Bạn đang xem bài viết 9 lưu ý khi sử dụng cao táo gai bạn không nên bỏ qua tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Cao táo gai với nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch, tác dụng chống oxy hóa và kháng viêm. Vậy khi sử dụng cao táo gai có cần lưu ý điều gì hay không? Cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu các lưu ý khi sử dụng cao táo gai qua bài viết này nhé!
Cao táo gai là một loại dược liệu được chiết xuất và bào chế từ quả táo gai (còn có tên gọi khác là quả sơn tra). Cây táo gai là một loại cây bụi có hoa, cả lá, hoa và quả đều được sử dụng để làm thuốc.
Quả táo gai có vị chua, ngọt nhẹ và có màu từ vàng đến đỏ sẫm. Trong táo gai có chứa flavonoid nên có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ và có lợi cho sức khỏe tim mạch.
Tác dụng phụ
Chiết xuất cao táo gai có thể an toàn cho hầu hết người lớn khi sử dụng ở liều khuyến cáo trong thời gian ngắn (khoảng 16 tuần). Chưa có kết luận chính xác về việc sử dụng cao táo gai thời gian dài có thể mang lại các tác dụng phụ.
Tuy nhiên, ở một số người, táo gai có thể gây ra các tác dụng phụ bao gồm:
- Buồn nôn, đau bụng,mệt mỏi.
- Đổ mồ hôi.
- Nhức đầu, chóng mặt.
- Đánh trống ngực.
- Chảy máu cam.
- Mất ngủ, kích động.
Liều lượng dùng thích hợp
Đối với người lớn, chiết xuất táo gai thường được sử dụng với liều lượng từ 160 đến 1.800 mg/ngày chia làm nhiều lần trong vòng 3 đến 24 tuần.
Tuy nhiên, bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để biết được liều dùng tối ưu cho tình trạng sức khỏe hiện tại của mình.
Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên sử dụng
Chưa có bất kỳ nghiên cứu nào được thực hiện để xác minh tính an toàn khi sử dụng chiết xuất cao táo gai cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
Chính vì vậy, để đảm bảo sự an toàn và hạn chế nguy cơ xảy ra các tác dụng không mong muốn, phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú được khuyến cáo không nên sử dụng sản phẩm này.
Ngoài ra, chiết xuất cao táo gai có thể làm giảm trương lực tử cung, buồn nôn, nhức đầu hay tim đập nhanh. Điều này rất không an toàn trong thai kỳ. Vì thế không nên tự ý sử dụng sản phẩm này ở phụ nữ mang thai.
Tránh dùng với người bị bệnh tim
Chiết xuất cao táo gai có thể không an toàn với người bị bệnh tim và được khuyến cáo là tránh sử dụng cho đối tượng này. Điều này đến từ việc chiết xuất cao táo gai có thể làm hạ huyết áp.
Nguyên nhân chính đến từ việc chiết xuất cao táo gai xảy ra tương tác với các thuốc điều trị bệnh tim. Cao táo gai có thể làm giảm huyết áp. Dùng cao táo gai cùng với thuốc điều trị huyết áp cao có thể khiến huyết áp giảm xuốngmức quá thấp gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Tránh dùng trước khi phẫu thuật
Cao táo gai có thể làm loãng máu, làm chậm quá trình đông máu và tăng nguy cơ chảy máu kéo dài. Điều này rất nguy hiểm nếu bạn sử dụng cao táo gai trước khi hoặc sau khi phẫu thuật.
Nên ngưng sử dụng chiết xuất cao táo gai ít nhất 2 tuần trước khi bước vào cuộc phẫu thuật theo lịch trình.
Không dùng kết hợp với thuốc tăng lưu lượng máu đến tim
Thuốc tăng lưu lượng máu đến tim được sử dụng trong các trường hợp người bị mắc bệnh suy tim. Digoxin là một loại thuốc giúp tim đập mạnh hơn được sử dụng trong điều trị suy tim.
Các tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng như: cơn tim nhanh, rung nhĩ, hạ magie huyết, hạ kali huyết,… rất đáng lo ngại.
Dùng chiết xuất táo gai cùng với digoxin có thể làm tăng tác dụng của digoxin và tăng nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ do digoxin mang lại. Do đó, không tự ý dùng cao táo gai nếu bạn đang dùng digoxin.
Không dùng kết hợp với thuốc điều trị rối loạn chức năng tình dục nam
Một số loại thuốc điều trị rối loạn chức năng tình dục nam bao gồm sildenafil, tadalafil hay vardenafil. Khi dùng các thuốc này sẽ kéo theo tác dụng phụ làm giảm huyết áp.
Chiết xuất cao táo gai cũng có thể làm giảm huyết áp. Dùng táo gai cùng với các loại thuốc điều trị rối loạn chức năng tình dục nam này có thể khiến huyết áp của bạn hạ xuống quá thấp, tăng nguy cơ lên cơn đau tim hay đột quỵ.
Cân nhắc khi kết hợp với thuốc điều trị huyết áp cao
Các thuốc điều trị huyết áp cao đạt được hiệu quả điều trị nhờ tác động làm hạ huyết áp.
Cao táo gai ngoài tác dụng làm hạ huyết áp thì dược liệu này cũng có tương tác thuốc với 2 nhóm thuốc trong điều trị huyết áp cao là nhóm chẹn beta giao cảm và chẹn kênh calci được xếp loại ở mức trung bình.
Do đó, cần cân nhắc và tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi kết hợp cao táo gai và thuốc điều trị huyết áp cao cùng lúc.
Cân nhắc khi kết hợp với thuốc làm chậm đông máu
Cao táo gai có thể làm chậm quá trình đông máu. Dùng chiết xuất cao táo gai cùng với các thuốc làm chậm đông máu có thể làm tăng tình trạng xuất huyết, chảy máu kéo dài hay bầm tím.
Không sử dụng cao táo gai chung với các thuốc chống đông máu
Xem thêm:
- Đương quy là gì? Công dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng
- 14 tác dụng của cây đinh hương đối với sức khỏe bạn nên biết
Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm cho bạn về những lưu ý khi sử dụng cao táo gai để tránh những ảnh hưởng không mong muốn đối với sức khỏe. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè của mình nhé!
Nguồn: RxList, WebMD
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 9 lưu ý khi sử dụng cao táo gai bạn không nên bỏ qua tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.