Bạn đang xem bài viết Acid folic (Vitamin B9) là gì?Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ, thực phẩm chứa nhiều acid folic tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Axit folic (vitamin B9) là một vitamin đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Để hiểu rõ hơn về acid folic cũng như tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ hay những thực phẩm nào chứa nhiều acid folic, các bạn hãy đọc bài viết dưới đây nhé.
Axit folic là một trong những vitamin nhóm B, có vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào hồng cầu và sự phát triển của ống thần kinh. Thiếu axit folic sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đặc biệt là mẹ bầu và sự phát triển bình thường của thai nhi.
Acid folic là gì?
Vitamin B9, còn được gọi là folate hoặc axit folic, là một loại vitamin thuộc nhóm B, tan trong nước. Folate, trước đây được gọi là folacin, là thuật ngữ chung cho cả folate thực phẩm tự nhiên và axit folic.
Tuy nhiên, Folate là thuật ngữ thường dùng để chỉ chất này có trong các thực phẩm tự nhiên, còn axit folic là từ thường dùng để chỉ chất này ở dạng tổng hợp, được sử dụng trong thực phẩm chức năng và thực phẩm tăng cường.
Cơ thể không dự trữ vitamin B9, do đó bạn có thể bị thiếu hụt vitamin B9. Đau nhức cơ thể, gặp vấn đề về tiêu hóa… là các hệ lụy khi thiếu acid folic. Vì vậy, điều quan trọng là phải liên tục nhận đủ acid folic từ chế độ ăn uống hàng ngày hoặc từ các viên uống bổ sung.
Tác dụng của acid folic
Tăng cường sức khỏe trí não
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Nồng độ folate trong máu thấp có liên quan đến chức năng não kém và tăng nguy cơ sa sút trí tuệ. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng bổ sung axit folic có thể cải thiện chức năng não ở những người bị suy giảm trí tuệ và giúp điều trị bệnh Alzheimer [1].
Hay một nghiên cứu năm 2019 ở 180 người lớn bị suy giảm nhận thức nhẹ (MCI) đã chứng minh rằng việc bổ sung 400mcg axit folic mỗi ngày trong 2 năm đã cải thiện đáng kể các chỉ số chức năng não ở người lớn tuổi [2].
Một báo cáo được tổng hợp từ nghiên cứu khác ở 121 người bị bệnh Alzheimer cho thấy, những người dùng 1,250 mcg axit folic mỗi ngày trong 6 tháng đã cải thiện nhận thức và giảm các dấu hiệu viêm, so với những người chỉ dùng donepezil [3].
Phòng ngừa bệnh thiếu máu
Thiếu máu do thiếu axit folic xảy ra khi cơ thể không được cung cấp đủ axit folic trong chế độ ăn hàng ngày. Axit folic là một trong những vitamin quan trọng giúp cơ thể tạo ra các tế bào mới, bao gồm cả các tế bào hồng cầu mới. Mặt khác, cơ thể lại cần các tế bào hồng cầu để vận chuyển oxy. Nếu bạn không có đủ tế bào hồng cầu, bạn sẽ bị thiếu máu, khiến bạn cảm thấy yếu và mệt mỏi. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải bổ sung đủ axit folic mỗi ngày.
Phòng ngừa dị tật bẩm sinh và biến chứng thai kỳ
Một trong những tác dụng phổ biến nhất của việc bổ sung axit folic và folate là ngăn ngừa dị tật bẩm sinh, đặc biệt là dị tật ống thần kinh, bao gồm tật nứt đốt sống và chứng thiếu não – khi trẻ sinh ra không có bộ phận não hoặc hộp sọ.
Phụ nữ có thai được kê đơn bổ sung acid folic để phòng ngừa các nguy cơ dị tật bẩm sinh của thai nhi, cũng như giúp ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến thai kỳ, bao gồm cả tiền sản giật.
Các chuyên gia khuyến cáo rằng, tất cả phụ nữ chuẩn bị mang thai hoặc đang mang thai nên bổ sung 400–800 mcg axit folic mỗi ngày bắt đầu từ ít nhất 1 tháng trước khi mang thai và tiếp tục bổ sung trong 2-3 tháng đầu của thai kỳ [4].
Hỗ trợ điều trị các rối loạn sức khỏe tâm thần
Những người bị trầm cảm đã được chứng minh là có lượng folate trong máu thấp hơn những người không bị trầm cảm [5]. Các nghiên cứu cho thấy, bổ sung acid folic và folate có thể làm giảm các triệu chứng trầm cảm khi được sử dụng cùng với thuốc chống trầm cảm [6].
Ngoài ra, một đánh giá của 7 nghiên cứu cho thấy rằng, những bệnh nhân bị tâm thần phân liệt khi điều trị kết hợp các chất bổ sung folate cùng với thuốc đặc trị đã mang lại kết quả rất tốt [7].
Điều trị các vấn đề liên quan đến thiếu hụt acid folic
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thiếu acid folic, bao gồm chế độ dinh dưỡng không đủ chất, phẫu thuật làm ảnh hưởng đến chức năng ruột, nghiện rượu hay nhu cầu tăng lên khi mang thai mà việc ăn uống bình thường không đáp ứng đủ.
Giảm các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim mạch
Folate đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa homocysteine – đây là loại acid amin có thể gây các vấn đề về tim mạch khi chúng ở nồng độ cao trong máu. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung axit folic có thể làm giảm mức homocysteine và nguy cơ mắc bệnh tim, bổ sung axit folic giúp giảm 4% nguy cơ mắc bệnh tim và giảm 10% nguy cơ đột quỵ [8].
Ngoài ra, acid folic cũng được chứng minh giúp cải thiện lưu lượng máu, cải thiện chức năng tim mạch [9].
Cách dùng acid folic
Cần bổ sung acid folic với liều bao nhiêu mg/ngày ?
Hàm lượng acid folic được chỉ định ở mỗi người là khác nhau. Tùy vào mục đích điều trị mà bác sĩ sẽ kê đơn cho phù hợp. Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch Hoa Kỳ (CDC), hàm lượng acid folic được khuyên bổ sung mỗi ngày là ít nhất 400 mcg. Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú do nhu cầu tăng cao nên cần được cung cấp từ 500 – 600 mcg/ngày.
Nếu bạn đang bổ sung axit folic, hãy uống nó cùng một thời điểm mỗi ngày. Có thể uống sau bữa ăn 30 phút hoặc uống vào buổi tối trước khi đi ngủ 2 tiếng, cùng với một cốc nước lọc. Nếu bạn quên dùng liều của mình, hãy uống ngay khi bạn nhớ ra.
Tác dụng phụ khi sử dụng acid folic
Sử dụng acid folic có an toàn không?
Nói chung, vitamin B9 an toàn cho hầu hết mọi người khi uống. Thực tế cho thấy, không xảy ra bất kỳ tác dụng phụ nào khi sử dụng acid folic với liều lượng dưới 1 mg mỗi ngày. Tuy nhiên, sử dụng quá liều axit folic có thể gây buồn nôn, đầy hơi và mất ngủ.
Sử dụng acid folic có xảy ra tác dụng phụ gì không?
Axit folic không chuyển hóa có thể làm tăng nguy cơ tự kỷ và nhận thức thần kinh
Một nghiên cứu gần đây trên 200 bà mẹ cho thấy rằng những bà mẹ có nồng độ folate trong máu cao ở tuần thứ 14 của thai kỳ có nhiều khả năng sinh con mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD) Lượng axit folic không chuyển hóa được tìm thấy ở những người mẹ có con bị ASD lớn hơn so với những mẹ có con không bị ASD [10].
Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng mức độ cao của axit folic không được chuyển hóa trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến những tác động tiêu cực đến sự phát triển nhận thức thần kinh ở trẻ em.
Một nghiên cứu khác trên 1.682 cặp mẹ – con cho thấy những đứa trẻ có mẹ bổ sung hơn 1.000 mcg axit folic mỗi ngày trong thời kỳ mang thai đạt điểm thấp hơn trong bài kiểm tra đánh giá khả năng trí tuệ của trẻ, so với những trẻ có mẹ bổ sung 400–999 mcg mỗi ngày [11].
Bổ sung nhiều axit folic gây khó phát hiện ra bệnh thiếu hụt vitamin B12
Axit folic có khả năng giúp sản sinh số lượng lớn hồng cầu. Tuy nhiên, bổ sung axit folic không khắc phục được các tổn thương thần kinh xảy ra khi thiếu vitamin B12. Vì lý do này, sự thiếu hụt B12 có thể không được chú ý cho đến khi các triệu chứng tổn thương thần kinh xuất hiện.
Một số tác dụng phụ khi dùng liều cao
Ngoài các tác dụng phụ được liệt kê ở trên, có một số rủi ro liên quan đến việc dùng liều cao axit folic:
– Nguy cơ ung thư: Một đánh giá của 10 nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc ung thư tuyến tiền liệt ở những người bổ sung axit folic đã tăng lên đáng kể [12].
– Suy giảm chức năng miễn dịch: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung axit folic liều cao có thể dẫn tới suy giảm chức năng miễn dịch [13].
Thực phẩm chứa nhiều acid folic
Thực phẩm giàu acid folic nằm trong hầu hết các nhóm thực phẩm chính mà chúng tay hay sử dụng hằng ngày. Một số loại thực phẩm chứa nhiều acid folic được kể đến như:
– Các loại rau xanh nhiều lá như: bắp cải, bông cải xanh…
– Các loại đậu: đậu Hà Lan, đậu lăng…
– Trái cây: chanh, chuối và dưa….
– Các loại mì ống, ngũ cốc, bánh mì…
Hy vọng qua bài viết trên, các bạn hiểu rõ hơn về acid folic cũng như tác dụng, cách dùng của nó. Thiếu hụt acid folic gây nên các vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe. Vì vậy, bạn hãy lựa chọn những thực phẩm chứa nhiều acid folic để bổ sung cho cơ thể hàng ngày nhé.
Nguồn: drug.com, webmd, healthline
Có thể bạn quan tâm:
>>>>> Thực phẩm chứa nhiều acid folic (vitamin B9)
>>>>> Liều dùng, cách dùng acid folic (vitamin B9)
Nguồn tham khảo
-
Normal-But-Low Serum Folate Levels and the Risks for Cognitive Impairment
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6664218/
-
Effects of folic acid supplementation on cognitive function and Aβ-related biomarkers in mild cognitive impairment: a randomized controlled trial
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29255930/
-
Folic Acid Supplementation Mitigates Alzheimer’s Disease by Reducing Inflammation: A Randomized Controlled Trial
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4909909/
-
Folate
https://ods.od.nih.gov/factsheets/Folate-HealthProfessional/
-
The association of folate and depression: A meta-analysis
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28759846/
-
Caveat emptor: Folate in unipolar depressive illness, a systematic review and meta-analysis
https://journals.sagepub.com/doi/abs/10.1177/0269881118756060?rfr_dat:cr_pub++0pubmed&url_ver:Z39.88-2003&rfr_id:ori%3Arid%3Acrossref.org&journalCode:jopa
-
Folic acid/methylfolate for the treatment of psychopathology in schizophrenia: a systematic review and meta-analysis
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29785555/
-
Folic Acid Supplementation and the Risk of Cardiovascular Diseases: A Meta-Analysis of Randomized Controlled Trials
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27528407/
-
Efficacy of folic acid supplementation on endothelial function and plasma homocysteine concentration in coronary artery disease: A meta-analysis of randomized controlled trials
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3991512/
-
Maternal blood folate status during early pregnancy and occurrence of autism spectrum disorder in offspring: a study of 62 serum biomarkers
https://molecularautism.biomedcentral.com/articles/10.1186/s13229-020-0315-z
-
Effect of maternal high dosages of folic acid supplements on neurocognitive development in children at 4-5 y of age: the prospective birth cohort Infancia y Medio Ambiente (INMA) study
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28724645/
-
Cancer risk with folic acid supplements: a systematic review and meta-analysis
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3278486/
-
Unmetabolized folic acid in plasma is associated with reduced natural killer cell cytotoxicity among postmenopausal women
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16365081/
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Acid folic (Vitamin B9) là gì?Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ, thực phẩm chứa nhiều acid folic tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.