Bạn đang xem bài viết Ăn đồ nóng – thói quen của nhiều người nhưng liệu có tốt cho sức khỏe tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Chắc ai cũng nghĩ rằng việc ăn uống ở nhiệt độ cao bình thường và không ảnh hưởng cơ thể. Tuy nhiên lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư thực quản, dạ dày. Cùng tìm hiểu điều này qua bài viết sau của Pgdphurieng.edu.vn.
Tác hại của việc ăn đồ nóng thường xuyên
Theo báo Sức khỏe và đời sống, việc ăn thức ăn ở nhiệt độ nóng thường xuyên không chỉ không giúp cơ thể khỏe mạnh mà nó lại làm bạn đối mặt nhiều nguy cơ bệnh lý. Theo một số khảo sát cho thấy, những ai có thói quen dùng đồ ăn, thức uống quá nóng (nhiệt độ trên 70 độ C) sẽ có nhiều nguy cơ mắc các chứng bệnh nguy hiểm về đường tiêu hóa.
Lý do là niêm mạc miệng, họng và đường tiêu hóa rất mỏng, dễ bị tổn thương, Nếu ăn uống đồ quá nóng lâu ngày dễ dần dần làm viêm miệng, lưỡi, họng loét đường tiêu hóa.
Nếu trở nặng thì thực quản và dạ dày bị phỏng và gây hoại tử từ từ gây ra các bệnh loét dạ dày, thực quản, hành tá tràng và cuối cùng là bệnh ung thư thực quản, dạ dày.
Theo thạc sỹ y tế công cộng Vũ Thị Tuyết Mai của Bộ Y tế cho biết rằng: “Khi ăn nóng quá có thể bị bỏng môi, lợi, niêm mạc miệng, lưỡi, họng, thực quản. Vết bỏng có thể gây lở loét, nhiễm khuẩn rất đau. Nhiều nghiên cứu cho thấy ăn quá nóng là một trong những nguyên nhân gây ung thư thực quản.”
Ngoài ra, các Cơ quan Nghiên cứu Ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố báo cáo mới nhất. Cảnh báo rằng việc ăn uống đồ nóng trên 65 độ C dễ làm tăng nguy cơ ung thư thực quản. Điều này được đánh giá như một chất gây ung thư loại 2A.
Nói chung, bạn nên từ bỏ thói quen kể trên và chỉ nên tiêu thụ các thực phẩm chế biến nóng ở nhiệt độ dưới 50 độ C, việc ăn uống đồ ấm có lợi cho hoạt động dạ dày và mới tốt cho sức khỏe.
Cách ăn uống đúng cách giúp bảo vệ sức khỏe
Để có một sức khỏe tốt thì việc ăn uống đúng cách là điều cần thiết, dưới đây là cách ăn uống hợp lý mà các bạn nên áp dụng.
Ăn thực phẩm, đồ uống ở nhiệt độ gần bằng thân nhiệt con người
Như đã kể trên, việc ăn thức ăn quá nóng dễ tổn thương miệng, thực quản và dạ dày. Bạn có thể uống một cốc nước ấm trước khi ngủ dậy và trước khi ăn sáng, đặc biệt vào mùa lạnh, để giữ ấm người, đánh thức các hoạt động của cơ quan trong cơ thể.
Thực phẩm được chế biến ở nóng, thì bạn chờ nó nguội bớt rồi mới dùng, vì điều này giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn.
Ăn chậm nhai kỹ
Khi ăn bạn nên ăn từ từ, không ăn quá nhanh làm hoạt động của hệ tiêu hóa mệt nhọc gây ra nhiều bệnh lý liên quan đến dạ dày. Lúc ăn nên nhai thật kỹ để thức ăn được nghiền nát, thức ăn dễ dàng đi xuống dạ dày và quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn.
Ngoài ra, cách này cũng là cách giúp bạn tiêu thụ ít calo hơn vì nhai nhiều lần làm thần kinh bạn nghĩ bạn no lâu từ đó sẽ ít ăn lại.
Ăn ít muối, bớt dầu mỡ, bớt đường và nhiều rau xanh
Trong một bữa ăn lành mạnh thì chúng ta nên ăn thêm các thực phẩm như rau xanh, củ quả để tiêu thụ chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa. Đổng thời, giảm muối, bớt dầu và bớt cả đường vì dùng chung nhiều dễ gây các bệnh về tim mạch, tiểu đường, xơ vữa động mạch.
Cung cấp đầy đủ lượng nước
Trước khi ăn, bạn nên uống 1 cốc nước để tăng cường chức năng chuyển hóa chất béo và giúp thực quản ẩm ướt, khi ăn thì thức ăn dễ xuống dạ dày. Ngoài ra, uống đầy đủ 2 – 3 lít nước hàng ngày rất có ích cho sức khỏe, nó còn ngăn chặn sự thèm ăn, giúp thận hoạt động tốt hơn và thanh lọc cơ thể.
Ăn đủ, đúng bữa
Việc cân bằng các chất dinh dưỡng là điều cần thiết. Trong bữa ăn, bạn phải đầy đủ các thực phẩm chứa chất xơ, tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất như sau
- 30% rau củ, ưu tiên rau có màu đậm sẽ tốt hơn cả.
- 20% hoa quả loại giàu dinh dưỡng như lựu.
- 20% tinh bột gồm cơm, lúa mì hoặc khoai sắn…
- 20% protein gồm thịt, các loại đậu.
- 10% sữa hoặc chế phẩm từ sữa động vật.
Ngoài ra, việc ăn đúng bữa và không bỏ bữa là điều cần thiết, việc này không chỉ nạp năng lượng cho cơ thể mà nó còn giúp hoạt động toàn bộ cơ quan tốt hơn.
Bên trên là thông tin về tác hại của việc ăn uống thực phẩm nóng, mong rằng qua bài chia sẻ trên giúp bạn hiểu thêm về cách ăn uống sao cho đúng cách và tránh việc ăn đồ quá nóng để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Nguồn: Sức khỏe và đời sống, Bộ Y tế
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ăn đồ nóng – thói quen của nhiều người nhưng liệu có tốt cho sức khỏe tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.