Bạn đang xem bài viết Bác sĩ lý giải vì sao ăn rau mầm vẫn có nguy cơ ngộ độc tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Rau mầm rất được các gia đình Việt yêu thích bởi vừa ngon vừa giàu dinh dưỡng. Hơn nữa, bạn có thể tự trồng rau mầm tại nhà, vô cùng dễ dàng và tiện lợi. Tuy nhiên, ăn rau mầm không đúng cách vẫn có thể gây hại cho sức khỏe đấy. Cùng Pgdphurieng.edu.vn tìm hiểu lý do ăn rau mầm vẫn có thể bị ngộ độc nhé!
Vì sao ăn rau mầm vẫn có nguy cơ ngộ độc?
Rau mầm thường được xem là thực phẩm sạch và an toàn, dễ chế biến. Thế nhưng, trong một số trường hợp, việc ăn rau mầm cũng có thể gây ra nguy cơ ngộ độc. Sau đây là một số nguyên nhân gây nên tình trạng này:
Vi khuẩn
Rau mầm rất dễ bị nhiễm khuẩn, điều này có thể xảy ra trong quá trình chăm sóc, thu hoạch và cả bảo quản. Ngoài ra, theo TS.BS Nguyễn Trọng Hưng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) một số loại rau mầm, đặc biệt là mầm cỏ linh lăng rất dễ bị nhiễm các loại khuẩn gây bệnh nặng như vi khuẩn E. coli và salmonella.
Phân bón
Một số người bán có thể sử dụng phân bón để kích thích rau mầm sinh trưởng nhanh và trông ngon mắt hơn, gây ảnh hưởng sức khỏe người ăn.
Đặc tính sinh học
Không phải loại rau mầm nào cũng có thể ăn, một số loại rau mầm chứa các chất độc hại, gây ngộ độc cho người ăn. Ví dụ như:
- Hoạt chất alkaloid solaninetrong mầm khoai tây, các loại dưa dây có thể gây ngộ độc cho người ăn, biểu hiện là đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy,… nếu bị nặng có thể gây chết người.
- Cũng theo TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, hàm lượng glucozit bên trong rau mầm của một số loại đậu như đậu ván, đậu kiếm, đậu trứng chim, đậu mèo sẽ sản sinh ra axit cyanhydric gây ngộ độc cấp tính, biểu hiện là đau đầu, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa,… nặng hơn có thể gây tử vong.
- Các loại măng mọc ở chỗ tối, không có hoặc có rất ít ánh sáng cũng có thể gây ngộ độc. Lý do là vì ở điều kiện môi trường như trên, măng sẽ dễ sinh ra lượng lớn độc tố gây hại cho sức khỏe.
Rau mầm nên ăn và không nên ăn khi nào?
Theo TS.BS Nguyễn Trọng Hưng cho biết, giá trị dinh dưỡng của rau mầm cao hơn các loại rau khác 2 đến 3 lần. Rau mầm rất giàu dưỡng chất và năng lượng nên bạn không nên sử dụng quá nhiều, lượng rau mầm được khuyến cáo sử dụng là 50 đến 70g/ngày. Bạn cũng nên sử dụng rau mầm xen kẽ với các loại rau thường khác.
Rau mầm sau khi thu hoạch xong nên được sử dụng ngay. Trong trường hợp không dùng hết, bạn có thể cho vào túi hoặc hộp sạch, khô ráo, thoáng khí và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Tuy nhiên, bạn cũng nên nhanh chóng sử dụng hết phần rau mầm ấy trong 3 đến 4 ngày, không nên trữ lâu.
Ngoài ra, bạn nên lưu ý, không nên ăn rau mầm quá nhiều và hạn chế ăn sống nếu có hệ tiêu hóa và sức đề kháng yếu. Không ăn những loại rau mầm lạ, chưa được nghiên cứu chứng minh là có thể ăn và không ăn rau mầm đã quá hạn (quá 4 ngày kể từ khi thu hoạch).
Lưu ý khi chọn giống và trồng rau mầm
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – Chuyên gia về Công nghệ thực phẩm, cách lựa chọn hạt giống có ảnh hưởng quan trọng đến việc tránh nguy cơ gây ngộ độc. Bạn nên mua hạt giống ở nơi uy tín, không lẫn hạt tạp, không có dấu hiệu bị sâu, bệnh. Hơn nữa, bạn chỉ nên trồng những loại rau mầm đã được nghiên cứu và chứng minh là có thể ăn.
PGS Thịnh cho biết: “Khi mua hạt giống cần đặc biệt chú ý ngoài bao bì, vì có những loại hạt giống dùng để gieo trồng ăn lá có chất bảo quản và thường được ghi chú với nội dung không được ăn”.
Ngoài ra, kỹ thuật canh tác cũng là một yếu tố rất quan trọng. Thông thường, mọi người hay sử dụng xơ dừa hoặc rơm cắt nhỏ để trồng rau mầm. Các giá thể trên phải sạch và tiệt trùng, tránh cho rau mầm bị nhiễm khuẩn, nấm mốc. Bên cạnh đó, nước dùng để tưới cũng phải là nước sạch, không nhiễm khuẩn hoặc lẫn các chất độc hại.
Cách lựa chọn và chế biến rau mầm
Rau mầm tuy có giá trị dinh dưỡng cao nhưng đồng thời mang theo nguy cơ ngộ độc khá cao. Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho gia đình, bạn cần tìm hiểu về cách lựa chọn cũng như chế biến rau mầm sao cho phù hợp.
Lựa chọn rau mầm
Khi lựa chọn rau mầm, bạn nên chọn mua rau ở nơi uy tín, đáng tin cậy, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, in rõ ngày sản xuất và hạn sử dụng. Rau sau khi mua về nên được sử dụng ngay, nếu muốn bảo quản thì cần bảo quản ở nhiệt độ 4 đến 5 độ C và dùng dần trong 3 đến 4 ngày.
Bạn nên tránh mua phải rau mầm có màu lạ; lá mầm vàng; thân và lá rau to, xanh, bóng mượt quá mức; phần gốc mọc rễ mới. Đây là các dấu hiệu thường gặp ở rau mầm có chứa chất bảo quản và chất kích thích sinh trưởng.
Chế biến rau mầm
Rau mầm trước khi chế biến cần được rửa nhiều lần, thật sạch, thật kỹ dưới vòi nước chảy. Sau khi rửa xong, bạn cần cho rau mầm vào nước muối loãng và ngâm trong khoảng 10 đến 15 phút rồi rửa lại với nước sạch. Bằng cách này, bạn có thể loại bỏ bớt những hóa chất còn tồn đọng trong rau, giảm nguy cơ ngộ độc.
Rau mầm thường được sử dụng để ăn sống bởi hương vị thanh mát, tươi ngọt của chúng. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp người ăn có hệ miễn dịch yếu như người già và trẻ nhỏ, bạn nên nấu chín rau để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bên trên là các nguyên nhân gây ngộ độc khi ăn rau mầm cùng với các lưu ý khi chọn giống, trồng và chế biến loại rau này. Mong rằng bài viết mang lại các thông tin hữu ích cho bạn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi nhé. Pgdphurieng.edu.vn chúc bạn và gia đình luôn luôn khỏe mạnh.
Nguồn: Viện Dinh dưỡng Quốc gia,
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bác sĩ lý giải vì sao ăn rau mầm vẫn có nguy cơ ngộ độc tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.