Bạn đang xem bài viết 9 tác dụng của nấm hương (nấm đông cô) bạn không nên bỏ qua tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nấm hương hay còn được gọi là nấm đông cô, từ lâu đã được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên. Mời bạn đọc cùng Nhà thuốc An Khang điểm qua những tác dụng của nấm hương đối với sức khỏe con người nhé!
Sơ lược về nấm hương:
Nấm hương (Lentinula edodes) là một nguyên liệu mặn phổ biến trong ẩm thực châu Á. Nấm hương có nhiều chất xơ và chất béo và protein, ít calo. Chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng thực vật khó kiếm hơn như vitamin D, kẽm, choline và vitamin B.
Hỗ trợ giảm cân
Một cup nấm đông cô (145g) cung cấp 81 calo, 88% trong số đó đến từ carbs, 9% từ protein và 3% từ chất béo. Nấm đông cô dù hàm lượng calo thấp nhưng vẫn đủ làm bạn thấy no khi ăn, ngăn ngừa việc nạp thừa calo vào cơ thể.[1]
Việc sử dụng nấm đông cô với mức độ phù hợp trong bữa ăn hằng ngày có thể giúp bạn cải thiện vấn đề cân nặng.
Hãy bổ sung nấm hương vào chế độ ăn kiêng của bạn
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Với hàm lượng natri thấp và không chứa chất béo bão hòa, nấm tốt cho tim mạch, đặc biệt là khi thay thế cho các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt ham,…
Beta-glucan, một loại chất xơ hòa tan trong nấm đông cô rất hữu ích trong việc giảm cholesterol.[2]
Một nghiên cứu trên chuột cho thấy nấm hương ngăn ngừa tăng huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp.[3]
Một mô hình thí nghiệm trên chuột đã có chế độ ăn nhiều chất béo chứng minh rằng những con được cho ăn nấm hương sẽ ít tích tụ chất béo trong gan hơn, ít xơ vữa trên thành động mạch hơn và mức cholesterol thấp hơn so với những con không ăn bất kỳ loại nấm nào.[4]
Tuy nhiên, những lợi ích này cần được xác nhận trong các nghiên cứu trên người trước khi đưa ra kết luận chắc chắn.
Giúp làn da khỏe mạnh
Nấm đông cô chứa nhiều chất chống oxy hóa và các hợp chất chống viêm.
Chúng chứa chất chống oxy hóa mạnh l-ergothioneine và là một nguồn axit kojic dồi dào.
Axit kojic là một chất chống tyrosinase nổi tiếng, được sử dụng hiệu quả để điều trị chứng tăng sắc tố và nám da, mang lại làn da sáng, đều màu.
L-ergothioneine được coi là một phần không thể thiếu trong hệ thống phòng thủ của da. L-ergothioneine không chỉ ngăn ngừa tổn thương do quá trình oxy hóa mà còn có thể cho phép sửa chữa DNA trong các tế bào được chiếu tia UV.[5]
Nấm hương thậm chí còn cho thấy khả năng làm giảm một nửa sự tăng sinh của các tế bào khối u, tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp tái tạo các tế bào khỏe mạnh.[6]
Hỗ trợ tăng sức khỏe xương
Nấm là nguồn thực vật tự nhiên duy nhất cung cấp vitamin D mà cơ thể con người cần để xương chắc khỏe.
Hàm lượng vitamin D của nấm khác nhau tùy thuộc vào cách trồng. Khi tiếp xúc với tia UV, chúng phát triển hàm lượng hợp chất này cao hơn.
Trong một nghiên cứu trên chuột chỉ ra rằng, vitamin D2 và canxi có nguồn gốc từ nấm hương được chiếu xạ UV có thể làm tăng mật độ xương thông qua tác động trực tiếp đến xương bằng cách kích thích tăng hấp thụ canxi trong tá tràng và thận.[7]
Chứa các đặc tính kháng khuẩn
Một số hợp chất trong nấm hương như lentinan có tác dụng kháng khuẩn, kháng vi rút (bao gồm cả AIDS) và kháng ký sinh trùng [8]
Khi tình trạng kháng kháng sinh ngày càng gia tăng, một số nhà khoa học cho rằng cần thiết phải khám phá tiềm năng kháng khuẩn của nấm hương.[9]
Các hợp chất được phân lập thể hiện hoạt tính kháng khuẩn trong ống nghiệm, nhưng việc ăn nấm hương không có bất kỳ tác dụng nào đối với các bệnh nhân nhiễm trùng do vi rút, vi khuẩn hoặc nấm.
Nấm cần các hợp chất kháng khuẩn và kháng nấm để tồn tại trong môi trường tự nhiên
Tăng cường hệ miễn dịch
Một nghiên cứu trên 52 người khỏe mạnh kéo dài 4 tuần và họ tiêu thụ 5 hoặc 10g nấm hương mỗi ngày. Từ kết quả quan sát được cho thấy, ăn nấm đông cô thường xuyên sẽ giúp cải thiện khả năng miễn dịch và mức độ viêm của họ giảm xuống.[10]
Trong khi hệ miễn dịch của con người có xu hướng suy giảm theo tuổi tác thì một nghiên cứu trên chuột đã phát hiện ra rằng thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ nấm hương giúp đảo ngược một số suy giảm chức năng miễn dịch liên quan đến tuổi tác.[11]
Có hoạt tính chống ung thư tiềm ẩn
Polysaccharides trong nấm đông cô cũng có thể có tác dụng chống ung thư.
Lentinan, beta-glucan tìm thấy trong nấm hương giúp chống lại các khối u bằng cách kích hoạt hệ thống miễn dịch.[12]
Lentinan còn được biết là có tác dụng ức chế sự tăng sinh của các tế bào bệnh bạch cầu.[13]
Một nghiên cứu năm 2019 theo dõi hơn 36.000 nam giới ở Nhật Bản trong độ tuổi từ 40 đến 79 đã tìm thấy mối tương quan giữa việc tiêu thụ nấm và giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Các nhà nghiên cứu cho rằng mối liên hệ với ergothioneine, một chất chống oxy hóa có thể làm giảm stress oxy hóa.[14]
Ở Trung Quốc và Nhật Bản, dạng tiêm của lentinan được kết hợp cùng với hóa trị và các phương pháp điều trị ung thư chính khác để cải thiện chức năng miễn dịch và chất lượng cuộc sống ở những người bị ung thư dạ dày.[15] [16]
Tuy nhiên, vẫn chưa đủ bằng chứng để xác định việc ăn nấm đông cô có tác động đến bệnh ung thư hay không.
Giúp ngăn ngừa viêm nướu
Viêm lợi là một bệnh răng miệng có thể phòng ngừa được gây ra bởi sự tích tụ của mảng bám và vi khuẩn “xấu” trong miệng. Vi khuẩn này làm hỏng các mô nướu và có thể dẫn đến các biến chứng như bệnh nha chu.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiết xuất nấm đông cô có thể làm giảm vi khuẩn có hại này trong khi vẫn giữ được vi khuẩn lành mạnh.[17]
Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của người ăn chay
Nấm đông cô cung cấp một số chất dinh dưỡng mà người ăn chay có nguy cơ thiếu hụt. Nấm hương là một nguồn cung cấp kẽm dồi dào, là chất khoáng vi lượng thường được tìm thấy trong thịt đỏ, thịt gia cầm và hải sản.
Một cup nấm đông cô nấu chín chứa gần 2 miligam kẽm, đóng góp vào tiêu chuẩn dinh dưỡng từ 8 đến 11 miligam kẽm mỗi ngày.[18]
Tác dụng phụ của nấm hương
Hầu hết mọi người có thể tiêu thụ nấm hương một cách an toàn, mặc dù một số tác dụng phụ có thể xảy ra.
- Phát ban do ăn hoặc xử lý nấm sống: hiếm gặp, được cho là do lentinan gây ra.[19] [20]
- Viêm da và nhạy cảm ánh sáng: do sử dụng chiết xuất nấm hương trong thời gian dài.[21]
- Đau dạ dày.[nguon title=”Eosinophilia and gastrointestinal symptoms after ingestion of shiitake mushrooms” link=”https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/9600497/”]
Xem thêm
- 12 tác dụng của việt quất bạn không nên bỏ qua
- 8 Lợi ích của cây kim tiền đối với sức khoẻ bạn nên biết
Nấm hương là một trong những loại nấm phổ biến nhất trên toàn thế giới bởi hương vị đậm đà, thơm ngon và đa dạng các lợi ích sức khỏe. Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ bài viết này để mọi người biết đến những tác dụng tuyệt vời của nấm hương nhé!
Nguồn tham khảo: Very Well Fit; Healthline.
Nguồn tham khảo
-
Mushrooms, shiitake, cooked, without salt
https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html
-
Beta-glucans in higher fungi and their health effects
https://academic.oup.com/nutritionreviews/article/67/11/624/1850752?login:false
-
Effect of shiitake (Lentinus edodes) and maitake (Grifola frondosa) mushrooms on blood pressure and plasma lipids of spontaneously hypertensive rats
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/3443885/
-
Lentinus edodes promotes fat removal in hypercholesterolemic mice
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3829752/
-
Skin cells and tissue are capable of using L-ergothioneine as an integral component of their antioxidant defense system
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19439218/
-
Development of Mushroom-Based Cosmeceutical Formulations with Anti-Inflammatory, Anti-Tyrosinase, Antioxidant, and Antibacterial Properties
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27754433/
-
Dietary calcium and vitamin D2 supplementation with enhanced Lentinula edodes improves osteoporosis-like symptoms and induces duodenal and renal active calcium transport gene expression in mice
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19093162/
-
Recent progress of research on medicinal mushrooms, foods, and other herbal products used in traditional Chinese medicine
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2225411016300815?via%3Dihub
-
Screening of antimicrobial, antioxidant properties and bioactive compounds of some edible mushrooms cultivated in Bangladesh
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25858107/
-
Consuming Lentinula edodes (Shiitake) Mushrooms Daily Improves Human Immunity: A Randomized Dietary Intervention in Healthy Young Adults
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25866155/
-
Lentinula edodes-derived polysaccharide rejuvenates mice in terms of immune responses and gut microbiota
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26135107/
-
Polysaccharides in Lentinus edodes: isolation, structure, immunomodulating activity and future prospective
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24236998/
-
Recent developments in mushrooms as anti-cancer therapeutics: a review
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3339609/
-
Mushroom consumption and incident risk of prostate cancer in Japan: A pooled analysis of the Miyagi cohort study and the Ohsaki cohort study
https://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1002/ijc.32591
-
The use of lentinan for treating gastric cancer
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23092289/
-
The Pharmacological Potential of Mushrooms
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1193547/
-
In Vitro Assessment of Shiitake Mushroom (Lentinula edodes) Extract for Its Antigingivitis Activity
https://www.hindawi.com/journals/bmri/2011/507908/
-
Zinc
https://ods.od.nih.gov/factsheets/Zinc-HealthProfessional/
-
Shiitake dermatitis: a report of 3 cases and review of the literature
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23837150/
-
Shiitake Mushroom Dermatitis: A Review
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27566177/
-
Flagellate mushroom (Shiitake) dermatitis and photosensitivity
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/9812031/
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 9 tác dụng của nấm hương (nấm đông cô) bạn không nên bỏ qua tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.