Bạn đang xem bài viết Bác sĩ lý giải nguyên nhân trẻ sơ sinh hay gồng cứng người, đỏ cả mặt tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hiện tượng gồng cứng người, mặt ửng đỏ ở trẻ sơ khiến rất nhiều bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng, bất an cho sức khỏe của con. Tại sao trẻ nhỏ lại gặp phải những biểu hiện này? Cùng tìm hiểu thông qua những thông tin được PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên trưởng khoa nhi, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ ngay dưới đây nhé!
Vì sao trẻ sơ sinh hay gồng cứng người, đỏ cả mặt
Trong một chia sẻ với các phụ huynh về hiện tượng gồng cứng người, đỏ cả mặt ở trẻ sơ sinh, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên trưởng khoa nhi, Bệnh viện Bạch Mai thông tin rằng: “Bé không sao cả, không thiếu cái gì cả. Trẻ con thường thế. Độ khoảng 6 tháng trở đi thì trẻ sơ sinh mới hết hiện tượng đấy.”
Để giải đáp cụ thể thắc mắc của bố mẹ về việc này, bác sĩ Dũng giải thích thêm: “Đây là hiện tượng: Tăng trương lực cơ sinh lý ở trẻ sơ sinh. Bé phải như thế mới gọi là bình thường. Còn những đứa trẻ nào cứ “mềm nhẽo” ra thế này thì lại gọi là bệnh.”
Hiện tượng “tăng trương lực cơ sinh lý ở trẻ sơ sinh” được xác định khi các nhóm cơ, đặc biệt là cơ ở phần cánh tay, chân, và cổ của bé gặp tình trạng co cứng, khó cử động. Khi xảy ra hiện tượng này bé sẽ khó khăn trong việc di chuyển, chuyển động khá cứng nhắc giống người máy nên dẫn đến tình trạng gồng cứng người, đỏ gay mặt ở trẻ.
Đối với các bé từ 1 tuổi trở lên dễ gặp biểu hiện thăng bằng kém, khó khăn trong việc cầm nắm, bắt lấy vật dụng hoặc cần sự hỗ trợ trong việc ăn uống hằng ngày. Trẻ càng lớn những dấu hiệu sẽ càng thể hiện rõ hơn.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tăng trương lực cơ sinh lý ở trẻ sơ sinh
Yếu tố sinh lý của trẻ
Hiện tượng tăng trương lực cơ sinh lý ở các bé từ 0 – 1 tuổi có thể đến từ biểu hiện sinh lý tự nhiên bởi hoạt động thần kinh cơ ở trẻ thời điểm nào vẫn chưa phát triển hoàn thiện.
Biểu hiện gồng cứng người thường chỉ xuất hiện từ 3 – 5 phút sẽ biến mất. Tuy nhiên, nếu tình trạng gồng cứng người ở trẻ không chấm dứt và đi kèm việc nôn ói, bé phát triển chậm, kén ăn kéo dài bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến khám bác sĩ.
Yếu tố bệnh lý
Tình trạng thiếu canxi khiến hệ thần kinh bị rối loạn và không thể hoạt động hết công xuất cũng là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn đối với trẻ đang gặp phải tình trạng thường xuyên gồng cứng người, đỏ cả mặt. Bên cạnh đó, một số bệnh lý có thể liên quan khác gồm: Bệnh da liễu; dấu hiệu của côn trùng cắn,..
Những tác động bên ngoài
Tình trạng gồng mình, đỏ mặt ở trẻ cũng có thể xuất phát từ các tác nhân bên ngoài như: Tiếng ồn, ánh sáng, trẻ buồn đi ngoài, đói bụng, tã lót đầy hoặc vị trí nằm không thoải mái,…
Cần làm gì khi trẻ sơ sinh gồng cứng người, đỏ mặt
Trước tiên, ngay khi phát hiện tình trạng gồng cứng người ở trẻ bố mẹ cần kiểm tra mọi tác nhân bên ngoài có thể ảnh hưởng đến con chẳng hạn như: Tình trạng tã lót, ánh sáng xung quanh, vị trí góc nằm, nhiệt độ phòng hoặc kiểm tra xem da bé có bị côn trùng đốt hay không… để có thể kịp thời xử lý và điều chỉnh phù hợp, giúp trẻ thoải mái.
Ngoài ra, bố mẹ nên kiểm soát chế độ ăn uống hằng ngày của trẻ, đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi giúp trẻ khỏe mạnh, không gặp phải tình trạng gồng căng cứng người cho thiếu hụt dưỡng chất.
Khi tình trạng gồng người và đỏ mặt vẫn không chấm dứt và đi kèm những dấu hiệu quấy khóc và nôn mửa, trẻ còi cọc, chậm phát triển thì cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thực hiện kiểm tra và điều trị kịp thời.
Hy vọng bài viết trên đã giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về tình trạng gồng cứng người, đỏ cả mặt ở trẻ sơ sinh. Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường về sức khỏe hãy nhanh chóng đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp thời nhé!
Nguồn bài viết: Báo Phụ nữ Việt Nam
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bác sĩ lý giải nguyên nhân trẻ sơ sinh hay gồng cứng người, đỏ cả mặt tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.