Ba + H2O → Ba(OH)2 + H2 được Pgdphurieng.edu.vn biên soạn hướng dẫn các bạn học sinh viết phương trình phản ứng kim loại bari tác dụng với nước, sau phản ứng thu được dung dịch bazơ làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.
1. Phương trình phản ứng Ba tác dụng với H2O
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2
2. Điều kiện phương trình phản ứng
Nhiệt độ thường
3. Hiện tượng Ba tác dụng với H2O
Chất rắn bari (Ba) tan dần trong nước và tạo ra Hidro (H2) sủi bọt khí dung dịch, dung dịch thu được Ba(OH)2 làm quỳ tím chuyển xanh.
4. Tính chất hóa học của Bari
Ba là chất khử mạnh, mạnh hơn K và Ca. Trong hợp chất chúng tồn tại dưới dạng ion M2+.
M → M2+ + 2e
4.1. Tác dụng với phi kim
Bari phản ứng mạnh với ôxy ở nhiệt độ phòng tạo ra bari ôxít và peroxide. Do nó nhạy cảm với không khí, các mẫu bari thường được cất giữ trong dầu.
2Ba + O2→ 2BaO + Q
4.2. Tác dụng với axit
Ba + 2HCl → BaCl2+ H2
- Với dung dịch HNO3:
Ba + 4HNO3 đặc → Ba(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O.
Lưu ý: Kim loại dễ dàng phản ứng với hầu hết axit, với ngoại lệ là axít sulfuric, phản ứng dừng lại khi tạo thành lớp muối không tan trên bề mặt là bari sulfat.
4.3. Tác dụng với nước
Ở nhiệt độ thường, Ba khử nước mãnh liệt.
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2
5. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4Cl, NaHCO3 và CaCl2 với số mol các chất bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào nước dư và đun nóng. Các chất tan trong dung dịch thu được là:
A. NaCl, NaOH, CaCl2.
B. NaCl, NaOH.
C. NaCl, NaHCO3, NH4Cl, CaCl2.
D. NaCl.
Na2O + H2O → 2NaOH
Các phản ứng xảy ra tiếp theo:
NH4Cl + NaOH → NH3 + H2O + NaCl
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
Na2CO3 + CaCl2 → BaCO3 + NaCl
Vậy sau phản ứng dung dịch còn lại NaCl
Câu 2. Cho 2,24 lít khí CO2 (đktc) đi qua 500ml dung dịch NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 4,2.
B. 8,4.
C. 10,6.
D. 5,3.
NaOH + CO2 → NaHCO3
nNaOH/nCO2= 0,5/ 1 nên muối tạo thành là NaHCO3
Ta vó nNaHCO3 = nNaOH= 0.05
Ta có mmuối tạo thành= 84.0,05 = 4,2 gam
Câu 3. Trong nhóm kim loại kiềm thổ:
A. Tính khử của kim loại tăng khi bán kính nguyên tử tăng
B. Tính khử của kim loại tăng khi bán kính nguyên tử giảm
C. Tính khử của kim loại giảm khi bán kính nguyên tử tăng
D. Tính khử của kim loại không đổi khi bán kính nguyên tử giảm
Câu 4. Những đặc điểm nào sau đây không là chung cho các kim loại kiềm?
A. số oxi hoá của nguyên tố trong hợp chất
B. số lớp electron
C. số electron ngoài cùng của nguyên tử
D. cấu tạo đơn chất kim loại
Câu 5. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4
(b) Dẫn khí CO dư qua Al2O3 nung nóng
(c) Cho kim loại Mg vào dung dịch CuSO4
(d) Điện phân dung dịch CaCl2có màng ngăn
Số thí nghiệm thu được kim loại là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2↓
(b) CO không có pư vói Al2O3 nung nóng
(c) Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu↓
(d) CaCl2 + H2O Ca(OH)2 + H2↑ + Cl2↑
chỉ có 1 thí nghiệm (c) thu được kim loại
Câu 6. Cho dãy các chất: KOH, Ca(NO3)2, SO2, SO3, NaHSO4, Na2SO3, K2SO4. Số chất trong dãy tạo thành kết tủa khi phản ứng với dung dịch BaCl2 là
A. 4
B. 6
C. 3
D. 2
SO3 + H2O → H2SO4
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl
BaCl2 + 2NaHSO4 → BaSO4↓ + 2HCl + Na2SO4
BaCl2 + Na2SO3 → 2NaCl + BaSO3↓
BaCl2 + K2SO4 → 2KCl + BaSO4↓
Câu 7. Để điều chế kim loại kiềm người ta sử dụng phương pháp nào sau đây:
A. Khử oxit kim loại kiềm bằng chất khử CO.
B. Điện phân nóng chảy muối halogenua hoặc hiđroxit của chúng.
C. Điện phân dung dịch muối halogenua.
D. Cho Al tác dụng với dung dịch muối của kim loại kiềm.
Câu 8. Cho 2,3 gam một kim loại kiềm M hòa tan vào nước dư được dung dịch Y. Trung hòa dung dịch Y cần vừa đủ 0,1 mol HCl. Kim loại X là:
A. Na.
B. Li.
C. Rb.
D. K.
2M + 2H2O → 2MOH + H2 (1)
mol: 0,1 0,1
MOH + HCl → MCl + H2O (2)
mol: 0,1 0,1
nM = nMOH = nHCl= 0,1 mol
=> M = 2,3 : 0,1 = 23
=> M là Na
Câu 9. Cho các chất: KHCO3, CO, Al(OH)3, Fe(OH)3, HF, Cl2, NH4Cl. Số chất tác dụng được với dung dịch KOH loãng ở nhiệt độ thường là:
A. 4
B. 5
C. 3
D. 6
KHCO3 + KOH → K2CO3 + H2O
Al(OH)3 + KOH → KAlO2 + 2H2O
HF + KOH → KF + H2O
Cl2 + KOH → KClO + KCl + H2O
NH4Cl + KOH → KCl + NH3 + H2O
Câu 10. Phản ứng nào sau đây không xảy ra:
A. BaO + CO2 → BaCO3
B. Ba(OH)2 + CO2→ BaCO3 + H2O
C. BaCl2+ HCl → BaCl2 + HCl
D. BaO + H2O → Ba(OH)2
Vì phản ứng xảy ra không sinh ra chất kết tủa, chất khí, hay nước.
Câu 11. Nhận định nào sau đây không đúng về kim loại kiềm?
A. Đều có cấu tạo mạng tinh thể giống nhau: lập phương tâm khối.
B. Dễ bị oxi hóa.
C. Năng lượng ion hóa thứ nhất của các nguyên tử kim loại kiềm thấp hơn so với các nguyên tố khác trong cùng chu kì.
D. Là những nguyên tố mà nguyên tử có 1 e ở phân lớp p.
Câu 12. Kim loại nào sau đây khi cháy trong oxi cho ngọn lửa màu vàng?
A. Li.
B. Na
C. K
D. Rb
Câu 13. Dãy gồm các chất đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là:
A. MgO, K, Ca
B. Na2O, K, Ba
C. BeO, Na, Ba
D. Be, Na, CaO
B đúng
Na2O + H2O → 2NaOH
2K + 2H2O → 2KOH + H2
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2
C sai vì BeO không tác dụng
D sai vì Be không tác dụng
Câu 14. Cho các kim loại sau: K, Fe, Ba, Cu, Na, Ca, Ag, Li. Số kim loại tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là:
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 7.
Câu 15. Khí cacbon monooxit (CO) có lẫn tạp chất là khí cacbon đioxit (CO2) và lưu huỳnh đioxit (SO2). Dùng dung dịch nào sau đây để tách được những tạp chất ra khỏi CO?
A. Dung dịch HCl.
B. Dung dịch Ca(OH)2.
C. Dung dịch H2SO4.
D. Dung dịch NaCl.
Phương trình hóa học:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 ↓ + H2O
Câu 16. Nhận định nào sau đây không đúng về kim loại kiềm?
A. Đều có cấu tạo mạng tinh thể giống nhau: lập phương tâm khối.
B. Dễ bị oxi hóa.
C. Năng lượng ion hóa thứ nhất của các nguyên tử kim loại kiềm thấp hơn so với các nguyên tố khác trong cùng chu kì.
D. Là những nguyên tố mà nguyên tử có 1 e ở phân lớp p