Bạn đang xem bài viết Bà bầu có nên ăn khế không? Những lưu ý khi ăn khế tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Với hàm lượng các chất dinh dưỡng cao cũng như giải tỏa cơn thèm chua cho mẹ bầu, khế có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Cùng Pgdphurieng.edu.vn tìm hiểu vấn đề bà bầu có nên ăn khế và những lưu ý khi ăn khế cho bà bầu ở bài viết bên dưới.
Mẹ bầu ăn khế được không?
Không thể phủ nhận rằng, khế là một trong những loại quả có giá trị dinh dưỡng rất cao, lại không khó để tìm mua với giá thành rất hợp lý. Khế cũng là một loại quả khá lành tính, an toàn nếu mẹ bầu ănvới lượng vừa đủ hàng ngày.
Ngoài ra, khế có hương vị chua chua, ngọt ngọt, rất phù hợp để bà bầu dùng như một món ăn vặt giải tỏa những cơn thèm chua trong thời kỳ thai nghén mà không gây hại đến sức khỏe.
Giá trị dinh dưỡng của khế với thai nhi
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 100g khế có chứa rất nhiều loại chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe thai nhi:
- Carbohydrate: 6,7g
- Protein: 1,04g
- Chất xơ thực phẩm: 2,08g
- Vitamin C: 34,4mg
- Vitamin E: 0,15mg
- Canxi: 3mg
Và một số chất dinh dưỡng khác.
Khế chứa các chất có lợi cho sự phát triển của thai nhi, vậy nên ăn khế đem lại rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé như:
- Tăng sức đề kháng: Khế chứa nhiều vitamin C vì vậy giúp cải thiện hàng rào miễn dịch của cơ thể mẹ, bảo vệ bé khỏi những vi khuẩn gây hại.
- Tốt cho mắt: Trong khế còn chứa vitamin A giúp cải thiện tầm nhìn và bảo vệ giác mạc, hỗ trợ giảm tình trạng đau mắt.
- Tốt cho hệ tiêu hóa: Khế giúp cải thiện các tình trạng như tiêu chảy, táo bón và cải thiện một số tình trạng như ợ nóng, khó tiêu khi mang bầu.
- Cân bằng huyết áp: Trong quá trình mang thai, bà bầu có thể bị cao huyết áp hoặc đau tim gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Khế chứa kali giúp bà bầu hạ huyết áp và cải thiện tình trạng này, tăng cường sức khỏe.
- Ngăn nhiễm trùng đường tiết niệu: Khế có tác dụng lợi tiểu và giúp đường tiết niệu hoạt động tốt hơn. Ăn khế giúp bà bầu ngăn ngừa được bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, cải thiện sức khỏe tốt hơn.
- Giảm stress: Ngoài các chất dinh dưỡng, trong khế còn chứa các hormone giúp giảm stress, giảm hiện tượng chuột rút do mang thai.
Các món ăn từ khế ngon, giàu dinh dưỡng
Ngoài ăn trực tiếp, để mỗi bữa ăn thêm đa dạng, mẹ bầu có thể chế biến thêm những món ăn từ khế vô cùng bắt miệng với những gợi ý sau:
Cá diếc kho khế chua
Một món ăn dân dã nhưng rất hấp dẫn, thơm ngon chỉ với cá diếc và khế sẽ giúp mẹ bầu thỏa mãn những cơn thèm ăn và thèm chua. Nguyên liệu dễ tìm, cách làm đơn giản, ngại gì mà không vào bếp làm thử thôi.
Tham khảo thêm: Cách làm cá diếc kho khế chua tròn vị, thơm ngon khó cưỡng
Lòng heo xào khế
Lòng heo xào khế với hương vị đậm đà vô cùng bắt cơm sẽ là một lựa chọn tuyệt vời cho mẹ bầu. Các nguyên liệu với giá thành hợp lý và chế biến nhanh chóng cũng phù hợp với cả gia đình để ăn cùng nữa đấy.
Tham khảo thêm: Cách làm món lòng heo xào khế thơm ngon hết ý, ai ăn cũng khen
Lưỡi bò xào khế
Nếu mẹ bầu đang thèm chua và muốn ăn món gì đó dai dai thì không thể bỏ qua món lưỡi bò xào khế. Lưỡi bò sần sật cùng vị mặn, chua chua, ngọt ngọt xen lẫn nghe thật hấp dẫn đúng không nào.
Tham khảo thêm: Cách làm lưỡi bò xào khế ngon, có vị chua nhẹ hấp dẫn cho cả nhà
Lưu ý: Bà bầu có thể ăn được các loại nội tạng động vật tuy nhiên nên hạn chế ăn và lưu ý lựa chọn nội tạng sạch, có nguồn gốc rõ ràng, không bị mềm nhũn hay đổi màu.
Những lưu ý khi ăn khế cho bà bầu
Nhiều nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng bà bầu ăn khế có thể ảnh hưởng phần nào đến thận. Vì vậy, nếu đang mắc phải chứng rối loạn thận hoặc tình trạng về thần kinh, phụ nữ mang thai không nên ăn loại trái cây này.
Bà bầu bị thận không nên ăn khế vì khế chứa nhiều axit oxalic gây bất lợi cho những người thận yếu ớt. Dấu hiệu nhận biết cơ thể không thích hợp để ăn khế là sau khi ăn khế từ 1-5 giờ, cơ thể cảm thấy buồn nôn, ói mửa, nấc cụt và mất ngủ.
Bà bầu bị đau dạ dày hoặc đang đói không nên ăn khế, đặc biệt khế chua.
Cách chọn khế:
Nên chọn khế sắp chín, có màu sắc vàng sẫm, đều màu để thưởng thức. Khế ngon có bề mặt trơn, không quá sần sùi, mọng nước, không quá mềm.
Nếu muốn ăn khế chua thì có thể cân nhắc chọn khế xanh tuy nhiên sẽ hơi chát và khó ăn.
Cách bảo quản:
Có thể để khế bên ngoài một vài ngày nhưng nên tránh những nơi có ánh nắng trực tiếp quá lâu.
Có thể để khế bên ngoài một vài ngày
Dùng túi đựng thực phẩm bọc lại và bảo quản khế trong tủ lạnh để giữ được lâu hơn.
Trên đây là những thông tin về khế và những lưu ý khi mẹ bầu ăn khế. Hy vọng bài viết trên có ích cho bạn để có thêm lựa chọn cho thực đơn khi mang thai của mình nhé.
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bà bầu có nên ăn khế không? Những lưu ý khi ăn khế tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.