pgdphurieng.edu.vn - Kiến Thức Bổ Ích

9 tác dụng của lá tía tô có thể bạn chưa biết

Tháng 10 28, 2023 by Pgdphurieng.edu.vn

Bạn đang xem bài viết 9 tác dụng của lá tía tô có thể bạn chưa biết tại Pgdphurieng.edu.vn  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Lá tía tô không chỉ là một loại rau xanh trong bữa ăn hằng ngày mà còn là một loại thảo mộc đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu tác dụng của lá tía tô qua bài viết dưới đây nhé.

Lá tía tô là gì?

Lá tía tô là lá còn tươi hoặc đã phơi hay sấy khô của cây Tía tô (Perilla frutescens (L.) Britt.), họ Bạc hà (Lamiaceae).

Phiến lá có lông tơ mịn, kích thước to dần về cuống lá và là lá đơn mọc đối. Chóp lá nhọn, rìa mịn đến răng cưa thô. Hai mặt lá màu xanh lục, thỉnh thoảng có màu tím ở mặt dưới. [1]

Mục Lục Bài Viết

  • Hỗ trợ điều trị hen suyễn
  • Điều trị bệnh tiểu đường
  • Chống trầm cảm
  • Chống ung thư
  • Chống oxy hóa cho cơ thể
  • Bảo vệ tim mạch
  • Hỗ trợ tiêu hoá
  • Bảo vệ hệ thần kinh
  • Cách dùng và liều dùng lá tía tô
  • Lưu ý khi sử dụng lá tía tô

Hỗ trợ điều trị hen suyễn

Theo Y học cổ truyền Trung Quốc có lịch sử lâu đời, tía tô là một cây thảo dược cổ điển được sử dụng rộng rãi để chống lại bệnh hen suyễn nhờ thành phần luteolin trong tía tô có tác dụng giãn các cơ trơn của khí quản. [2]

Ngoài ra, dữ liệu trong một nghiên cứu năm 2021 cho thấy chiết xuất từ lá tía tô có thể làm giảm đáng kể các chất trung gian gây viêm và làm giảm phản ứng dị ứng tức thì với chứng viêm đường hô hấp. Từ kết quả đó cho thấy lá tía tô có khả năng hỗ trợ điều trị hen suyễn. [3]

9 tác dụng của lá tía tô có thể bạn chưa biết

Tía tô là một cây thảo dược cổ điển sử dụng chống lại bệnh hen suyễn

Điều trị bệnh tiểu đường

Trong nghiên cứu của Da Hye Kim cùng cộng sự năm 2018, sử dụng chiết xuất từ lá tía tô có tác dụng hữu ích đối với tăng đường huyết, rối loạn lipid máu, không dung nạp glucose và insulin. Từ đó cho thấy, lá tía tô có tiềm năng phòng ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2. [4]

Lá tía tô có tiềm năng phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường

Lá tía tô có tiềm năng phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường

Chống trầm cảm

Theo nghiên cứu của Hiroshi Takeda, acid rosmarinic và acid caffeic, những hợp chất được tìm thấy trong lá cây tía tô đều có hoạt tính chống trầm cảm. [5]

Tham Khảo Thêm:   5 nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp tăng khả năng thụ thai cho phụ nữ

Đặc biệt, tía tô cũng là một thành phần quan trọng trong loại thuốc chống trầm cảm Banxia Houpu – một công thức y học cổ truyền của Trung Quốc được sử dụng lâu đời. [6]

Lá tía tô có đặc tính chống trầm cảm

Lá tía tô có đặc tính chống trầm cảm

Chống ung thư

Chiết xuất lá tía tô đã được báo cáo là có các hoạt động chống oxy hóa, chống viêm, chống ung thư, ức chế sự phát triển của các tế bào u gan và ung thư máu ở người. [7][8]

Đặc biệt, một nghiên cứu đã cho kết luận rằng, chiết xuất từ lá tía tô có tác động chống lại các tính chất đặc trưng của tế bào ung thư như tăng trưởng không giới hạn, hoạt động chống lại quá trình apoptosis, kích hoạt sự xâm lấn và di căn trong ung thư ruột kết và ung thư phổi tại ống nghiệm. [9]

Lá tía tô giúp chống ung thư

Lá tía tô giúp chống ung thư

Chống oxy hóa cho cơ thể

Dịch chiết lá tía tô được chiết xuất bằng phương pháp DPPH chứa các hoạt chất như acid rosmarinic, luteolin,… có hoạt tính chống oxy hóa và kháng khuẩn theo một nghiên cứu vào năm 2021

Ngoài ra, các thí nghiệm trong ống nghiệm đã chứng minh rằng tía tô đỏ có hoạt tính chống oxy hóa mạnh hơn tía tô xanh. [10]

Chiết xuất lá tía tô có hoạt tính chống oxy hóa

Chiết xuất lá tía tô có hoạt tính chống oxy hóa

Bảo vệ tim mạch

Dầu tía tô cũng được biết là chứa tới 59% acid alpha – linolenic (ALA), đã được báo cáo cho thấy đặc tính chống xơ vữa động mạch ở chim cút Nhật Bản.

Từ đó cho thấy, khi sử dụng dầu tía tô trong chế độ ăn làm tăng axit béo chuỗi dài, giúp duy trì các mạch máu khỏe mạnh, giữ cho chúng không bị cứng và dễ bị tích tụ mảng bám, bảo vệ tim mạch. [11][12]

Chất chống oxy hóa trong tía tô giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa cholesterol trong thực phẩm bạn ăn, giữ chúng không bị tích tụ trong động mạch và tránh gây ra một số vấn đề nghiêm trọng về tim mạch. [13]

Lá tía tô giúp bảo vệ tim mạch

Lá tía tô giúp bảo vệ tim mạch

Hỗ trợ tiêu hoá

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiết xuất từ ​​lá tía tô được ghi nhận có các tác dụng cải thiện chứng đầy hơi, khó chịu ở bụng, chống co thắt và chống viêm, nhất là đối với phụ nữ. [14]

Đối với nhu động đường tiêu hóa, dầu tía tô có tác dụng nhuận tràng và tăng nhu động dạ dày ở người bị táo bón thông qua nghiên cứu của Mohammad Asif được đăng tải trên Tạp chí Khoa học Dược phẩm Malaysia năm 2010. [nguon title=Nutritional and functional characterisations of Perilla frutescens seed oil and evaluation of its effect on gastrointestinal motility” link=”https://www.cabdirect.org/cabdirect/abstract/20113187819″][/nguon]

Tham Khảo Thêm:   100 viên sỏi lấp đầy túi mật người phụ nữ

Lá tía tô cải thiện chứng đầy hơi, khó chịu ở bụng

Lá tía tô cải thiện chứng đầy hơi, khó chịu ở bụng

Bảo vệ hệ thần kinh

Acid α- linolenic (ALA) chứa trong tía tô cho thấy tác dụng chống viêm, chống lại sự chết tế bào thần kinh, bảo vệ hệ thần kinh và ty thể trong não. [16]

Thêm nữa, dầu tía tô sử dụng và bổ sung vào điều trị tiêu chuẩn như một liệu pháp chống oxy hóa bổ sung ở bệnh nhân sa sút trí tuệ mức độ nhẹ đến trung bình, rèn luyện trí não ở người già bị suy giảm nhận thức nhẹ. [17]

Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy sử dụng luteolin lâu dài ở chuột đã cải thiện tình trạng thiếu hụt nhận thức và tổn thương tế bào thần kinh do giảm tưới máu não mạn tính gây ra. Từ đó, bảo vệ chức năng khớp thần kinh và tăng cường trí nhớ trong các rối loạn thoái hóa thần kinh. [18]

Lá tía tô giúp bảo vệ thần kinh

Lá tía tô giúp bảo vệ thần kinh

Cách dùng và liều dùng lá tía tô

Ngoài việc được sử dụng như vị thuốc quý, lá tía tô còn được sử dụng như một loại rau ăn hằng ngày, dùng để trang trí hoặc làm hương liệu cho một số món ăn. Lá tía tô có thể dùng ở dạng tươi hoặc sấy khô.

Liều lượng điển hình trong công thức thuốc sắc của lá tía tô là 6 gam mỗi liều hàng ngày, khoảng 3 đến 12 gam mỗi ngày khi kết hợp với các loại thảo mộc khác. Có thể pha trà lá tía tô bằng cách ngâm 16 gam thảo mộc, thêm đường nâu vào và sử dụng cho giai đoạn đầu khi bị cảm lạnh. [19]

Lá tía tô có thể pha thành trà sử dụng

Lá tía tô có thể pha thành trà sử dụng

Lưu ý khi sử dụng lá tía tô

Mặc dù lá tía tô mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, cần lưu ý những vấn đề sau khi sử dụng:

  • Đối với người bị cảm nóng, tự ra mồ hôi: Không nên sử dụng vì tía tô có dược tính ra mồ hôi nhiều, sử dụng có thể khiến bệnh thêm trầm trọng.
  • Đối với phụ nữ có thai: Tô diệp nếu dùng với liều lượng lớn và liên tục trong khoảng thời gian có thể khiến tăng huyết áp, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi.
Tham Khảo Thêm:   Sầu riêng bao nhiêu calo? Ăn sầu riêng có béo không?

Không nên sử dụng với người tự ra mồ hôi

Không nên sử dụng với người tự ra mồ hôi

Xem thêm:

  • 13 công dụng của bồ công anh đối với sức khỏe có thể bạn chưa biết
  • Đông trùng hạ thảo là gì? Công dụng, cách dùng, liều dùng và tác dụng phụ
  • Đương quy là gì? Công dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về công dụng của lá tía tô. Hãy chia sẻ bài viết này để mọi người đều có thể biết đến những thông tin này bạn nhé.

Nguồn: Biomedpharmajournal.org, Drugs.com

Nguồn tham khảo
  • Health benefits of Perilla

    https://www.healthbenefitstimes.com/perilla-2/

  • Mechanisms of relaxant action of luteolin in isolated guinea pig trachea

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15931576/

  • Perilla Leaf Extract Attenuates Asthma Airway Inflammation by Blocking the Syk Pathway

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8128618/

  • Anti-hyperglycemic effects and signaling mechanism of Perilla frutescens sprout extract

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5792252/

  • Rosmarinic acid and caffeic acid produce antidepressive-like effect in the forced swimming test in mice

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12167468/

  • Antidepressant effects of Banxia Houpu decoction, a traditional Chinese medicinal empirical formula

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11025166/

  • Antioxidant activities of polyphenols extracted from Perilla frutescens varieties

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19127243/

  • Perilla leaf, Perilla frutescens, induces apoptosis and G1 phase arrest in human leukemia HL-60 cells through the combinations of death receptor-mediated, mitochondrial, and endoplasmic reticulum stress-induced pathways

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19627198/

  • Inhibitory activities of Perilla frutescens britton leaf extract against the growth, migration, and adhesion of human cancer cells

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4317473/

  • Antioxidant activities of Perilla frutescens against low-density lipoprotein oxidation in vitro and in human subjects

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22362141/

  • Dietary effects of corn oil, oleic acid, perilla oil, and evening [corrected] primrose oil on plasma and hepatic lipid level and atherosclerosis in Japanese quail

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/8689581/

  • Effects of perilla oil on plasma concentrations of cardioprotective (n-3) fatty acids and lipid profiles in mices

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3746158/

  • Comparative effects of safflower oil and perilla oil on serum and hepatic lipid levels, fatty acid compositions of serum and hepatic phospholipids, and hepatic mRNA expressions of 3-hydroxy-3-methylglutaryl CoA reductase, LDL receptor, and cholesterol 7alpha-hydroxylase in young and adult rats

    https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0963996900001198

  • Perilla extract improves gastrointestinal discomfort in a randomized placebo controlled double blind human pilot study

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24885816/

  • Plant derived omega-3-fatty acids protect mitochondrial function in the brain

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/20079842/

  • Feasibility and Safety of Perilla Seed Oil as an Additional Antioxidative Therapy in Patients with Mild to Moderate Dementia

    https://www.hindawi.com/journals/jar/2018/5302105/

  • Luteolin promotes long-term potentiation and improves cognitive functions in chronic cerebral hypoperfused rats

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19857483/

  • Perilla Leaf, Seed, and Stem

    https://www.itmonline.org/articles/perilla/perilla.htm

Cảm ơn bạn đã xem bài viết 9 tác dụng của lá tía tô có thể bạn chưa biết tại Pgdphurieng.edu.vn  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

Bài Viết Liên Quan

Ngôi thai ngược (ngôi mông) là gì? Cần làm gì khi mang thai ngôi ngược?
Ngôi thai ngược (ngôi mông) là gì? Cần làm gì khi mang thai ngôi ngược?
Bạn có biết vì sao ăn kiêng ít calo mà không giảm được cân?
Bạn có biết vì sao ăn kiêng ít calo mà không giảm được cân?
5 nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp tăng khả năng thụ thai cho phụ nữ
5 nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp tăng khả năng thụ thai cho phụ nữ
Previous Post: « Cách bật hoặc tắt mã hóa Bitlocker trong Windows
Next Post: Đánh Giá Trường THPT Đặng Thai Mai – Nghệ An Có Tốt Không? »

Primary Sidebar

Tra Cứu Điểm Thi

  • Tra Cứu Điểm Thi Lớp 10
  • Tra Cứu Điểm Thi Tốt Nghiệp THPT
  • Tra Cứu Đại Học – Tìm Trường

Công Cụ Hôm Nay

  • Thời Tiết Hôm Nay
  • Tử Vi Hôm Nay
  • Lịch Âm Hôm Nay
  • Lịch Thi Đấu Bóng Đá Hôm Nay
  • Giá Vàng Hôm Nay
  • Tỷ Giá Ngoaị Tệ Hôm Nay
  • Giá Xăng Hôm Nay
  • Giá Cà Phê Hôm Nay

Công Cụ Online Hữu Ích

  • Photoshop Online
  • Casio Online
  • Tính Phần Trăm (%) Online
  • Giải Phương Trình Online
  • Ghép Ảnh Online
  • Vẽ Tranh Online
  • Làm Nét Ảnh Online
  • Chỉnh Sửa Ảnh Online
  • Upload Ảnh Online
  • Paint Online
  • Tạo Meme Online
  • Chèn Logo Vào Ảnh Online

Liên Kết Hữu Ích

DMCA.com Protection Status DMCA compliant imageCopyright © 2025 · Pgdphurieng.edu.vn - Kiến Thức Bổ Ích 78win xoilac tv xem bong da truc tuyen KUBET 78win Hitclub