Bạn đang xem bài viết Bạch quả là gì? 8 tác dụng của bạch quả đối với cơ thể tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bạch quả là dược liệu được trồng lâu đời với nhiều mục đích sử dụng. Cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu về vị thuốc bạch quả cũng như tác dụng mà bạch quả đem lại đối với sức khỏe nhé!
Tổng quan về bạch quả
Tên gọi khác: Ngân hạnh, Công tôn thụ, Áp cước tử.
Tên khoa học: Ginkgo biloba L.
Họ: Bạch quả (Ginkgoaceae).
Bạch quả là một loại cây có nguồn gốc từ Trung Quốc đã được trồng hàng ngàn năm, chiều cao có thể lên đến khoảng 20 – 30m.
Cây có các cành dài tạo thành tán nhọn, bộ rễ ăn sâu xuống đất nên có thể chống chịu sự tàn phá của gió mạnh, mưa to. Lá mọc so le, phiến hình quạt, mép lá phía trên tròn, ở giữa hơi lõm chia phiến lá thành 2 thùy.
Quả ngân hạnh có dạng hạch, hình trứng, thịt màu vàng và có mùi bơ khét.
Phần hạt của quả và lá là bộ phận được sử dụng để làm vị thuốc với 5.3% protein, 68% tinh bột, 6% đường, 1.5% chất béo, 1.57% tro. [1]
Bạch quả là một loại cây có nguồn gốc từ Trung Quốc đã được trồng hàng ngàn năm
Lợi ích của bạch quả theo y học hiện đại
Chống oxy hóa
Flavonoid và terpenoid với hàm lượng cao chứa trong bạch quả là những hợp chất được biết đến với tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp chống lại hoặc vô hiệu hóa tác hại của các gốc tự do. [2][3]
Chống viêm
Một nghiên cứu vào năm 2013 cho thấy chiết xuất tiêu chuẩn từ lá cây bạch quả có khả năng ức chế các phản ứng viêm, bảo vệ hợp chất tái tạo các sụn khớp bị hư hỏng ở người và chuột bị viêm khớp. [4]
Ngoài ra, chiết xuất bạch quả cũng có khả năng ngăn chặn sự kích hoạt của các nhân tố gây viêm và điều trị viêm đại tràng ở chuột theo một nghiên cứu năm 2008. [5]
Cải thiện sức khỏe hệ tuần hoàn và tim mạch
Một nghiên cứu ở những người bị bệnh mạch vành được bổ sung bạch quả trong quá trình điều trị nhận thấy sự gia tăng lưu lượng máu đến nhiều bộ phận của cơ thể nhờ sự gia tăng 12% nồng độ nitric oxide – một hợp chất có tác dụng làm giãn nở các mạch máu trong tuần hoàn. [6]
Nghiên cứu khác ở người lớn tuổi khỏe mạnh cũng cho thấy chiết xuất bạch quả có thể giúp gia tăng lưu lượng máu từ động mạch vành và đáp ứng khả năng giãn mạch phụ thuộc nội mô. [7]
Ngoài ra, lá bạch quả cũng được sử dụng rộng rãi để điều trị các bệnh tim mạch – mạch máu não và giảm mức lipoprotein (a) trong huyết tương – một yếu tố nguy cơ đối với các bệnh xơ vữa động mạch. [8] [9]
Bạch quả có tác dụng làm giãn nở các mạch máu trong tuần hoàn
Cải thiện các triệu chứng rối loạn tâm thần và sa sút trí tuệ
Một nghiên cứu đa trung tâm kéo dài suốt 52 tuần, kết luận rằng chiết xuất lá bạch quả dường như giúp ổn định và cải thiện hiệu suất nhận thức cũng như hoạt động xã hội của bệnh nhân sa sút trí tuệ trong 6 tháng đến 1 năm. [10]
Một đánh giá khác đã phát hiện ra sự giảm đáng kể các triệu chứng của chứng sa sút trí tuệ khi sử dụng chiết xuất bạch quả trong 22 – 24 tuần. [11]
Thêm nữa, 21 thử nghiệm với 2608 bệnh nhân vào năm 2016 nhận định rằng khi sử dụng thuốc thông thường kết hợp cùng chiết xuất bạch quả có thể làm tăng chức năng nhận thức ở những người mắc bệnh Alzheimer nhẹ. [12]
Chiết xuất lá bạch quả giúp ổn định và cải thiện nhận thức của bệnh nhân sa sút trí tuệ
Cải thiện chức năng của não
Một số nghiên cứu nhỏ đã gợi ý rằng chiết xuất bạch quả có thể cải thiện trí nhớ ở những người khỏe mạnh. [13]
Một thử nghiệm ngẫu nhiên năm 2002 cũng đã chứng minh rằng khả năng ghi nhớ tổng thể và trí nhớ của người lớn từ 60 tuổi trở lên được tăng cường và cải thiện khi sử dụng chiết xuất bạch quả. [14]
Cũng thêm một số nghiên cứu nhỏ ủng hộ quan điểm rằng việc bổ sung bạch quả có thể làm tăng hiệu suất tinh thần và sức khỏe nhận thức của những người tình nguyện khỏe mạnh. [15]
Chiết xuất bạch quả có thể cải thiện trí nhớ ở những người khỏe mạnh
Giảm lo âu, căng thẳng
Trong một nghiên cứu, 170 người mắc chứng lo âu tổng quát được áp dụng cho dùng 480 mg bạch quả mỗi ngày và kết quả là các triệu chứng lo lắng giảm nhiều hơn 45% so với nhóm dùng giả dược. [16]
Ngoài ra, nhờ tác dụng chống oxy hóa và điều hòa dẫn truyền thần kinh, chiết xuất bạch quả đã được sử dụng như biện pháp bổ trợ hoặc thay thế cho các loại thuốc giải lo âu hiện có. [17] [18]
Sử dụng 480 mg bạch quả giảm các triệu chứng lo lắng
Giảm các triệu chứng PMS
Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là tên gọi các triệu chứng như dễ bị kích thích, lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi,… mà phụ nữ có thể gặp phải trong những tuần trước kỳ kinh.
Một nghiên cứu trên 85 sinh viên đại học vào năm 2008 cho thấy giảm 23% các triệu chứng PMS được báo cáo khi sử dụng bạch quả. [19]
23% các triệu chứng PMS giảm khi sử dụng bạch quả
Hỗ trợ điều trị rối loạn chức năng tình dục
Một thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên trên 108 bệnh nhân cho thấy khi bổ sung dinh dưỡng có chứa chiết xuất bạch quả giúp tăng mức độ ham muốn tình dục ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh so với giả dược[20]
Ngoài ra, một nghiên cứu khác đã đánh giá việc sử dụng bạch quả để tăng ham muốn và mãn nguyện tình dục ở những phụ nữ đang đồng thời trải qua liệu pháp tâm lý tình dục vào năm 2008. [21]
Bạch quả hỗ trợ tăng ham muốn tình dục ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh
Lợi ích của bạch quả theo y học cổ truyền
Tính vị:
- Theo Trung dược đại từ điển, Trung dược học và Cương mục, bạch quả có vị ngọt, đắng chát, tính bình.
- Theo Điền Nam bản thảo, bạch quả lại có vị ngọt và tính hàn.
Quy kinh:
- Theo Trung dược học và Cương mục: Bạch quả chỉ quy vào kinh Phế.
- Theo Trung dược đại từ điển: Quy vào kinh Phế và Thận.
- Theo Bản thảo tái tân: Bạch quả quy vào 3 kinh Thận, Phế và Tâm.
Lợi ích sức khỏe của bạch quả theo Y học cổ truyền:
Với công dụng ích khí, bổ phổi, tiêu đờm, sát trùng, giải rượu, cầm tiểu tiện…, bạch quả được sử dụng trong điều trị:
- Hen suyễn.
- Khí hư bạch đới ở phụ nữ.
- Viêm đường tiết niệu.
- Xuất tinh sớm, di tinh ở nam giới.
- Cơ thể suy nhược…
Bạch quả có công dụng ích khí, bổ phổi, tiêu đờm, sát trùng, giải rượu,…
Cách dùng bạch quả
Bạch quả được sử dụng ở các dạng sau:
- Viên nang.
- Viên nén.
- Chất chiết xuất từ chất lỏng.
- Lá / trà khô.
Lưu ý khi dùng bạch quả
- Hạt bạch quả sống có chứa glycoside cyanogenic gây độc. Nếu muốn sử dụng phải ép để loại bỏ dầu và để lâu trên 1 năm. [22]
- Tuyệt đối không dùng cho những người có bệnh truyền từ mẹ sang con.
- Không nên dùng nhiều bạch quả mỗi lần, đặc biệt là với trẻ nhỏ.
- Sử dụng bạch quả nhiều dễ gây hiện tượng chướng bụng.
Các bài thuốc từ bạch quả
Bài thuốc chữa bệnh bạch đới
- Chuẩn bị: 1 quả bạch quả cùng 1 quả trứng gà.
- Thực hiện: Đem nghiền vụn bạch quả, sau đó cho vào quả trứng gà đã dùi một lỗ nhỏ. Đem trứng đi hấp trong cơm cho chín rồi ăn mỗi ngày 1 lần.
Bài thuốc chữa chứng mộng tinh
- Chuẩn bị: 3 hạt bạch quả.
- Thực hiện: Đem 3 hạt bạch quả đồ chín bằng hơi rượu rồi ăn trực tiếp mỗi ngày 1 lần trong vòng 4 – 7 ngày đều đặn.
Bài thuốc chữa hen phế quản, lao phổi kèm triệu chứng ho suyễn
- Chuẩn bị: 10 hạt bạch quả và 1 muỗng mật ong.
- Thực hiện: Bóc bỏ phần vỏ cứng bên ngoài hạt bạch quả rồi nấu chín trong nước. Sau đó khuấy đều chung với 1 muỗng mật ong, ăn mỗi ngày 1 lần vào buổi tối.
Bài thuốc ngăn ngừa bạc tóc
- Chuẩn bị: 30 hạt bạch quả, 250g đậu đen, 150g hà thủ ô, 100g vừng đen.
- Thực hiện: Sao cho chín bạch quả, đậu đen, hà thủ ô và vừng đen rồi tán thành bột mịn, bảo quản trong lọ kín. Mỗi ngày hòa 30g bột với nước sôi để ăn.
Bài thuốc chữa chứng xuất tinh sớm
- Chuẩn bị: 12g bạch quả đã bỏ vỏ, 45 – 80g tàu hũ ky, 1 nắm gạo tẻ.
- Thực hiện: Hầm nhừ các nguyên liệu trên lửa nhỏ với lượng nước vừa đủ. Ăn mỗi ngày 1 lần thay thế cho bữa sáng.
Bạch quả có thể chữa chứng xuất tinh sớm
Xem thêm:
- Dây thìa canh có tác dụng gì? Cách sử dụng cây thìa canh tốt cho người tiểu đường
- 14 tác dụng của cây đinh hương đối với sức khỏe bạn nên biết
- 8 cách sử dụng nấm linh chi đơn giản, tốt cho sức khoẻ
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin về vị thuốc bạch quả và tác dụng đối với sức khỏe. Hãy chia sẻ bài viết này đến người thân và bạn bè nếu thấy hữu ích bạn nhé!
Nguồn: Healthline, Thuocdantoc
Nguồn tham khảo
-
Bạch quả
https://tracuuduoclieu.vn/bach-qua.html
-
Terpenoids as plant antioxidants
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16492481/
-
Flavonoids as Antioxidants
https://www.chem.uwec.edu/Chem491_W01/Pharmacognosy%20491/flavonoid.pdf
-
EGb761 inhibits inflammatory responses in human chondrocytes and shows chondroprotection in osteoarthritic rat knee
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23483610/
-
Ginkgo biloba extract EGb 761 has anti-inflammatory properties and ameliorates colitis in mice by driving effector T cell apoptosis
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2527648/
-
Ginkgo biloba extract improves coronary artery circulation in patients with coronary artery disease: contribution of plasma nitric oxide and endothelin-1
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18446847/
-
Ginkgo biloba extract improves coronary blood flow in healthy elderly adults: role of endothelium-dependent vasodilation
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18258419/
-
Systematic Investigation of Ginkgo Biloba Leaves for Treating Cardio-cerebrovascular Diseases in an Animal Model
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28333443/
-
Dietary natural products as emerging lipoprotein(a)-lowering agents
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30637725/
-
A placebo-controlled, double-blind, randomized trial of an extract of Ginkgo biloba for dementia. North American EGb Study Group
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/9343463/
-
Treatment effects of Ginkgo biloba extract EGb 761® on the spectrum of behavioral and psychological symptoms of dementia: meta-analysis of randomized controlled trials
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28931444/
-
Ginkgo Biloba for Mild Cognitive Impairment and Alzheimer’s Disease: A Systematic Review and Meta-Analysis of Randomized Controlled Trials
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26268332/
-
Is Ginkgo biloba a cognitive enhancer in healthy individuals? A meta-analysis
https://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1002/hup.2259
-
A double-blind, placebo-controlled, randomized trial of Ginkgo biloba extract EGb 761 in a sample of cognitively intact older adults: neuropsychological findings
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12404671/
-
Effects of Ginkgo biloba on mental functioning in healthy volunteers
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/14602503/
-
Ginkgo biloba special extract EGb 761 in generalized anxiety disorder and adjustment disorder with anxious mood: a randomized, double-blind, placebo-controlled trial
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16808927/
-
Ginkgo biloba Extract 761: A Review of Basic Studies and Potential Clinical Use in Psychiatric Disorders
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25642989/
-
GABA-modulating phytomedicines for anxiety: A systematic review of preclinical and clinical evidence
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29168225/
-
A randomized, placebo-controlled trial of Ginkgo biloba L. in treatment of premenstrual syndrome
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19678774/
-
The enhancement of female sexual function with ArginMax, a nutritional supplement, among women differing in menopausal status
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16959660/
-
Short- and long-term effects of Ginkgo biloba extract on sexual dysfunction in women
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18274887/
-
Ginkgo
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30000868/
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bạch quả là gì? 8 tác dụng của bạch quả đối với cơ thể tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.