Bạn đang xem bài viết 9 nguyên nhân suy tim thường gặp có thể bạn chưa biết tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Suy tim thường do rất nhiều nguyên nhân gây ra như nhồi máu cơ tim, đái tháo đường, tăng huyết áp,… Hãy cùng Nhà Thuốc An Khang tìm hiểu ngay 9 nguyên nhân dẫn đến suy tim thường gặp có thể bạn chưa biết nhé!
Suy tim là gì?
Suy tim hay còn gọi là suy tim sung huyết, là một hội chứng rối loạn chức năng tâm thất. Do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến áp lực trong tim ngày một tăng lên, kết quả là hoạt động bơm máu của tim trở nên khó khăn, không thể bơm đủ lượng oxy và chất dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu nuôi cơ thể.
Bên cạnh đó, động mạch trong tim lúc này bị hẹp, tăng huyết áp,… dẫn đến chức năng tim quá yếu, khả năng bơm máu suy giảm gây ra suy tim.[1]
Một số triệu chứng suy tim như:
- Khó thở khi hoạt động hoặc nằm nghỉ.
- Nhịp tim nhanh, không đều.
- Có dấu hiệu sưng phù ở chân, bàn chân, mắt cá chân.
- Ho dai dẳng, thở khò khè kèm theo có chất dịch nhầy máu trắng hoặc hồng.
- Người suy nhược, mệt mỏi.
- Đau ngực.
Bệnh động mạch vành
Bệnh mạch vành (hay còn gọi là bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh động mạch vành) là tình trạng động mạch vành bị hẹp hoặc tắc nghẽn do cholesterol và các chất béo tích tụ quá nhiều trong động mạch, dẫn đến lưu lượng máu bị hạn chế đến tim.
Mạch vành là các động mạch có chức năng cung cấp máu cho toàn bộ tế bào cơ tim. Nếu chúng có dấu hiệu bị tắc nghẽn thì tim có nguy cơ bị thiếu máu cục bộ.
Khi mạch vành hẹp có thể đưa đến bệnh cảnh nhồi máu cơ tim, gây tổn thương vĩnh viễn cho cơ tim. Từ đây chức năng tim bị suy giảm, dẫn đến suy tim trầm trọng. Trường hợp xấu nhất là bệnh nhân có thể tử vong.[2]
Bệnh cơ tim
Bệnh cơ tim là một bệnh lý khi cấu trúc của cơ tim bị thay đổi làm các chức năng cơ tim cũng biến đổi theo, dẫn tới khả năng co bóp, bơm máu của tim bị giảm gây suy tim.
Bệnh cơ tim do nhiều nguyên nhân khác gây ra ngoài các vấn đề động mạch, lưu lượng máu, chẳng hạn như nhiễm trùng, làm dụng chất kích thích, rượu bia quá nhiều.[3]
Bệnh tim bẩm sinh
Bệnh tim bẩm sinh hay còn gọi dị tật tim bẩm sinh là những dị dạng ở tim, hẹp đường thoát thất phải, thông liên thất. Các dị dạng này xảy ra từ khi còn trong bào thai mẹ.
Nguyên nhân là do cấu trúc tim bị khiếm khuyết, không được bình thường khiến chức năng và các hoạt động của tim bị ảnh hưởng. Từ đó, tuần hoàn máu trong cơ thể hoạt động một cách bất thường, máu không được lưu thông để nuôi cơ thể, dẫn tới suy tim.
Bệnh đái tháo đường
Đối với các bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường, cơ thể họ sẽ không tự sản xuất đủ lượng insulin như người khỏe mạnh, insulin hoạt động kém hoặc đề kháng insulin. Dẫn đến lượng đường trong cơ thể vượt cao hơn mức bình thường.
Với tình trạng lượng đường trong máu cao sẽ làm tổn thương nặng tới các mạch máu và dây thần kinh, các dây thần kinh này chịu sự chi phối trực tiếp tới các mạch máu và quả tim gây suy tim.
Bệnh tiểu đường và suy tim có liên quan mật thiết với nhau, bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ phát triển bệnh suy tim cao hơn và những người bị suy tim có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.[4]
Nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim xảy ra khi 1 hoặc cả 2 nhánh động mạch cung cấp máu cho cơ tim bị tắc nghẽn, cản trở việc lưu thông dẫn đến oxy và chất dinh dưỡng không thể đi tới nuôi dưỡng các mô tim. Từ đó làm hỏng mô cơ của tim khiến các mô cơ này chết dần đi.
Lúc này chức năng bơm và co bóp của tim không còn hoạt động được nữa gây nên các hậu quả nghiêm trọng như suy tim, đột tử do tim,…
Tăng huyết áp
Tăng huyết áp một yếu tố nguy cơ phát triển bệnh suy tim. Khi áp lực trong thành mạch máu quá cao, tim phải co bóp hoạt động mạnh hơn mức bình thường để giữ cho máu lưu thông.
Điều này gây ảnh hưởng đến tim, theo thời gian các khoang này ngày càng lớn hơn và yếu đi, gây nên tình trạng suy tim. Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, các bệnh nhân bị tăng huyết áp sẽ giảm đáng kể nguy cơ bị suy tim.
Van tim bất thường
Van tim bất thường có thể do bệnh tật, nhiễm trùng, hoặc khiếm khuyết bẩm sinh. Khi các van không đóng, mở hoàn toàn trong mỗi nhịp tim, cơ tim phải bơm mạnh hơn để giữ cho máu di chuyển đều.
Nếu khối lượng công việc trở nên quá tải, một lúc nào đó, tim sẽ mệt và yếu dần đi, sức co bóp giảm, hậu quả dẫn đến tình trạng suy tim.
Bệnh phổi nặng
Khi phổi không hoạt động bình thường, tim phải làm việc với công suất nhiều hơn để kịp thời cung cấp oxy cho cơ thể. Tim hoạt động nhiều, hết công suất sẽ ảnh hưởng rất lớn cho tim, có thể gây suy tim.
Ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ có thể đe dọa tính mạng. Việc ngừng thở kéo dài có thể dẫn tới việc thiếu oxy trong máu gây suy tim, tăng nguy cơ đau tim cho người bệnh.
Trong một số trường hợp, những người bị suy tim khi ngủ, họ có thể phải sử dụng hỗ trợ thêm máy CPAP.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Hãy đến khám bác sĩ ngay nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể đang gặp các dấu hiệu hoặc triệu chứng của suy tim.
- Đau ngực, tức ngực.
- Nhịp tim nhanh không bình thường kèm theo khó thở, đau ngực hoặc ngất xỉu.
- Khó thở dữ dội, đột ngột và ho ra các dịch chất nhầy bọt màu trắng hoặc hồng.
- Ngất xỉu hoặc suy nhược cơ thể nghiêm trọng.
Chẩn đoán
Để chẩn đoán chính xác bệnh suy tim, bác sĩ cũng có thể yêu cầu một số xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu được thực hiện để xác định các dấu hiệu của bệnh có thể ảnh hưởng đến tim.
- Chụp X-quang lồng ngực: Hình ảnh X-quang có thể cho thấy tình trạng của phổi và tim hiện tại của bệnh nhân.
- Điện tâm đồ (ECG): Ghi lại những thay đổi bất thường của dòng điện dẫn truyền trong tim.
- Siêu âm tim: Bác sĩ có thể quan sát được cấu trúc của tim; cách thức tim hoạt động, co bóp nhịp tim; kích thước tim, hình dạng tim và chuyển động của các van tim,…
- Chụp cắt lớp vi tính tim (CT): Thông qua hình ảnh cắt ngang của cơ thể, bác sĩ có thể kiểm tra được các bộ phận bên trong, nhận biết và phát hiện các tổn thương sớm nhất.
- Sinh thiết cơ tim: Bác sĩ sẽ luồn một sợi dây nhỏ, mềm dẻo vào tĩnh mạch ở cổ hoặc bẹn và lấy ra những mảnh cơ tim rất nhỏ để kiểm tra. Xét nghiệm này có thể được thực hiện để chẩn đoán một số loại bệnh cơ tim gây suy tim.
Các bệnh viện uy tín
Khi xuất hiện các dấu hiệu suy tim hoặc cần nhận được tư vấn của bác sĩ, bạn có thể đến khoa Tim mạch của một số bệnh viện/phòng khám sau đây.
- Tại Tp.HCM: Bệnh Viện Đại Học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh, Bệnh Viện Tim Tâm Đức.
- Tại Hà Nội: Viện Tim mạch Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Tim Hà Nội.
Xem thêm:
- Rối loạn nhịp tim là gì? Triệu chứng rối loạn nhịp tim bạn nên biết
- Bệnh nhân suy tim cần lưu ý những gì?
Hy vọng bài viết đã cung cấp các thông tin cần thiết về 9 nguyên nhân suy tim thường gặp có thể bạn chưa biết. Nếu bạn cảm thấy bài viết hay và bổ ích, hãy thích và chia sẻ bài viết này nhé!
Nguồn: Mayoclinic, Webmd, Clevelandclinic, Cfrjournal, heart.org, Niddk
Nguồn tham khảo
-
Heart failure
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heart-failure/symptoms-causes/syc-20373142
-
What Causes Heart Failure?
https://www.heart.org/en/health-topics/heart-failure/causes-and-risks-for-heart-failure/causes-of-heart-failure
-
Congestive Heart Failure and Heart Disease
https://www.webmd.com/heart-disease/guide-heart-failure
-
Mortality and Cardiovascular Disease in Type 1 and Type 2 Diabetes
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31011838/
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 9 nguyên nhân suy tim thường gặp có thể bạn chưa biết tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.