quận và phường đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh Liệt sỹ. Hôm nay, trường ……… trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh Liệt sỹ. Với lòng thành kính và biết ơn sâu sắc, thay mặt ban lãnh đạo trường ……………, tôi xin gửi đến các đồng chí thương binh, bệnh binh, các thân nhân liệt sĩ, các gia đình có công với cách mạng những tình cảm sâu nặng, lòng biết ơn sâu sắc cùng lời thăm hỏi ân cần, thân thiết nhất.
Kính thưa quý vị!
Trải qua các cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và bảo vệ tổ quốc của dân tộc. Đất nước ta và nhân dân ta, đã phải trải qua biết bao gian khổ, đau thương mất mát. Hàng triệu người con ưu tú đã anh dũng hy sinh trên khắp các chiến trường. Hàng ngàn, hàng vạn các đồng chí thương binh, bệnh binh đã để lại một phần cơ thể nơi chiến trường để cho chúng ta có được sống trong độc lập, tự do, hoà bình và phát triển như ngày hôm nay. Tổ quốc và dân tộc Việt Nam đời đời biết ơn các anh hùng liệt sỹ, biết ơn các đồng chí Thương binh, bệnh binh, những người có công với cách mạng, mãi mãi biết ơn các gia đình đã hiến dâng những người con, người chồng, người cha thân yêu của mình vì độc lập, tự do của Tổ Quốc. Ghi công, tôn vinh, tưởng nhớ và biết ơn những người có công với dân, với nước dó chính là bản chất và nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Để bày tỏ lòng biết ơn và thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”, “tri ân với những người đã khuất” – Đảng và Nhà nước ta vẫn luôn quan tâm đến công tác chăm sóc các đồng chí thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ. Hồ Chủ Tịch đã từng nói: “Thương binh, Bệnh binh, gia đình quân nhân, gia đình liệt sỹ là những người có công với Tổ quốc với nhân dân, cho nên bổn phận của chúng ta là phải biết ơn, phải thương yêu giúp đỡ họ”.
Tháng 6/1947, đại biểu của Tổng bộ Việt Minh, Trung ương Hội phụ nữ Cứu quốc, Trung ương Đoàn thanh niên Cứu quốc, Cục Chính trị quân đội quốc gia Việt Nam, Nha Thông tin Tuyên truyền cùng một số địa phương đã họp tại Đại Từ (Bắc Thái) để bàn về công tác thương binh, liệt sỹ và thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn một ngày nào đó làm ngày Thương binh Liệt sỹ. Sau khi xem xét, các đại biểu đã nhất trí chọn ngày 27/7 là ngày “Thương binh toàn quốc”. Từ năm 1955, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định đổi tên ngày ”Thương binh toàn quốc” thành “Ngày thương binh liệt sĩ” nhằm thể hiện đầy đủ hơn tình cảm của Đảng, nhà nước cùng nhân dân đối với tất cả những người đã hy sinh xương máu của mình cho Tổ quốc.
Kính thưa quý vị
Phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, lớp lớp các thế hệ thanh niên đã hăng hái lên đường tòng quân đánh giặc. Các anh đã chiến đấu anh dũng trên khắp các chiến trường, đóng góp cùng quân dân cả nước làm nên những chiến công hiển hách, vẻ vang, giải phóng toàn dân tộc, thống nhất đất nước, non sông thu về một mối. Ngày hôm nay, chúng ta tổ chức kỷ niệm ngày 27/7 không chỉ để tri ân các anh hùng liệt sĩ, những người có công với cách mạng mà còn là dịp để giáo dục cho thế hệ trẻ hôm nay, giáo dục học sinh trường ta về truyền thống yêu nước, truyền thống anh hùng bất khuất của cha anh. Cũng giống như ”Uống nước phải biết nhớ nguồn”, ”ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây” và đó chính là đạo lý cao đẹp mà biết bao thế hệ đã vun đắp.
Kính thư quý vị
Thưa toàn thể các đ/c CBGVNV!
Việc làm của các tổ chức và cá nhân trong nhà trường những năm qua về công tác thương binh – liệt sĩ có thể nói là một sự nỗ lực rất lớn nhưng so với công lao của các thương binh – liệt sĩ thì vẫn thật là ít ỏi và khiêm tốn. Trong thời gian tới, thay mặt lãnh đạo nhà trường, tôi đề nghị các đoàn thể, các tổ chức cùng toàn thể CBGVNV và học sinh hãy phát huy hơn nữa trách nhiệm của mình đối với công tác thương binh – liệt sĩ; dấy lên phong trào thi đua sôi nổi đều khắp mang lại hiệu quả thiết thực, nhằm làm cho công tác thương binh – liệt sĩ thật sự trở thành lương tâm, trách nhiệm và nghĩa vụ của tất cả những người đang sống.
Mặt khác, phải thường xuyên tuyên truyền nâng cao truyền thống yêu nước và đạo nghĩa “Uống nước nhớ nguồn” trong các tầng lớp nhân dân, làm cho mọi người nhận thức sâu sắc và trân trọng tri ân công lao to lớn của các Anh hùng liệt sĩ và những người có công với nước, để từ đó biến nhận thức và tình cảm tốt đẹp ấy thành hành động cách mạng thiết thực trong việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công và trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Và cũng nhân buổi lễ hôm nay, tôi xin được thiết tha kêu gọi các đồng chí thương binh, thân nhân thương binh liệt sĩ, hãy phát huy hơn nữa truyền thống cách mạng, gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào tại địa phương, trong mọi lĩnh vực công tác, giảng dạy cũng như học tập, từ đó góp phần tích cực vào việc xây dựng quê hương đất nước, xây dựng nhà trường ta ngày càng vững mạnh!
Kính thưa các đ/c CBGVNV!
Các em học sinh thân mến!
Chúng ta nhận thức sâu sắc rằng trong hàng trăm công việc mà toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân phải quyết tâm phấn đấu vì sự phát triển, sự giàu mạnh của quê hương, nhiệm vụ có ý nghĩa hết sức quan trọng, xuyên suốt các thời kỳ, giai đoạn của sự nghiệp Cách mạng chính là tập trung thực hiện tốt công tác Thương binh – Liệt sỹ và Người có công với nước. Và hoạt động đền ơn đáp nghĩa lớn nhất, quan trọng nhất chính là phát huy truyền thống, phát huy mọi nguồn lực tinh thần lẫn vật chất, cần kiệm, sáng tạo cũng như năng động trong xây dựng quê hương, đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, xây dựng quê hương phát triển về mọi mặt, kinh tế, xã hội thật sự văn minh, mọi người, mọi nhà đều có cuộc sống no ấm, hạnh phúc. Đó cũng chính là khát vọng của bao người đã ngã xuống, đó là mục tiêu mà để đạt được biết bao thế hệ đã nối tiếp nhau chiến đấu hy sinh. Đó cũng chính là quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương với các Anh hùng Liệt sỹ, với những thế hệ đi trước đã chiến đấu, hy sinh và với thế hệ con cháu mai sau.
Chính vì thế, thế hệ chúng ta hôm nay không chỉ chăm lo công việc hiện tại, mà cũng phải suy nghĩ và hành động theo gương những thế hệ đi trước, đồng thời bồi dưỡng cho thế hệ mai sau kế thừa xứng đáng sự nghiệp của cha anh. Tôi luôn tin tưởng chắc chắn rằng với truyền thống giàu lòng yêu nước, cần cù sáng tạo, nhân ái thủy chung, thường xuyên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chúng ta sẽ lập được thật nhiều thành tích hơn nữa để báo công với chủ tịch Hồ Chí Minh, với các anh hùng liệt sĩ trong năm học 2017- 2018 và những năm tới.
Tôi cũng xin thay mặt toàn thể cán bộ GVNV và các em học sinh, xin hứa sẽ kế thừa xứng đáng sự nghiệp cách mạng vẻ vang mà các anh hùng, liệt sĩ đã chuyển giao và nguyện: ”Đời đời nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ”!
Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc sức khỏe quý vị đại biểu!
Chúc cho các đồng chí cùng các em học sinh có mặt trong buổi lễ hôm nay những điều tốt đẹp nhất.
Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn!
Diễn văn kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7 – Mẫu 3
Kính thưa:
Các Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng;
Các Anh hùng lực lượng vũ trang;
Thưa các đồng chí và các bạn!
Trong không khí sôi nổi kỷ niệm XX năm ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2017) cho phép tôi được thay mặt Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh nhiệt liệt chào mừng và chúc sức khoẻ tới các Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng, các Anh hùng lực lượng vũ trang cùng các vị đại biểu khách quý, các đồng chí thương binh, bệnh binh, các gia đình liệt sĩ và toàn thể các đồng chí về dự Hội nghị. Nhân dịp này cho tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đối với các Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, các Anh hùng, Liệt sỹ, Thương binh, Bệnh binh cùng những người đã chiến đấu cho độc lập, tự do của Tổ quốc.
Hơn nửa thế kỷ qua dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã nhất tề đứng dậy quyết tâm thực hiện lợi kêu gọi của Bác Hồ vĩ đại ” Không có gì quý hơn độc lập tự do”, “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không làm nô lệ”, Nhân dân ta đã vượt qua bao khó khăn, trở ngại, gian khổ hy sinh để đánh thắng các thế lực xâm lược giành độc lập tự do, thống nhất Tổ Quốc.
Để làm nên chiến thắng to lớn ấy, đã có hàng triệu chiến sĩ, đồng bào ta đã chiến đấu và anh dũng hy sinh trên những chiến trường, những trận địa. Cùng với đồng bào cả nước, nhân dân tỉnh ta tiễn đưa hơn ………….. ngàn thanh niên ra chiến trường bảo vệ Tổ Quốc… Để đền đáp công ơn to lớn đó, kế tục và phát huy đạo lý ”Uống nước nhớ nguồn” của ông cha ta, trong những năm qua cùng với cả nước, Đảng bộ và nhân dân tỉnh ta đã hết lòng chăm lo đời sống vật chất lẫn tinh thần của thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, Bà mẹ Việt Nam Anh Hùng và người có công với cách mạng. Tuy là một tỉnh tuy kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, thế nhưng Đảng bộ và nhân dân tỉnh ta, bằng tình cảm và trách nhiệm đã thường xuyên làm tốt phong trào tình nghĩa ở khắp các địa phương trong tỉnh, với rất nhiều hoạt động phong phú, nhiều việc làm nhân ái chẳng hạn như: lập quỹ đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc bố, mẹ liệt sĩ cô đơn, con liệt sĩ mồ côi, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa, nhận chăm sóc thương binh, bệnh binh khó khăn,… Chúng ta không thể kể hết được những việc làm mà Đảng bộ, nhân dân ta, ở khắp mọi địa phương trong tỉnh đã và đang làm để có thể bày tỏ lòng biết ơn đối với anh chị em thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng trong những năm qua.
Thưa các đồng chí!
Cùng với những việc làm đó, chúng ta hết sức trân trọng và cảm động trước những cố gắng to lớn của đông đảo anh chị em thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng trong tỉnh, đã tự mình vượt lên trên mọi đau thương, mất mát mà khắc phục khó khăn nhiều mặt, tận tâm tận lực cống hiến phần sức lực còn lại cho công cuộc đổi mới đất nước, làm rạng rỡ thêm lời dạy của Bác Hồ là “Tàn nhưng không phế”, tiếp tục phát huy truyền thống của “Anh bộ đội cụ Hồ” nhằm xây dựng cuộc sống mới cho bản thân và gia đình, đóng góp công sức vào công cuộc xây dựng đất nước. Nhiều đồng chí đã nỗ lực vươn lên hăng hái tham gia lao động sản xuất và sản xuất giỏi, đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất kinh doanh, không những tìm được việc làm cho gia đình mình mà còn có thể giải quyết được nhiều lao động ở địa phương, nhiều tấm gương tiêu biểu mẫu mực cho chúng ta học tập và noi theo.
Ở tỉnh ta có rất nhiều tấm gương tiêu biểu, về dự Hội nghị hôm nay, có trên ………. đại biểu là các Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, các Anh hùng lực lượng vũ trang, các thương binh, Bệnh binh, gia đình liệt sĩ và rất nhiều các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong công tác thương binh, liệt sĩ, người có công và phong trào Đền ơn đáp nghĩa ở khắp các địa phương. Đây đều là những tấm gương hết sức tiêu biểu đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu vươn lên nối tiếp truyền thống anh hùng trong học tập, công tác và lao động, sản xuất, kinh doanh và hoạt động xã hội, nhiều anh chị em đã thành đạt, trở thành những bông hoa tươi đẹp trong rừng hoa đẹp đã vượt khó vươn lên trong lao động sản xuất, làm giàu chính đáng để ổn định đời sống gia đình, đóng góp xây dựng Quê hương ngày càng giàu và đẹp. Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và Nhân dân trong tỉnh nhiệt liệt biểu dương và ghi nhận các thành tích cố gắng của các đồng chí đã khắc phục khó khăn, gian khổ vươn lên xây dựng cuộc sống gia đình và góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
Với trách nhiệm và nghĩa tình sâu nặng, Ðảng, Nhà nước và nhân dân ta đã và đang làm rất nhiều việc để cuộc sống của các thương binh, thân nhân liệt sĩ và những người có công ngày càng được đầy đủ và tốt đẹp hơn, thế nhưng vẫn chưa đáp ứng được hết các yêu cầu. Khi mà còn rất nhiều những gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với nước cuộc sống còn nhiều khó khăn; việc chăm sóc sức khỏe khi đau yếu, việc chữa trị những vết thương chiến tranh, việc chăm lo học hành và giải quyết việc làm chưa được chu đáo và vẫn còn những người, những gia đình có công chưa được hưởng đầy đủ những chính sách ưu đãi của Ðảng và Nhà nước ta; và cho đến nay vẫn còn nhiều liệt sĩ chưa tìm được hài cốt, danh tính, đang để lại nỗi thương đau khắc khoải trong lòng những người thân cũng như trong mỗi chúng ta.
Đất nước ta đang bước vào một thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước vì dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Đó là mục tiêu đáp ứng khát vọng của toàn dân, do đó hơn lúc nào hết công tác Chăm sóc Thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với cách mạng vừa là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, vừa là trách nhiệm và tình cảm của toàn dân. Mặc dù trong những năm vừa qua chúng ta có rất nhiều cố gắng chăm lo cho công tác Thương binh – Liệt sĩ, thế nhưng so với yêu cầu, chúng ta còn cần phải cố gắng nhiều hơn nữa.
Tôi luôn tin tưởng các ngành, các cấp, những tập thể, cá nhân sẽ làm tốt hơn nữa công tác chăm sóc phụng dưỡng Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng, chăm sóc Thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng.
Cũng nhân dịp này, thay mặt Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQVN, tôi đề nghị các ngành, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị đóng quân trên địa bàn tiếp tục tổ chức thực hiện tốt hơn nữa các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, nhất là quan tâm đến công tác giáo dục đào tạo, dạy nghề, tạo việc làm cho những người có công và con em của họ; giúp đỡ thiết thực và có hiệu quả các gia đình chính sách về vật chất lẫn tinh thần, trước hết là đối với những người, những gia đình còn nhiều khó khăn trong cuộc sống để có thể thực hiện bằng được mục tiêu: các gia đình có công với nước đều có mức sống ngang bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư.
Một lần nữa, xin bày tỏ lòng biết ơn đối với anh chị em thương bệnh binh, các Mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình liệt sĩ, các gia đình có công với với cách mạng. Xin nhiệt liệt biểu dương các ngành, các địa phương, các tổ chức xã hội cùng các cá nhân đã đóng góp vào việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ. Mong rằng mỗi người, mỗi ngành, mỗi tổ chức xã hội, hãy làm thật tốt hơn nữa công tác chăm sóc Thương binh, liệt sĩ và người có công, coi đây là trách nhiệm, tình cảm và vinh dự của chúng ta, tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với người có công đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc và Bảo vệ tổ quốc Việt nam.
Chúc các đồng chí đại biểu thương binh, gia đình liệt sĩ, các đồng chí đại biểu về dự hội nghị sức khỏe, hạnh phúc.
Diễn văn kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7 – Mẫu 4
Kính thưa đồng chí …………………………………………………………
Kính thưa các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các đồng chí Thương, Bệnh binh, gia đình Liệt sỹ, gia đình có công cách mạng!
Kính thưa các đồng chí đại biểu, các vị khách mời
Trong những ngày tháng bảy lịch sử này, cùng với cả nước, cả tỉnh, huyện ta đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh Liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2017). Hôm nay, Huyện uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện long trọng tổ chức buổi Lễ trọng thể này. Thay mặt lãnh đạo và nhân dân huyện nhà, tôi xin gửi đến các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các đồng chí Thương binh, Bệnh binh, các thân nhân Liệt sỹ và gia đình có công cách mạng những lời thăm hỏi ân cần, lòng biết ơn vô hạn và những tình cảm thắm thiết nhất.
Kính thưa các đồng chí và toàn thể đồng bào!
Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời. Từ đây, nhân dân Việt Nam vươn lên làm chủ cuộc đời của mình trong độc lập, tự do, hạnh phúc. Thành công ấy, hạnh phúc ấy được đổi bằng xương máu, sự hy sinh của biết bao đồng bào, chiến sỹ. Đã có hàng triệu đồng bào, đồng chí mãi mãi nằm xuống vì sự nghiệp Cách mạng và nhiều người trở về đã không còn nguyên vẹn, một phần thân thể của họ nằm lại nơi chiến trường.
Được Bác Hồ khởi xướng tháng 6 năm 1947, tại xã Phú Minh – Đại Từ (Thái Nguyên) các cơ quan Chính phủ, các Hội và Đoàn thể chính trị ở Trung ương đã tổ chức một Hội nghị quan trọng quyết định chọn ngày 27/7/1947 làm ngày “Thương binh toàn quốc”. Lần đầu tiên sau khi giành được độc lập, một cuộc mít tinh lớn đã được tổ chức tại xã Hùng Sơn – Đại Từ – Thái Nguyên trang trọng đọc bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào cả nước, Người căn dặn yêu “ Thương binh, gia đình Liệt sỹ là người có công với nước, vì vậy bổn phận của chúng ta là phải đền ơn giúp đỡ họ”.
70 năm đã trôi qua nhưng lời dạy của Bác Hồ kính yêu vẫn nóng hổi trong trái tim mỗi người chúng ta:“Máu đào của các Liệt sỹ đã làm cho lá cờ Cách mạng thêm đỏ chói, sự hy sinh Anh dũng của các Liệt sỹ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do, nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn các Liệt sỹ”. Lời Người như thôi thúc, nhắc nhở chúng ta về đạo lý làm người, đạo lý “Ăn quả nhớ người trồng cây”. Từ đó, ngày 27/7 đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một ngày thiêng liêng nhất – ngày của mọi người, mọi nhà và toàn xã hội bày tỏ lòng tri ân các Anh hùng -Liệt sỹ và bằng những việc làm thiết thực chăm sóc giúp đỡ Thương, Bệnh binh, gia đình có công Cách mạng.
Kính thưa quí vị đại biểu, thưa toàn thể đồng bào!
Quê hương Tiên Phước chúng ta tự hào là nơi có phong trào cách mạng liên tục bền bỉ qua suốt các thời kỳ lịch sử. Dù phải trải qua nhiều hy sinh gian khổ nhưng vẫn kiên cường, bất khuất, các thế hệ nhân dân Tiên Phước kế tiếp nhau cùng nhân dân cả nước quyết tâm đánh đổ cường quyền để mưu cầu độc lập, dân quyền, hạnh phúc. Đặc biệt từ khi có Đảng lãnh đạo thì chủ nghĩa Anh hùng cách mạng của nhân dân huyện nhà càng được nhân lên bội phần và suốt trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hình ảnh toàn dân đánh giặc là sự thể hiện sinh động lòng yêu nước, tinh thần xả thân vì độc lập, tự do của toàn thể nhân dân Tiên Phước. Người người sẵn sàng kề vai sát cánh cùng nhau đứng lên đấu tranh trực diện với quân thù. Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân ta nổ ra hết sức quyết liệt. Và có biết bao đồng bào, đồng chí của ta đã ngã xuống trên mảnh đất này. Hơn 330 đồng bào, đồng chí hy sinh trong cuộc đấu tranh Cây Cốc Tiên Thọ vào tháng 10 năm 1954; gần 400 cán bộ, đảng viên và những người yêu nước của ta đã bị địch sát hại dã man trong các vụ thảm sát ở Sơn – Cẩm – Hà trong năm 1955 là chứng tích về tội ác tày trời mà bè lũ phản động đã gieo rắc trên quê hương chúng ta. Rồi những tháng ngày đen tối dưới ách thống trị đẫm máu và rùng rợn của quân đao phủ Mỹ – Diệm với những chiêu bài “quét sách địa bàn”, “Huấn chính tố cộng” dã man của kẻ thù, hàng ngàn người con ưu tú của Tiên Phước đã Anh dũng hy sinh. Sự hy sinh Anh dũng của các đồng chí, đồng bào đã thổi bùng ngọn lửa căm hờn trong lòng dân Tiên Phước, để rồi 21 năm sau, ngọn lửa ấy đã thiêu cháy sự tàn bạo và hiếu chiến của bè lũ Mỹ – Ngụy, ghi tiếp những trang sử hào hùng vang dội chiến công.
Lịch sử Cách mạng huyện nhà mãi mãi biết ơn và ghi danh các Anh hùng Liệt sĩ đã xả thân vì quê hương đất nước. Dũng khí Cách mạng kiên trung bất khuất của các đồng chí Nguyễn Liệu, Nguyễn Hữu Ngọc, Đào em, Phạm Hàn… Tinh thần chiến đấu dũng cảm, ngoan cường của các Anh hùng Liệt sĩ Trần Ngọc Sương, Lê Duy Đình, Nguyễn Có, Trần Đình Cường, Nguyễn Hữu Cầu, Phạm Mới và biết bao tấm gương liệt sĩ khác là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa Anh hùng Cách mạng. Cùng với những chiến sỹ ngày đêm chiến đấu trên các chiến trường, biết bao đồng bào đã tham gia vào các phong trào đấu tranh chính trị, binh địch vận, thi đua sản xuất, nuôi dấu, che chở, bảo vệ cán bộ, bảo vệ cơ sở Cách mạng. Hình ảnh đồng chí Bùi Phụng vác tấm ván xông tới cản đường đạn của giặc trong cuộc đấu tranh Cây Cốc, bác Trần Ngọc Hoàng dẫn đầu đoàn biểu tình xông vào tiến công địch và Anh dũng hy sinh. Hình ảnh mẹ Nhạn, bác Nghiêm hiên ngang trong đoàn quân đấu tranh chính trị xông vào ấp chiến lược của địch, mẹ Trĩ 11 năm trời sắt son cất giữ lá cờ Đảng trong sự truy tìm lùng sục của bọn giặc, mẹ Thịnh, mẹ Hòa cất giấu từng lon gạo, hạt muối để tiếp tế cho Cách mạng. Và kể sao hết những tấm gương dũng cảm kiên trì bám trụ “một tấc không đi, một li không rời” quyết tâm bảo vệ Đảng, bảo vệ Cách mạng, những hình ảnh mà hôm nay nhắc lại, chúng ta không khỏi xúc động và tự hào về người dân và mảnh đất Tiên Phước Anh hùng, kiên cường, chung thuỷ. Biết bao người con ưu tú của quê hương đã ngã xuống hoặc mang thương tật suốt đời, những người cha, người mẹ, người vợ và những người con mãi mãi không thể gặp lại người thân yêu nhất của mình.
Tại buổi lễ trọng thể này, chúng ta kính cẩn tri ân đồng bào đồng chí các Anh hùng Liệt sỹ những người con ưu tú của quê hương đã không tiếc máu xương vì nền độc lập tự do của Tổ quốc, để hôm nay đất nước trường tồn, quê hương hồi sinh, phát triển.
Kính thưa quí vị đại biểu, thưa toàn thể đồng bào!
Sau ngày đất nước thống nhất, chúng ta có những điều kiện thuận lợi hơn để làm tốt công tác Thương binh, Liệt sỹ, giải quyết chu đáo hơn, đạt được kết quả lớn hơn trong thực hiện chính sách, chế độ cũng như trong cuộc vận động toàn dân chăm sóc Thương, Bệnh binh, gia đình Liệt sỹ, gia đình có công Cách mạng. Công tác tìm kiếm, xác minh đề nghị công nhận Liệt sỹ, Thương binh, Bệnh binh được tập trung cao. Toàn huyện đã xét và đề nghị Nhà nước công nhận, suy tôn và tặng Bằng Tổ quốc ghi công cho trên 4.100 Liệt sỹ, giải quyết chế độ cho trên 12.560 thân nhân Liệt sỹ; xác nhận và giải quyết chế độ Thương Bệnh binh và người hưởng chính sách như Thương binh cho trên 784 người; thực hiện trợ cấp cho trên 1.848 người tham gia kháng chiến; giải quyết chế độ một lần cho trên 206 người tham gia kháng chiến bị tù đày; giải quyết chế độ cho trên 2.026 người có công giúp đỡ Cách mạng; 162 người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học; 7 cán bộ Tiền khởi nghĩa. Tập trung triển khai có hiệu quả Pháp lệnh ưu đãi người có công Cách mạng, xác lập thủ tục, hồ sơ đề nghị Chủ Tịch Nước tuyên dương danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng cho 331 Mẹ, hiện nay 18 Mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống phong tặng danh hiệu AHLLVT cho 11 tập thể và 03 cá nhân.
65 năm qua, chính sách ưu đãi về người có công đã không ngừng đổi mới hoàn thiện, trở thành chính sách lớn, quan trọng trong hệ thống chính sách xã hội của Đảng, Nhà nước ta, đã đi vào cuộc sống, tạo sự đồng thuận giữa ý Đảng, lòng dân, góp phần ổn định xã hội, tạo tiền đề thuận lợi để thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Trân trọng và ghi nhận sự hy sinh, đóng góp to lớn của quân và dân huyện nhà trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm; kế tục, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” và để thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu, 65 năm qua, dù ở giai đoạn lịch sử nào Đảng, Nhà nước đã không ngừng phấn đấu, khắc phục mọi khó khăn, thực hiện tốt hơn hơn công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với Thương binh, Bệnh binh, gia đình Liệt sỹ và người có công với nước.
Bằng những việc làm thiết thực thông qua các phong trào như xây dựng nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng, chăm sóc Thương binh, Bệnh binh nặng và đỡ đầu con Liệt sỹ nhân dân huyện nhà đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, tình cảm, đạo lý đối với những người đã chịu nhiều mất mát, hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Mặt trận và các Đoàn thể, các tổ chức xã hội, cơ quan, trường học, các địa phương, đơn vị lực lượng vũ trang đã tích cực tham gia vào các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” “Áo lụa tặng Bà”, “Đi tìm địa chỉ đỏ”, “Đỡ đầu con liệt sỹ”, “Xoá nhà tạm cho đối tượng chính sách”, “Giúp đỡ cha mẹ liệt sỹ neo đơn”, “Phụng dưỡng mẹ Việt Nam Anh hùng”, “xã, thị trấn làm tốt công tác chính sách người có công”, chương trình “Ổn định đời sống Thương, Bệnh binh nặng”, phong trào đóng góp xây dựng Qũy Đền ơn đáp nghĩa, sổ tiết kiệm, xây dựng nhà tình nghĩa, các phong trào giúp vốn và hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho nông dân, phụ nữ trong diện chính sách đã đem lại những kết quả đáng khích lệ. Hầu hết các Thương binh nặng đều phát huy tốt truyền thống Cách mạng, vượt khó vươn lên, ổn định đời sống. Hoàn thành cơ bản việc giải quyết chế độ B, C, K theo Nghị định 23 của Chính phủ và thực hiện hỗ trợ cải thiện nhà ở cho cán bộ hoạt động Cách mạng từ trước tháng 8 năm 1945. Đề án xóa nhà tạm cho các đối tượng chính sách đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các cá nhân, đơn vị trong và ngoài huyện. Ngoài việc tham gia đóng góp vào Quỹ đền ơn đáp nghĩa, Quỹ xoá nhà tạm, nhân dân các địa phương đã tích cực tham gia hàng ngàn ngày công giúp đỡ các gia đình chính sách sửa chữa nhà ở xiêu vẹo, dột nát; kết quả toàn huyện đã hỗ trợ cải thiện nhà ở cho 1.137 đối tượng có khó khăn đặc biệt, trong đó xây mới 564 nhà, hỗ trợ sửa chữa 573 nhà, tổng kinh phí đầu tư trên 14 tỷ đồng và trên 615 sổ tiết kiệm tình nghĩa tặng cho những gia đình chính sách tiêu biểu gặp khó khăn trong cuộc sống với số tiền trên 300 triệu đồng.
Song song với việc thực hiện các chế độ chính sách ưu đãi người có công và phát động các phong trào đền ơn đáp nghĩa, đã tích cực huy động lực lượng sưu tra, qui tập hài cốt liệt sỹ vào nghĩa trang. Đến nay toàn huyện có 06 Nhà bia, 09 Đài tưởng niệm, 15/15 xã, thị trấn đã có Nghĩa trang Liệt sỹ với 4.158 mộ được qui tập. Huyện đã đầu tư nâng cấp Nghĩa trang Liệt sỹ Tiên Kỳ thành Khu tưởng niệm các Anh hùng – Liệt sỹ của huyện. Công tác sửa chữa, tôn tạo các công trình tưởng niệm được thực hiện thường xuyên đã góp phần làm tăng vẻ mỹ quan, tạo không gian trang nghiêm để mọi người đến thăm viếng, tưởng niệm, tri ân những người đã khuất.
Phát huy truyền thống Cách mạng, gia đình chính sách đã tham gia đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương. Qua các phong trào thi đua đã xuất hiện hàng trăm, hàng ngàn Thương Binh, Bệnh binh, gia đình Liệt sỹ, Người có công Cách mạng xuất sắc, điển hình trên các lĩnh vực phát triển kinh tế và tham gia hoạt động xã hội. Đặc biệt là các đồng chí Thương binh, Bệnh binh, các gia đình chính sách đã vượt qua khó khăn, bệnh tật nỗ lực vươn lên thoát nghèo và tích cực tham gia phong trào đền ơn đáp nghĩa và đã dành một phần thu nhập giúp đỡ các gia đình, đối tượng chính sách còn neo đơn, khó khăn, trở thành những hình ảnh đẹp, đáng trân trọng.
Kính thưa các đồng chí và toàn thể đồng bào!
Những thành tích có ý nghĩa chính trị, xã hội, nhân văn sâu sắc của công tác Thương binh – Liệt sỹ trong 65 năm qua của huyện ta là hết sức quan trọng. Thể hiện sự trân trọng, ghi nhận của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đối với những người đã không tiếc máu xương vì sự nghiệp đấu tranh Cách mạng thống nhất đất nước. Thông qua sự chăm sóc, giúp đỡ của Đảng, Nhà nước và nhân dân các đối tượng chính sách cảm thấy ấm lòng và tự hào những gì mình đã đóng góp cho Tổ quốc, cho nhân dân. Từ đó tăng thêm ý chí, nghị lực để vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống, tiếp tục có những đóng góp mới cho công cuộc xây dựng quê hương đất nước hôm nay.
Mặc dầu đạt được những kết quả quan trọng, nhưng công tác Thương binh – Liệt sỹ và Người có công Cách mạng ở địa phương vẫn còn những khó khăn, hạn chế, thiếu sót: Phong trào đền ơn đáp nghĩa tuy đã được nhiều người hưởng ứng và tâm huyết đem lại kết qủa, song việc huy động các lực lượng xã hội tham gia chưa triệt để, thường xuyên. Việc chăm sóc các đối tượng chính sách có nơi, có lúc chưa chu đáo, chưa đáp ứng tâm tư nguyện vọng của đối tượng. Giải quyết chế độ người có công cách mạng còn chậm, có sai sót, đến nay vẫn còn những trường hợp chưa được kiểm tra, xác minh, đề nghị công nhận. Công tác sưu tra qui tập mộ liệt sỹ chưa đạt kết quả như mong muốn. Đời sống của một bộ phận chính sách còn khó khăn nhất là ở những xã có số lượng đối tượng chính sách đông, nhiều con em gia đình liệt sỹ, thương binh chưa có việc làm ổn định.
Kính thưa các đồng chí và toàn thể đồng bào!
Những thành quả đạt được trong công tác Thương binh Liệt sĩ ở huyện ta thời gian qua là vô cùng quan trọng. Song trong xu thế phát triển hiện nay, khi đời sống xã hội không ngừng được nâng lên, thì việc chăm lo cho đối tượng chính sách cũng đặt ra nhiều yêu cầu mới. Đòi hỏi trách nhiệm của các cấp, các ngành và cộng đồng xã hội cần tiếp tục quan tâm, giúp đỡ nhiều hơn nữa đối với gia đình chính sách và những người có công với nước. Trong thời gian đến, cùng với việc tập trung phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng quê hương giàu mạnh, công tác chăm sóc người có công phải được xem là nhiệm vụ hàng đầu, thường xuyên và liên tục, lâu dài.
Trước hết phải đặc biệt quan tâm thực hiện tốt việc giáo dục ý thức chính trị, tư tưởng, truyền thống cách mạng, khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là lớp trẻ. Qua đó hun đúc thêm ý chí “không có gì quí hơn độc lập tự do”, ý chí tự cường dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước, yêu Chủ nghĩa xã hội, tin tưởng tuyệt đối vào sự nghiệp Cách mạng do Đảng ta lãnh đạo. Biến tư tưởng nhận thức trở thành sức mạnh nguồn lực to lớn của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân huyện nhà trong tiến trình xây dựng phát triển quê hương và thực hiện tốt chính sách Thương binh Liệt sỹ và Người có công với nước. Tăng cường tuyên truyền phổ biến giáo dục sâu rộng trong nhân dân các chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước đối với thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công, nhất là các chế độ chính sách mới ban hành.
Tiếp tục thực hiện đầy đủ và kịp thời chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với Thương binh Liệt sỹ và người có công cách mạng. Tập trung giải quyết dứt điểm hồ sơ còn tồn đọng và đẩy nhanh tiến độ xác nhận, thẩm định đề nghị giải quyết chế độ trợ cấp đối với Thương binh, Bệnh binh, thân nhân gia đình Liệt sỹ và Người có công. Tăng cường việc kiểm tra, giám sát đảm bảo cho việc thực hiện chính sách với người có công đúng đối tượng, hiệu quả. Đẩy mạnh công tác tìm kiếm, sưu tra, quy tập mộ Liệt sỹ vào nghĩa trang. Xây dựng, cải tạo, nâng cấp nghĩa trang liệt sỹ, Nhà bia, Đài tưởng niệm ghi công các Anh hùng, Liệt sỹ, đồng bào, đồng chí đã hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Đẩy mạnh các hoạt động xã hội hoá công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, mở rộng phong trào “Toàn dân chăm sóc Thương binh, gia đình Liệt sỹ, Người có công”, động viên các gia đình chính sách tích cực tham gia các hoạt động xã hội, vươn lên bằng ý chí, nghị lực của bản thân, phát triển kinh tế, ổn định và nâng cao mức sống. Đặc biệt quan tâm hỗ trợ tạo điều kiện trong học tập, đào tạo thế hệ con, cháu Liệt sỹ, Thương binh, Bệnh binh trở thành những cán bộ, người lao động có đủ đức, đủ tài tiếp nối sự nghiệp Cách mạng của cha anh. Phát huy các yếu tố điển hình, bài học kinh nghiệm của các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị, cá nhân làm tốt công tác Thương binh Liệt sỹ và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, làm nòng cốt để nhân rộng phong trào. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những nhân tố mới, điển hình mới là các Thương, Bệnh binh, gia đình Liệt sỹ, Người có công đã tự lực tự cường vươn lên trong sản xuất kinh doanh, học tập, công tác, trở thành “Người công dân kiểu mẫu” và “Gia đình Cách mạng gương mẫu”.
Kính thưa các đồng chí và toàn thể đồng bào!
Kỷ niệm 65 năm Ngày Thương binh – Liệt sỹ là việc làm có ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc, thể hiện sự trân trọng quá khứ, chăm lo xây dựng hiện tại và hướng đến tương lai. Tri ân các Anh hùng Liệt sỹ đã trở thành truyền thống, là nghĩa cử của thế hệ đi sau đối với những người đã xả thân vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước và Anh hùng Cách mạng đã trở thành truyền thống quý báu vô giá của nhân dân ta cần phải được giữ gìn và phát huy trong công cuộc xây dựng và phát triển quê hương Tiên Phước hôm nay và mãi mãi mai sau. Đảng ta, Nhà nước ta, nhân dân ta đời đời biết ơn công lao và sự hy sinh to lớn của các Anh hùng, Liệt sỹ, các Thương binh, Bệnh binh và những người có công với Cách mạng. Thay mặt Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện, một lần nữa xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các đồng chí Thương binh, Bệnh binh, thân nhân gia đình Liệt sỹ, gia đình có công Cách mạng đã hy sinh máu xương cho sự nghiệp Cách mạng của Đảng, của dân tộc, làm rạng rỡ cho quê hương Tiên Phước Anh hùng. Mong tất cả các đồng chí Thương binh, Bệnh binh, thân nhân gia đình Liệt sỹ tiếp tục phát huy truyền thống bộ đội cụ Hồ, truyền thống cách mạng gắng sức cùng với Đảng, Nhà nước khắc phục khó khăn, vươn lên thoát khỏi đói nghèo, làm giàu cho gia đình và xã hội. Xin nhiệt nhiệt liệt biểu dương và cảm ơn các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, lực lượng vũ trang nhân dân, các ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, các tập thể và cá nhân trong cộng đồng đã có những đóng góp to lớn và ý nghĩa cùng Nhà nước chăm lo đời sống tinh thần, vật chất đối với Thương binh, gia đình Liệt sỹ và Người có công với nước trong những năm qua. Trong điều kiện một huyện miền núi còn khó khăn, công tác chăm sóc người có công chưa thể đáp ứng tâm tư nguyện vọng của đối tượng, thì sự giúp đỡ kịp thời của cộng đồng, xã hội là việc làm có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đáng biểu dương, trân trọng.
Chúng ta nhận thức sâu sắc rằng trong hàng trăm công việc mà toàn Đảng, toàn dân huyện nhà phải quyết tâm phấn đấu vì sự phát triển, sự giàu mạnh của quê hương, nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng, xuyên suốt các thời kỳ, giai đoạn của sự nghiệp Cách mạng là tập trung thực hiện tốt công tác Thương binh – Liệt sỹ và Người có công với nước. Và hoạt động đền ơn đáp nghĩa lớn nhất, quan trọng nhất chính là phát huy truyền thống, phát huy mọi nguồn lực tinh thần và vật chất, cần kiệm, sáng tạo và năng động trong xây dựng quê hương, đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, xây dựng quê hương Tiên Phước phát triển về mọi mặt, kinh tế, xã hội thật sự văn minh, mọi người, mọi nhà đều có cuộc sống no ấm, hạnh phúc. Đó cũng chính là khát vọng của bao người đã ngã xuống, đó là mục tiêu mà để đạt được biết bao thế hệ đã nối tiếp nhau chiến đấu hy sinh. Đó cũng chính là quyết tâm sắt đá, là lời hứa thiêng liêng, là cam kết đầy trách nhiệm của Đảng bộ và nhân dân Tiên Phước với các Anh hùng Liệt sỹ và những thế hệ đi trước đã chiến đấu, hy sinh và với thế hệ con cháu mai sau.
Đó cũng là ý chí là niềm tin của tất cả chúng ta trong ngày Lễ trọng thể và đầy ý nghĩa này.
Các Anh hùng Liệt sỹ đời đời bất diệt.
Xin cảm ơn các đồng chí!
Diễn văn kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7 – Mẫu 5
Kính thưa các Bà Mẹ Việt Nam anh hùng,
Kính thưa các vị lão thành cách mạng,
Kính thưa các đại biểu thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với nước,
Kính thưa quý vị đại biểu và các vị khách quý,
Kính thưa các đồng chí và các bạn cùng các em thân mến,
Hôm nay, giữa lúc nhân dân cả nước đang hướng về Kỳ họp thứ nhất, Quốc Hội Khoá … đang diễn ra tại Thủ đô Hà Nội, Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam huyện Thăng Bình tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thương binh liệt sĩ – ngày mà cách đây 70 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn đồng bào cả nước: “ Là một dịp cho đồng bào ta tỏ lòng hiếu nghĩa bác ái và tỏ lòng yêu mến thương binh” – lúc đầu gọi là “ Ngày thương binh toàn quốc”. Người từng căn dặn: “ Họ là những người đã hi sinh gia đình, hi sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào… vì vậy Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy”.
Từ năm 1955, Đảng và Nhà nước ta quyết định đổi tên ngày “Thương binh toàn quốc” thành “Ngày thương binh liệt sĩ ” để thể hiện đầy đủ hơn tình cảm của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối với tất cả những người đã hi sinh xương máu của mình cho Tổ quốc.
Hằng năm, cứ đến ngày 27/7, nhân dân cả nước lại sôi nổi tổ chức kỷ niệm ngày thương binh – liệt sĩ và coi đó là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa chính trị và nhân văn sâu sắc… Trong giờ phút trang nghiêm và xúc động này, chúng ta kính cẩn tưởng nhớ các bậc cách mạng tiền bối, các anh hùng liệt sĩ, những người con ưu tú của quê hương đã anh dũng hi sinh trong các cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại “ Vì sự nghiệp độc lập cho dân tộc và tự do cho mỗi con người ”.
Cho phép tôi thay mặt Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam huyện Thăng Bình xin nhiệt liệt chào mừng và cảm ơn các Bà Mẹ VNAH, các đại biểu thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công, các vị lão thành cách mạng và người cao tuổi, quý vị đại biểu, các vị khách quý, cùng toàn thể đồng bào, đồng chí và các em học sinh đã về dự buổi lễ kỷ niệm hôm nay.
Thưa các đồng chí,
Thưa toàn thể đồng bào,
Bác Hồ kính yêu từng nhắc nhở: “Ăn quả phải nhớ người trồng cây. Trong cuộc tưng bừng vui vẻ hôm nay, chúng ta phải nhớ đến những anh hùng, liệt sĩ của Đảng ta, của dân ta… Máu đào của các liệt sĩ đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh dũng cảm của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết trái tự do. Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn các liệt sĩ để vượt tất cả khó khăn, gian khổ, hoàn thành sự nghiệp cách mạng mà các liệt sĩ chuyển lại cho chúng ta”. Chỉ nói riêng về huyện ta, để đạt đến đỉnh cao của niềm tự hào hôm nay, quân và dân Thăng Bình dưới sự lãnh đạo của Đảng đã phải cống hiến đến tột cùng của sự hy sinh, mất mát. Hàng vạn sinh linh đã ngã xuống, biết bao tài sản quý giá về kinh tế, văn hóa đã bị chiến tranh tàn phá. Biết bao bà mẹ đã tiễn đến đứa con cuối cùng của mình lên đường đánh giặc và không bao giờ còn được gặp lại !… “Việt Nam ra ngõ gặp anh hùng” – bạn bè năm châu đã nói về dân tộc ta như vậy. Tại mảnh đất Thăng Bình này, sự kiện anh hùng, hành động anh hùng, con người anh hùng được xem là lẽ sống của mọi người – lẽ sống đó là sự kết tinh của lòng yêu nước thương nòi, của ý chí quật cường, của tinh thần: “Không có gì quý hơn độc lập tự do” như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy.
Thưa toàn thể đồng bào, đồng chí!
Cách đây hơn 500 năm, Thăng Bình ngày ấy mang tên là huyện Lệ Giang thuộc phủ Thăng Hoa – là vùng đất mới được khai phá bằng cuộc di dân về phía Nam từ thế kỷ thứ 15. Từ đó cho đến nay nhân dân Thăng Bình đã bền bỉ đấu tranh chống giặc ngoại xâm và sự khắc nghiệt của thiên nhiên để tồn tại và phát triển. Quá khứ ấy chứng minh rằng nhân dân Thăng Bình có truyền thống cần cù, thông minh, hiếu học, sáng tạo trong lao động và dũng cảm đấu tranh chống mọi kẻ thù xâm lược.
Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, hưởng ứng lời kêu gọi của các bậc sĩ phu yêu nước, nhân dân Thăng Bình đã hòa nhập vào các phong trào cứu Quốc như phong trào Đông Du, Duy Tân… Đặc biệt trong thời kỳ này, nhiều người con của quê hương đã trở thành những nghĩa sĩ có tên tuổi trong phong trào Cần Vương như cụ Tiểu La – Nguyễn Thành, Nguyễn Uýnh…
Vào những năm 30 của thế kỷ 20, phong trào đấu tranh cách mạng do Đảng ta lãnh đạo đã sớm đến với nhân dân Thăng Bình, nhiều tổ chức quần chúng được thành lập như: Hội ái hữu, Hội tương tế, Hội trợ tang, Nghĩa hòa tường… đã trở thành phong trào đều khắp.
Đầu năm 1940, để kịp thời lãnh đạo phong trào đấu tranh của nhân dân trong huyện, các Chi bộ Đảng lần lượt ra đời như: Chi bộ Vân Nam, Tứ Xuyên, Phúc Kiến, Quảng Đông… cùng với cả tỉnh, cả nước lãnh đạo nhân dân làm cuộc cách mạng Tháng Tám thành công, đập tan sự thống trị của thực dân Pháp và chính quyền tay sai – Nhà nước Công Nông chính thức ra đời, ước vọng ngàn đời của nhân dân ta đã trở thành hiện thực.
Từ đó đến nay dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ huyện, với tinh thần cách mạng tiến công: “Thà hy sinh tất cả, nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, với chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do” lớp lớp thanh niên, nông dân, trí thức… Thăng Bình lên đường ra trận cùng một lời thề “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Một thực tế diễn ra ở Thăng bình đã thành tính quy luật: Địch càng tăng cường đánh phá, ta càng chủ động tiến công. Một số trận đánh mãi mãi được ghi nhận như những nét son chói lọi trong lịch sử chiến đấu của quân và dân Thăng Bình… Nhiều em bé, cụ già, bà mẹ đã trở thành những chiến sĩ quả cảm trên các mặt trận, góp phần làm nên bài ca Đại thắng mùa Xuân 1975 lịch sử.
Trên thế giới chưa có cuộc chiến tranh nào tàn khốc và lâu dài như cuộc chiến tranh chống Mỹ ở Việt Nam. Chỉ tính riêng một huyện như huyện Thăng Bình của chúng ta, quân và dân địa phương đã đánh trên 3000 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 22.951 tên giặc, diệt 19.724 tên (trong đó có 333 tên Mỹ, 145 tên lính đánh thuê Triều Tiên) làm bị thương 3.227 tên, bắn rơi 56 máy bay các loại, phá hỏng 1143 xe quân sự của địch. Cuộc đấu tranh Hà Lam – Chợ Được và các cuộc đấu tranh chính trị của “Đội quân tóc dài” đã giáng cho địch những đòn thất điên bát đảo…
Với những thành tích đó, quân và dân Thăng Bình đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng LLVT, 17 xã và 01 đơn vị trong huyện được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng LLVT – Riêng xã bình Dương 03 lần được tuyên dương anh hùng. Những cá nhân anh hùng đã được Nhà nước phong tặng như: Đồng chí Đoàn Bường, Huỳnh Thị Nhuận, Trần Ngọc Thái, Trần Hớn, Phan Nhu, Nguyễn Văn Hiệu, Phan Tình, Hồ Quỳ,…; đặc biệt có 843 bà mẹ được Nhà Nước phong tặng và truy tặng danh hiệu cao quý Bà mẹ VNAH.
Nhà văn Nguyên Ngọc – một người con của quê hương Thăng Bình từng viết: “Máu thắm đượm rãnh cày ta gieo hạt giống, máu thắm đượm mảnh sân con ta nô đùa ngày bé, máu thắm đượm bờ ao em ta ngồi giặt áo…; máu thắm đượm con đường nơi mẹ ta lau nước mắt ngày tiễn ta ra đi!” – Thật vậy, hậu quả của chiến tranh đối với Thăng Bình hết sức nặng nề, đã cướp đi 26.712 sinh mạng, 11.803 người bị thương; ba phần tư gia đình vườn không nhà trống, tám vạn người không có nhà ở, hơn sáu ngàn ha ruộng đất bị hoang hóa và đầy rẫy bom mìn, thép gai, mảnh đạn. Nhiều làng xã trong huyện đã thành vành đai trắng, đời sống của nhân dân gặp vô vàn khó khăn, nhất là các gia đình thuộc diện chính sách…
Từ những việc làm “Hiếu nghĩa bác ái” theo lời kêu gọi và theo gương Bác Hồ, kế thừa đạo lý truyền thống “ Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, phong trào toàn dân chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ ở huyện ta đã phát triển toàn diện bằng nhiều hình thức, việc làm phong phú, góp phần ổn định tình hình chính trị – xã hội, làm đẹp thêm tình làng nghĩa xóm và đẩy mạnh nhiều mặt công tác ở địa phương, cơ sở. Nhất là từ khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, nhiều hình thức, nhiều mô hình chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ xuất hiện và phát triển đều khắp, làm cho công tác thương binh – liệt sĩ đã và đang được xã hội hóa.
Trong suốt mấy chục năm qua, huyện ta đã xác nhận và đề nghị suy tôn 10.756 liệt sĩ với trên 10.000 thân nhân liệt sĩ, trong đó có 2310 người đang hưởng trợ cấp hằng tháng. Xác nhận 1600 thương binh bệnh binh các hạng, trong đó có 77 thương bệnh binh hạng 1/4; có 1240 người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp… Có thể nói đây là việc làm khá công phu cả về thời gian, công sức và trí tuệ. Hiện nay huyện Thăng Bình thực hiện chi trả hằng năm bình quân trên 16 tỉ đồng, trong đó ngân sách huyện tuy còn khó khăn nhưng vẫn dành hơn 1 tỉ đồng cho công tác thương binh, liệt sĩ.
Cùng với việc phát động phong trào “Toàn Đảng, toàn dân chấp hành chính sách”, huyện đã chủ trương xây dựng hàng trăm tổ gia đình chính sách liên cư liên địa, có nội dung sinh hoạt định kỳ, hàng năm bình chọn danh hiệu “Người công dân kiểu mẫu” và : “Gia đình cách mạng gương mẫu”, tổ chức trao tặng danh hiệu này vào dịp 27/7 – Phong trào trên đã lôi cuốn nhiều gia đình cùng thực hiện. Từ phong trào đã xuất hiện nhiều tấm gương thương binh tiêu biểu trong xây dựng “Gia đình văn hóa” và xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư.
Nhằm giúp những gia đình thương binh, liệt sĩ thực sự có nhu cầu về nhà ở, bằng nguồn lực của cả cộng đồng, huyện đã xây dựng được 493 ngôi nhà tình nghĩa, xóa được 880 ngôi nhà tạm cho các đối tượng chính sách, hỗ trợ kinh phí sửa chữa, nâng cấp 463 ngôi nhà cấp 4, với tổng kinh phí 16 tỉ đồng.
Phong trào tặng “Sổ tiết kiệm tình nghĩa” được nhiều tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân tích cực hưởng ứng, đến nay toàn huyện đã tặng được 1230 sổ, với tổng số tiền là 369 triệu đồng.
Công tác xây dựng, nâng cấp nghĩa trang liệt sĩ, quy tập mộ liệt sĩ là vấn đề thường xuyên được huyện quan tâm. Ngoài 19 nghĩa trang và Nhà bia ghi tên liệt sĩ đã được xây dựng, hiện nay huyện ta đã nâng cấp, xây dựng nghĩa trang liệt sĩ xã bình Nguyên (cũ) thành “Khu tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ huyện Thăng Bình”. Nhiều hài cốt của liệt sĩ ở những vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ địa cách mạng đã được truy tìm phát hiện, đến nay đã đưa vào nghĩa trang 5933 mộ, tất cả đã được xây mộ, gắn bia. Đặc biệt trong năm 2002 huyện ta đã phối hợp cùng với các ngành liên quan ở tỉnh tổ chức khai quật 3 thi hài của 3 đồng chí, 3 vị tiền bối cách mạng: Võ Duy Bình, Dương Khôi, Nguyễn Trợ bị kẻ thù thủ tiêu bằng cách đẩy xuống Hố Vàng Đông Tiễn – Bình Trị vào một đêm mùa đông của năm 1955 dưới độ sâu hơn 8 mét. Lễ cải táng thi hài của 3 đồng chí được tổ chức trọng thể tại “Khu tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ huyện Thăng Bình” trong không khí trang nghiêm, long trọng và đầy xúc động.
Quê hương Thăng Bình là nơi diễn ra cuộc đấu tranh Hà Lam – Chợ Được ngay từ những ngày đầu bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược – một trong những sự kiện lịch sử có ý nghĩa dân tộc rất lớn, thúc giục quân và dân miền Nam đứng lên chống lại bọn xâm lược Mỹ và chế độ độc tài, bù nhìn Ngô Đình Diệm. Để tưởng nhớ những đồng bào đã hy sinh trong cuộc đấu tranh bất khuất ấy. Trung ương và tỉnh đã đầu tư 1,2 tỉ đồng để huyện xây dựng tượng đài Hà Lam – Chợ Được (công trình đã hoàn thành trong năm 1997). Tập thể cán bộ, giáo viên , công nhân viên chức và học sinh ngành giáo dục huyện Thăng Bình đóng góp kinh phí trên 100 triệu đồng cùng với ngân sách huyện xây dựng Nhà bia tưởng niệm đồng bào đã hy sinh tại Bàu Bàng xã Bình Phục – nơi khởi đầu cho cuộc đấu tranh Hà Lam – Chợ Được lịch sử.
Nhằm phục vụ cho việc giáo dục truyền thống yêu nước và tôn vinh công đức của các bậc tiền bối, năm 1998 cùng với sự hỗ trợ kinh phí của Tỉnh, huyện đã đầu tư hoàn thành công trình Lăng mộ chí sĩ yêu nước Tiểu La – Nguyễn Thành tại thôn Quý Thạnh xã Bình Quý (quê hương của cụ Tiểu La).
Trong lịch sử nhân loại, hiếm có một dân tộc nào mà hàng vạn bà mẹ đã cùng chồng, con hy sinh cho Tổ quốc như dân tộc Việt Nam. Sự cống hiến, hy sinh vĩ đại của các Mẹ trở thành biểu tượng cao quý của thời đại và của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, đã được Đảng và Nhà nước tôn vinh danh hiệu cao quý “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”. Trong số trên 44 ngàn BMVNAH trong cả nước, Thăng Bình đã có tới 843 Mẹ (hiện còn sống 77 Mẹ), là một trong những huyện có số BMVNAH nhiều nhất của tỉnh Quảng Nam. Tất cả các Mẹ còn sống đều được các cơ quan, đơn vị trong và ngoài tỉnh nhận phụng dưỡng suốt đời. Những mẹ liệt sĩ neo đơn, già yếu dược các Hội, đoàn thể địa phương nhận chăm sóc chu đáo cả về tinh thần và vật chất – Từ phong trào tự nguyện nhận làm “Con hiền dâu thảo” của Hội LHPN xã Bình Minh, đến nay đã phát triển ra nhiều xã khác trong huyện.
Tất cả những việc làm nói trên, đều nhằm “Đền ơn đáp nghĩa” những người, những gia đình đã hy sinh xương máu cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc; chăm sóc những người đã hoàn thành nghĩa vụ chiến đấu, lao động hoặc có sự đóng góp nhất định cho xã hội; quan tâm giúp đỡ các thành viên trong xã hội có nhiều khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống như: Trẻ mồ côi, người già cô đơn, người tàn tật không nơi nương tựa, nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam,… Đảm bảo một bước cho mọi người được “Yên ổn về vật chất, vui vẻ về tinh thần và có dịp tham gia hoạt động có ích cho xã hội”, như lời Bác Hồ kính yêu đã từng nhắc nhở.
Thành tích của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân Thăng Bình đạt được trong suốt 32 năm qua về công tác thương binh – liệt sĩ là cả một sự nỗ lực rất lớn, vượt ra ngoài khả năng thực tế của huyện nhà. Tuy nhiên, hiện tại toàn huyện vẫn còn 33 hộ gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công thuộc diện nghèo. Vì vậy, cùng với việc tổ chức thực hiện quốc kế dân sinh, thay mặt lãnh đạo huyện tôi đề nghị các cấp, các ngành, các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức xã hội hãy phát huy hơn nữa trách nhiệm của mình đối với công tác thương binh – liệt sĩ; dấy lên phong trào thi đua sôi nổi đều khắp đem lại hiệu quả thiết thực, nhằm làm cho công tác thương binh- liệt sĩ thực sự trở thành lương tâm, trách nhiệm và nghĩa vụ của tất cả những người đang sống. Nhân buổi lễ trọng thể này, tôi xin được thiết tha kêu gọi các đồng chí thương binh, bệnh binh, thân nhân các anh hùng liệt sĩ, những người có công với nước hãy phát huy hơn nữa truyền thống cách mạng, gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào cách mạng tại địa phương, trong mọi lĩnh vực công tác, lao động và học tập, góp phần tích cực vào việc xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ngày càng vững mạnh, cùng với toàn huyện phấn đấu thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh – vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội!
Kính thưa đồng bào, đồng chí,
Từ sau Đại hội Đảng lần thứ X, con đường cách mạng Việt Nam càng thêm rộng mở, mỗi người dân Thăng Bình đang chung sức, chung lòng, đem hết tài năng và trí tuệ đẩy mạnh tốc độ xây dựng và phát triển quê hương, làm rạng rỡ truyền thống anh hùng của một huyện anh hùng, cùng cả nước thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mỗi thời đại đều sinh ra một thế hệ, mỗi thế hệ đều có trách nhiệm, nghĩa vụ với Tổ quốc. Thế hệ đương thời không chỉ chăm lo công việc hiện tại, mà còn phải suy nghĩ và hành động theo gương những thế hệ đi trước, đồng thời bồi dưỡng cho thế hệ mai sau kế thừa xứng đáng sự nghiệp của cha anh. Tôi tin tưởng chắc chắn rằng với truyền thống giàu lòng yêu nước, cần cù sáng tạo, nhân ái thủy chung, thường xuyên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chúng ta sẽ lập được nhiều thành tích hơn nữa để báo công với các anh hùng liệt sĩ trong những năm tới.
Tôi xin thay mặt toàn thể cán bộ, chiến sĩ, nhân dân huyện nhà xin hứa sẽ kế thừa xứng đáng sự nghiệp cách mạng vẻ vang mà các anh hùng, liệt sĩ đã chuyển giao và nguyện: “Đời đời nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ ”!
Xin mãi mãi biết ơn các Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, kính chúc các Mẹ, các đồng chí thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ sức khỏe và hạnh phúc!
Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc sức khỏe quý vị đại biểu, toàn thể đồng bào, đồng chí cùng các em thiếu nhi, học sinh có mặt trong buổi lễ hôm nay.
Kính chào thân ái và quyết thắng.
Diễn văn kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7 – Mẫu 6
Kính thưa các đại biểu thương binh, thân nhân gia đình liệt sĩ,
Kính thưa quý vị đại biểu và các vị khách quý,
Kính thưa các đồng chí CBGVNV cùng các em học sinh thân mến!
Mỗi năm cứ đến ngày 27/7 thì Đảng, chính quyền và nhân dân cả nước lại cùng nhau tổ chức kỷ niệm ngày Thương binh – Liệt sĩ. Đây được xem là một sự kiện vô cùng quan trọng, có ý nghĩa chính trị và nhân văn sâu sắc. Hôm nay, được sự cho phép của chi bộ Đảng, HĐQT, trường XX tổ chức kỷ niệm XX năm ngày Thương binh Liệt sĩ.
Lời đầu tiên, cho phép tôi xin được thay mặt Ban lãnh đạo trường XX gửi lời chào mừng thân ái và cảm ơn các đại biểu thương binh, thân nhân gia đình liệt sĩ, quý vị đại biểu, các đồng chí CBGVNV và các em học sinh đã về dự buổi lễ kỷ niệm hôm nay.
Kính thưa quý vị!
Về lịch sử ngày Thương binh – Liệt sĩ, tôi xin tóm tắt ngắn gọn như sau: Tháng 6/1947, đại biểu của Tổng bộ Việt Minh, Trung ương Hội phụ nữ Cứu quốc, Trung ương Đoàn thanh niên Cứu quốc, Cục Chính trị quân đội quốc gia Việt Nam, Nha Thông tin Tuyên truyền cùng một số địa phương đã họp tại Đại Từ (Bắc Thái) để bàn về công tác thương binh, liệt sỹ và thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn một ngày nào đó làm ngày Thương binh Liệt sỹ. Sau khi xem xét, các đại biểu đã nhất trí chọn ngày 27/7 là ngày “Thương binh toàn quốc”.
Từ năm 1955, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định đổi tên ngày ”Thương binh toàn quốc” thành “Ngày thương binh liệt sĩ” nhằm thể hiện đầy đủ hơn tình cảm của Đảng, nhà nước cùng nhân dân đối với tất cả những người đã hy sinh xương máu của mình cho Tổ quốc.
Trong hơn XX năm qua, Đảng, nhà nước cùng nhân dân ta đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm đền ơn đáp nghĩa với các thương binh, thân nhân liệt sỹ, người có công với cách mạng. Và trong ngày hôm nay, trong giờ phút trang nghiêm, xúc động này, chúng ta kính cẩn tưởng nhớ đến các bậc cách mạng tiền bối, các anh hùng liệt sĩ, những người con ưu tú của quê hương đã anh dũng hi sinh nơi chiến trường ”Vì sự nghiệp độc lập cho dân tộc và tự do cho mỗi con người”.
Kính thưa quý vị
Bác Hồ kính yêu của chính ta đã từng nhắc nhở: “Ăn quả phải nhớ người trồng cây. Trong cuộc tưng bừng vui vẻ hôm nay, chúng ta phải nhớ đến những anh hùng, liệt sĩ của Đảng ta, của dân ta… Máu đào của các liệt sĩ đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh dũng cảm của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết trái tự do. Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn các liệt sĩ để vượt tất cả khó khăn, gian khổ, hoàn thành sự nghiệp cách mạng mà các liệt sĩ chuyển lại cho chúng ta”. Chỉ nói riêng về địa phương ta, để có được sự giàu mạnh như hôm nay, quân và dân XX đã có nhiều cống hiến hy sinh, mất mát trong suốt 2 cuộc kháng chiến: chống Pháp và chống Mỹ. Đã có rất nhiều chiến sỹ và đồng bào ta ngã xuống, biết bao tài sản quý giá về kinh tế, văn hoá đã bị chiến tranh tàn phá một cách không thương tiếc. Biết bao bà mẹ đã tiễn đứa con duy nhất – tiễn đến đứa con cuối cùng của mình lên đường đánh giặc và không bao giờ còn được gặp lại dù chỉ một lần sau cuối. Là con em của mảnh đất XX, là người Việt Nam, chúng ta có quyền tự hào về những chiến công anh hùng, hành động anh hùng, con người anh hùng của quê hương XX đã không tiếc tuổi thanh xuân, sẵn sàng hy sinh tất cả vì độc lập – tự do của dân tộc.
Kính thư quý vị
Thưa toàn thể các đ/c CBGVNV!
Từ bao lâu nay, chúng ta tổ chức kỷ niệm ngày 27/7 để tri ân các anh hùng liệt sĩ, những người có công với cách mạng và cũng là dịp để giáo dục cho thế hệ trẻ hôm nay, giáo dục học sinh trường ta về truyền thống yêu nước, truyền thống anh hùng bất khuất của cha anh. Cũng giống như ”Uống nước phải biết nhớ nguồn, ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây”, đó chính là đạo lý cao đẹp mà biết bao thế hệ đã vun đắp.
Kính thưa toàn thể quý vị,
Thưa các đ/c CBGVNV và các em học sinh!
”Hiếu nghĩa bác ái” theo lời kêu gọi và theo gương Bác Hồ, kế thừa đạo lý truyền thống ”Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, phong trào chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ của trường ta diễn ra với rất nhiều các hình thức, việc làm phong phú, góp phần xoa dịu đi nỗi đau chiến tranh, động viên khuyến khích các gia đình thương binh liệt sĩ vươn lên trong giai đoạn mới, trong lao động sản xuất cũng như học tập chẳng hạn như: dâng hương tại nghĩa trang liệt sĩ, thăm và tặng quà gia đình thương binh – liệt sĩ, miễn giảm học phí cho con em thương binh – liệt sĩ, chất độc da cam, đóng góp vào quỹ đền ơn đáp nghĩa,… Tất cả những việc làm nói trên, đều vì mục đích ”Đền ơn đáp nghĩa” những người, những gia đình đã hy sinh xương máu cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc, đồng thời chăm sóc những người đã hoàn thành nghĩa vụ chiến đấu, lao động hoặc có sự đóng góp nhất định cho tổ quốc,…
Việc làm của các tổ chức và cá nhân trong nhà trường những năm qua về công tác thương binh – liệt sĩ có thể nói là một sự nỗ lực rất lớn nhưng so với công lao của các thương binh – liệt sĩ thì vẫn thật là ít ỏi và khiêm tốn. Trong thời gian tới, thay mặt lãnh đạo nhà trường, tôi đề nghị các đoàn thể, các tổ chức cùng toàn thể CBGVNV và học sinh hãy phát huy hơn nữa trách nhiệm của mình đối với công tác thương binh – liệt sĩ; dấy lên phong trào thi đua sôi nổi đều khắp mang lại hiệu quả thiết thực, nhằm làm cho công tác thương binh – liệt sĩ thật sự trở thành lương tâm, trách nhiệm và nghĩa vụ của tất cả những người đang sống. Nhân buổi lễ hôm nay, tôi xin được thiết tha kêu gọi các đồng chí thương binh, thân nhân thương binh liệt sĩ, hãy phát huy hơn nữa truyền thống cách mạng, gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào tại địa phương, trong mọi lĩnh vực công tác, giảng dạy cũng như học tập, từ đó góp phần tích cực vào việc xây dựng quê hương đất nước, xây dựng nhà trường ta ngày càng vững mạnh!
Kính thưa các đ/c CBGVNV!
Các em học sinh thân mến!
Mỗi thời đại đều sinh ra một thế hệ, mỗi thế hệ đều có trách nhiệm, nghĩa vụ với Tổ quốc. Chính vì thế, thế hệ chúng ta hôm nay không chỉ chăm lo công việc hiện tại, mà cũng phải suy nghĩ và hành động theo gương những thế hệ đi trước, đồng thời bồi dưỡng cho thế hệ mai sau kế thừa xứng đáng sự nghiệp của cha anh. Tôi luôn tin tưởng chắc chắn rằng với truyền thống giàu lòng yêu nước, cần cù sáng tạo, nhân ái thủy chung, thường xuyên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chúng ta sẽ lập được thật nhiều thành tích hơn nữa để báo công với chủ tịch Hồ Chí Minh, với các anh hùng liệt sĩ trong năm học 201X- 201X và những năm tới.
Tôi cũng xin thay mặt toàn thể cán bộ GVNV và các em học sinh, xin hứa sẽ kế thừa xứng đáng sự nghiệp cách mạng vẻ vang mà các anh hùng, liệt sĩ đã chuyển giao và nguyện: ”Đời đời nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ”!
Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc sức khỏe quý vị đại biểu!
Chúc cho các đồng chí cùng các em học sinh có mặt trong buổi lễ hôm nay những điều tốt đẹp nhất.
Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn!
Bài phát biểu tri ân tại Lễ viếng Đài tưởng niệm các anh hùng Liệt sĩ
Kính thưa anh linh các anh hùng liệt sỹ!
Kính thưa các vị đại biểu, thưa toàn thể các đồng chí!
Hôm nay trong không khí trang nghiêm và đầy xúc động, Đảng bộ, quân và dân huyện nhà trang trọng tổ chức Lễ viếng Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ đã anh dũng hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trong giờ phút thiêng liêng này, chúng ta hãy kính cẩn nghiêng mình tỏ lòng thành kính tưởng nhớ và biết ơn vô hạn tới Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho độc lập tự do của dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Chúng ta hãy cùng nhau tưởng nhớ và biết ơn sâu sắc các anh hùng liệt sĩ, những người con yêu dấu của quê hương Kiến Thụy đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, để non sông, đất nước, quê hương Việt Nam được ấm no hạnh phúc như ngay hôm nay.
Kính thưa anh linh các anh hùng liệt sỹ, thưa các đồng chí!
Kế thừa truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh bất khuất, kiên cường trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, trong các cuộc đấu tranh trường kỳ vô cùng gian khổ và ác liệt vì độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc, vì Chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng hơn 85 năm qua. Trải qua các cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và bảo vệ tổ quốc của dân tộc. Đất nước ta và nhân dân ta, đã phải trải qua biết bao gian khổ, đau thương mất mát. Hàng triệu người con ưu tú đã anh dũng hy sinh trên khắp các chiến trường. Hàng ngàn, hàng vạn các đồng chí thương binh, bệnh binh đã để lại một phần cơ thể nơi chiến trường để cho chúng ta có được sống trong độc lập, tự do, hoà bình và phát triển như ngày hôm nay.
Kính thưa các vị đại biểu, thưa các đồng chí!
Trên quê hương XX thân yêu của chúng ta đã sinh ra những người con đã chiến đấu, hy sinh khi Tổ quốc gọi tên mình. Và đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Máu đào của các liệt sĩ ấy đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ đã làm cho nước Việt của chúng ta được nở hoa độc lập, kết quả tự do”.
Các anh đã ngã xuống trên đất mẹ, để lại biết bao tiếc thương cho những bậc ông bà, cha mẹ, những người chồng, người vợ cùng những người con yêu dấu đã mãi mãi không thể gặp lại những người thân yêu nhất của mình dù chỉ một lần sau cuối. Sự hy sinh mất mát này là hết sức to lớn, là không gì bù đắp được. Nhưng chính sự hy sinh của các anh đã làm rạng rỡ quê hương đất nước, đã ươm những mầm xanh, những chồi non lộc biếc của hòa bình và khát vọng. Tinh thần của các anh sẽ luôn sống mãi với quê hương, sống mãi với tình yêu thương của đồng bào, đồng chí. Đó chính là sự trường tồn, bất diệt và cũng là chân lý, là lẽ sống, mà không thể bất cứ một thế lực nào có thể khuất phục được. Đảng bộ quân và dân huyện XX mãi mãi ghi tạc và đời đời biết ơn sự hy sinh to lớn đó.
Kính thưa anh linh các anh hùng liệt sỹ, thưa các đồng chí!
Công trình Đài tưởng niệm các liệt sỹ huyện XX được xây dựng từ năm XXXX. Và đây chính là nơi quy tụ hồn thiêng các anh hùng liệt sỹ của huyện còn nằm yên nghỉ ở các nghĩa trang trên cả nước, ở đó có mộ phần liệt sỹ đã ghi tên, có mộ phần liệt sỹ vẫn là vô danh, còn có cả những liệt sỹ vẫn nằm ở cánh rừng, lòng sông, con suối mà cho đến giờ những người còn sống vẫn đã và đang đi tìm….
Kính thưa toàn thể các đồng chí!
Ngày nay Tổ quốc ta đã hoàn toàn thống nhất, nhân dân ta đã hoàn toàn được tự do, chúng ta đang tập trung xây dựng đất nước phát triển và vững mạnh hơn như Bác Hồ kính yêu hằng mong ước….
Hôm nay đây, đứng trước anh linh các anh hùng liệt sỹ, thay mặt Huyện ủy – UBND – UBMTTQVN huyện xin hứa: Các thế hệ cán bộ, đảng viên và nhân dân huyện nhà luôn tự hào và nguyện sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại, đồng thời phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, tiếp bước truyền thống vẻ vang của các lớp cha anh đi trước, vẫn sẽ tiếp tục chăm lo, thăm hỏi các gia đình chính sách, người có công với cách mạng, giúp đỡ cũng như tạo điều kiện cho các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, các Mẹ Việt Nam anh hùng vượt lên trên khó khăn, mất mát, để cùng hòa nhập với cuộc sống, cùng nhau phát triển kinh tế, xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp hơn.
Bằng tất cả sự thành kính và tin tưởng, chúng ta nguyện cầu Anh linh các Anh hùng liệt sỹ phù trợ cho huyện XX có thêm sinh khí mới, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đại hội Đảng bộ huyện XX lần XX, nhiệm kỳ 201X – 20XX đã đề ra.
Đảng bộ, chính quyền, quân và dân huyện nhà xin hứa: sẽ kế thừa, phát huy xứng đáng sự nghiệp cách mạng vẻ vang mà Đảng và Bác Hồ kính yêu đã chọn.
Xin đời đời ghi nhớ công ơn các anh hùng liệt sĩ.
Xin kính chúc sức khỏe các vị đại biểu và các đồng chí.
Xin trân trọng cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài diễn văn kỷ niệm ngày Thương binh liệt sỹ 27/7 Diễn văn ngày 27/7 hay nhất của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.