Bạn đang xem bài viết Bà bầu ăn quả sung được không? 05 cách chế biến quả sung bổ dưỡng cho bà bầu tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Thời thơ ấu của đa phần người Việt, nhất là những ai sống ở vùng nông thôn ắt hẳn sẽ đều có sự xuất hiện của quả sung. Chúng ta thường lung lay trước món sung xanh muối chua hay chấm muối ớt và cũng nghe các bậc tiền bối bảo rằng sung là loại thực phẩm rất nhiều chất dinh dưỡng. Vậy sung có thích hợp cho bà bầu ăn không, và nếu hợp thì có thể được chế biến thành những món ăn gì.
Bà bầu có ăn quả sung được không?
Câu trả lời là: Bà bầu hoàn toàn có thể ăn sung trong suốt thời gian thời kỳ.
Theo một diễn đàn dành cho những cặp đôi sắp được lên chức “bố-mẹ” mang tên “Firstcry Parenting”, sung là loại thực phẩm rất giàu dưỡng chất và có ích cho cơ thể thai phụ cũng như đứa trẻ, cụ thể:
Giúp tăng cường xương: Canxi trong quả sung giúp củng cố phát triển xương và răng của thai nhi cũng như của mẹ. Từ đó sẽ giữ cho mẹ luôn khỏe mạnh để tiếp tục các hoạt động hàng ngày.
Giúp phát triển trí não của thai nhi: Quả sung rất giàu omega-3 và folate, rất quan trọng cho sự phát triển của não bộ của thai nhi..
Giúp kiểm soát cảm giác thèm ăn của bạn: Khi mang thai, nhìn chung nhiều phụ nữ sẽ gia tăng cảm giác thèm ăn đối với một số món ăn hoặc thực phẩm. Điều này có thể dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng như tiểu đường thai kỳ hoặc béo phì. Nhưng giờ đây, quả sung sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng này bởi đặc tính kiềm của nó.
Giảm nguy cơ bị rối loạn máu: Thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu oxy cung cấp cho thai nhi. Trong khi đó, quả sung cung cấp đầy đủ hàm lượng sắt cho cơ thể, chưa kể Vitamin C được tìm thấy trong sung có tác dụng hỗ trợ quá trình hấp thụ sắt.
Cải thiện tiêu hóa: Quả sung rất giàu chất xơ, giúp điều hòa chuyển động ruột và ngăn ngừa táo bón. Hơn nữa, các chế phẩm sinh học có trong quả vả hỗ trợ vi khuẩn tốt trong đường ruột của bạn và hỗ trợ tiêu hóa.
Những món ăn được chế biến cùng quả sung
Với nhiều giá trị như vậy cho sức khỏe người phụ nữ mang thai, sung có thể được chế biến thành các món ăn để dùng trong cuộc sống hằng ngày như:
Sung kho thịt
Sung cắt bỏ cuống, rửa sạch có thể được cho vào đun chung với nồi thịt kho sền sệt, ánh vàng giúp mang lại hương vị mới lạ, đậm đà hơn cho bữa cơm của bạn. Những lát thịt ba chỉ thái mỏng được ướp với mắm, tiêu, đường, tỏi… thêm một chút hương thơm khó cưỡng của hành phi chắc hẳn sẽ rất đưa cơm phải không nào?
Sung om lươn
Lươn vốn đã là một thực phẩm rất giàu dưỡng chất cho mẹ bầu, nay được kết hợp với quả sung lại còn tăng thêm dược tính. Khi được om với sung, thịt lươn trở nên chắc hơn. Ngoài ra, vị thơm, béo, ngọt của lươn nay sẽ trở nên hài hòa hơn khi có sự chan chát, bùi nhẹ của sung đó.
Sung kho cá
Cá được trộn chung với sung, tóp mỡ cho lẫn vào nhau rồi đun trên ngọn lửa liu riu trên bếp. Đến khi nồi cá sệt nước lại, vị ngọt ngọt từ đường mía, một chút thơm của hạt đậu tương, của chút tỏi, ớt sẽ tỏa khắp gian bếp nhà bạn, kéo tất cả thành viên vào với bữa cơm nhà ấm cúng.
Sung nộm chua ngọt
Đây là một món ăn tương đối dễ làm, có thể dùng để ăn vặt trong những khoảng thời gian rảnh hằng ngày của các mẹ bầu. Những quả sung xanh được thái lát, rồi ngâm trong nước muối khoảng 30 phút để bớt đi vị chát sau đó trộn chung với hỗn hợp đường, muối, giấm trắng, nước lọc, tỏi ớt. Như vậy là các mẹ đã có ngay món nộm sung giòn tan ngất ngây, thấm vị chua cay mặn ngọt hài hòa.
Sung muối khế
Một lựa chọn khác cho một món ăn vặt với quả sung là sung muối khế. Vị sung chan chát, bùi bùi lại kết hợp với sự chua của quả khế, cùng mặn ngọt của muối đường, sẽ rất kích thích vị giác của bạn. Món này có thể dùng thay cho cà pháo, và ngon hơn khi chấm với muối vừng bạn nhé.
Một số lưu ý khi cho bà bầu ăn quả sung
Chúng ta không thể nào phủ nhận những lợi ích mà quả sung mang lại cho sức khỏe thai phụ, song vẫn có những điều mà người phụ nữ khi mang thai cần lưu ý nếu muốn sử dụng loại thực phẩm này:
Quả sung có tác dụng thông huyết, bổ huyết do vậy không nên dùng cho người mới mang thai sẽ rất dễ làm tổn hại đến thai nhi.
Việc tiêu thụ nhiều sung sẽ dẫn đến việc tích lũy một lượng lớn psoralens là nguyên nhân gây ra chứng viêm da. Theo bác sĩ Nguyễn Thường Hanh – Giám định viên tại Bệnh viện Ung bướu , TP HCM, mỗi ngày chỉ nên ăn tối đa 5 quả sung (đối với sung Việt Nam) và 1-2 quả sung (đối với sung nước ngoài).
Dù sung cải thiện hệ tiêu hóa, song, nếu dùng nhiều sung có thể dẫn đến tình trạng phân lỏng.
Không nên ăn sung nếu bạn bị dị ứng phấn hoa, trái cây thuộc họ dâu hoặc mủ cao su.
Hy vọng những thông tin bổ ích về công dụng của quả sung và những gợi ý dùng sung trong chế biến món ăn đã giúp các bạn có thêm những kiến thức cần thiết để bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của các mẹ bầu trong suốt thời gian thai kỳ. Dù mang nhiều dược tính, nhưng tùy vào cơ địa và thể trạng của mỗi mẹ bầu mà có chế độ dùng sung khác nhau. Bạn hãy tham khảo thêm ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng loại thực phẩm này nhé. Chúc bạn luôn khỏe mạnh.
Kinh nghiệm hay Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bà bầu ăn quả sung được không? 05 cách chế biến quả sung bổ dưỡng cho bà bầu tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.