Bạn đang xem bài viết 9 cách làm khô giày thể thao nhanh chóng hiệu quả tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Mùa mưa đến khiến giày thường xuyên bị ướt và việc vệ sinh giày cũng khó khăn hơn. Cùng xem ngay 9 cách làm khô giày thể thao nhanh chóng mà hiệu quả dưới đây để khắc phục tình trạng này nhé!
Xem ngay móc kẹp quần áo đang giảm giá SỐC
Cách làm khô giày bằng các loại máy
Dùng máy sấy giày
Mùa mưa đến khiến giày thường xuyên bị ướt và việc vệ sinh giày cũng khó khăn hơn, nhu cầu sử dụng máy sấy giày vì vậy mà cũng trở nên tăng cao. Máy sấy giày ngày càng cần thiết, giúp sấy khô những đôi giày trong ngày thời tiết mưa nhiều, nồm ẩm, đôi giày của bạn sẽ được khô nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.
Dưới đây là hướng dẫn làm khô giày với máy sấy giày Deerma:
Bước 1: Đặt ống sấy vào trong giày để tiến hành sấy khô
Bước 2: Ấn nút đầu tiên để chọn chế độ sấy phù hợp như sấy tiêu chuẩn, sấy giày da, sấy nhẹ, sấy vớ
Bước 3: Ấn nút thứ hai để chọn thời gian sấy phù hợp như sấy 30 phút, 60 phút, 120 phút và 180 phút
Bước 4: Ấn nút thứ ba để máy bắt đầu hoạt động
Tham khảo một số sản phẩm máy sấy giày giá tốt đang được kinh doanh tại Pgdphurieng.edu.vn:
Dùng máy sấy quần áo
Sử dụng máy sấy quần áo làm khô giày giúp tiết kiệm thời gian, dễ thực hiện, hơn nữa không hề tốn kém thêm bất kỳ nguyên liệu nào khác.
Tuy nhiên, phương pháp này không áp dụng được với nhiều loại giày như sneaker da lộn, giày tây da lộn… Nhiệt độ cao của máy sấy có thể làm hỏng, bong tróc lớp da dày.
Bước 1: Xem thiết kế, chất liệu của giày
- Nếu đôi giày của bạn làm từ chất liệu vải tổng hợp, cotton và không có đế cứng, đế gel (có đệm khí) thì có thể cho vào máy sấy quần áo.
- Còn đối với những đôi giày như giày da, guốc, giày thể thao, giày thể thao nữ, giày thể thao nam có đế gel thì tốt nhất là bạn đừng nên bỏ vào máy sấy quần áo.
Bước 2: Vệ sinh giày sơ để loại bỏ bùn đất
Bạn có thể để giày dưới vòi nước để làm loại bỏ bớt đi bụi bẩn hoặc dùng khăn ướt lau bề mặt giày.
Bước 3: Tháo dây giày nhưng không tháo hết
Tháo dây giày và hãy nhớ chừa lại một khoảng dây như hình minh hoạ nhé.
Bước 4: Cho một ít khăn hoặc vải vào máy sấy quần áo
- Cho khăn hoặc vải vào máy sấy vừa giúp bảo vệ giày của bạn vừa tránh va đập gây hư hỏng máy sấy.
- Bạn có thể sử dụng chế độ sấy quần áo của máy giặt để sấy giày của mình.
Bước 5: Đặt giày vào tủ sấy
Đặt hai chiếc giày cạnh nhau và mũi giày hướng lên trên, phần đế giày thì đặt áp vào bên trong cửa máy sấy.
Bạn để dây giày lòi ra ngoài cửa máy sấy, sau đó đóng chặt cửa máy sấy lại để tránh dây bị tuột ngược vô bên trong máy.
Bước 6: Sấy giày
Sau thời gian 60 phút bạn hãy mở máy sấy ra kiểm tra giày đã khô chưa. Nếu chưa thì bạn cứ tiếp tục sấy giày nhé.
Dùng máy sấy tóc
Mấy sấy tóc thường được sử dụng trong việc làm khô các đồ vật vì đây là vật dụng thường có sẵn trong mỗi gia đình và dễ thực hiện.
Cách sấy giày bằng máy sấy tóc rất đơn giản, trước tiên bạn phải làm sạch đôi bằng cách giặt hoặc dùng chất tẩy để loại bỏ những vết bẩn. Sau đó, bạn để cho giày ráo nước khoảng 20 phút rồi dùng máy sấy tóc sấy giày, sấy từ bên trong cho đến khi khô rồi bắt đầu sấy bên ngoài.
Tuy nhiên, sấy giày bằng máy sấy tóc chỉ phù hợp với các loại giày vải mỏng, ít mút. Thêm một điểm trừ là hơi nóng máy sấy tóc không tập trung, thường tản mát ra ngoài khá nhiều làm tốn thời gian cũng như tốn điện.
Dùng quạt máy
Làm khô giày bằng quạt máy là cách xử lý đơn giản mà hiệu quả đối với loại giày da hoặc giày thể thao có đế gel. Tuy nhiên cách làm này có thể sẽ mất thời gian khá lâu (khoảng hơn một tiếng giày mới khô hoàn toàn).
Bước 1: Kiểm tra thiết kế của giày
Nếu là giày da hoặc giày thể thao có đế gel thì cách này sẽ vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, giày da lộn sẽ khô chậm hơn một xíu.
Bước 2: Vệ sinh giày trước khi sấy
Bạn để giày dưới vòi nước để làm sạch bụi bẩn.
Bước 3: Lựa chọn quạt
Tìm một cây quạt đứng hoặc quạt hộp (quạt để bàn). Bạn nên lựa chọn những chiếc quạt có đường kính lớn hơn đôi giày và đủ cứng cáp để có thể treo giày lên.
Để quạt ở nơi khô ráo, hãy lựa chọn những nơi như ngoài sân hoặc nơi nào đó rộng rãi trong nhà. Tiếp đó bạn cần lót một tấm vải dưới đế quạt để thấm nước trong lúc làm khô giày.
Bước 4: Phơi tấm lót giày
Lúc này bạn hãy gỡ miếng lót giày ra và đem phơi ở ngoài nắng hoặc bỏ vào máy sấy với nhiệt độ nhẹ trong vòng vài phút.
Bước 5: Thiết kế móc treo giày
- Lấy một cái móc áo và kềm cắt điện, dùng kềm để cắt cái móc kẹp quần áo thành 2 đoạn khoảng 15cm và uốn cong đoạn kẽm thành chữ S.
- Bạn hãy uốn một đầu nhỏ để móc vào lồng quạt và một đầu lớn dùng để treo giày. Làm tương tự với đoạn kẽm còn lại.
- Móc hai đầu nhỏ vào lồng quạt và để hai móc cách nhau khoảng 20cm để giày không đụng vào nhau khi treo lên.
Bước 6: Phơi giày
Tháo dây giày và treo giày vào móc lớn, xong bật quạt ở mức vừa hoặc mức lớn trong vòng vài tiếng để giày khô hoàn toàn.
Cách làm khô giày không dùng máy
Dùng giấy báo
Phương pháp này rất đơn giản, thời gian khá nhanh, ai cũng có thể thực hiện được và đặc biệt phù hợp với nhiều loại giày, từ giày vải, giày da lộn đến giày đế cứng.
Bạn cần chú ý tránh lấy những trang báo có nhiều chữ khổ lớn, hình ảnh, in đậm vì sẽ rất dễ bị thấm mực in ra giày sáng màu.
Bước 1: Kiểm tra thiết kế của giày
Nếu làgiày da hoặc da lộn thì cách này sẽ vô cùng nhẹ nhàng để làm cho giày khô nhanh chóng. Guốc và đế cứng cũng có thể thực hiện cách này.
Bước 2: Chuẩn bị giấy báo
Chuẩn bị một xấp giấy báo, nên bỏ đi những trang có mực đen hoặc hình ảnh, vì khi phủ lên giày thì mực sẽ dễ thấm vào giày.
Bước 3: Vệ sinh giày
Vệ sinh giày khỏi bụi bẩn bằng cách dùng một chiếckhăn ẩm để lau chùi bề mặt của giày để phủi đi lớp bụi bám.
Bước 4: Độn giấy báo vào giày
Vo giấy báo thành hình tròn rồi nhét vào giày cho đến khi đầy.
Bước 5: Cuộn giấy báo xung quanh giày
Dùng một vài tờ báo gói quanh chiếc giày, xong dùng dây thun buộc ở giữa để cố định lại giấy báo.
Bước 6: Hong khô giày
Đặt đế giày hướng lên ở nơi thoáng mát hoặc có nắng như trước sân nhà, cửa sổ.
Sau một tiếng thì bạn kiểm tra giày, nếu vẫn chưa khô bạn hãy lặp lại quy trình nhét giấy báo khác vào và phơi tiếp nhé.
Dùng muối hột
Muối hột có giá rất rẻ, bạn có thể dùng muối ăn, muối tinh có sẵn trong nhà bếp để sử dụng làm khô giày. Tuy nhiên, thời gian để đôi giày đạt độ khô như mong muốn lại khá lâu.
Để thực hiện, bạn rang một nắm muối trên chảo cho đến khi muối nóng lên, chú ý không để muối bị cháy vàng và khét. Tiếp tục, cho muối được rang vào hai chiếc túi nhỏ hoặc hai chiếc tất sạch, đặt mỗi túi vào một bên giày.
Sau 1-2 tiếng đồng hồ thì kiểm tra độ khô của giày và tiếp tục đặt túi muối cho tới khi giày khô hẳn.
Dùng gạo
Đây là phương thức đơn giản, dễ làm và đặc biệt là không mất nhiều thời gian. Sử dụng càng nhiều gạo sẽ càng rút ngắn thời gian làm khô, vì vậy có thể sẽ hơi tốn kém gạo nếu bạn muốn giày nhanh khô hơn.
Cách thực hiện rất đơn giản, bạn đặt giày vào một túi nilon hoặc túi vải, tiếp tục đổ gạo vào túi rồi buộc miệng túi lại. Canh thời gian khoảng 2 tiếng đồng hồ, bạn sẽ thấy đôi giày khô hơn rất nhiều.
Phơi giày gần dàn nóng máy lạnh
Vị trí phơi giày gần dàn nóng máy lạnh sẽ tỏa nhiệt nhiều giúp giày nhanh khô hơn.
Tuy nhiên, cần chú ý đến khoảng cách treo giày sao cho phù hợp với mức nhiệt tỏa ra. Nếu nhiệt độ quá cao, đôi giày có thể bị nóng, bong tróc. Phương thức này không dùng với giày da mà chỉ dùng cho giày vải, giày chất liệu cotton.
Dùng sáp nến giúp hạn chế giày bị ướt
Cách dùng sáp nến rất hữu ích để giúp giày hạn chế bị ướt bên ngoài khi trời mưa.
Bạn cần dùng một ít sáp nến chà nhẹ và đều lên các bề mặt da giày, tiếp tục dùng máy sấy tóc hơ nhẹ lên lớp sáp nến để sáp chảy đều và bám chặt lên bề mặt giày. Nếu cần tẩy lớp sáp nến đó ra thì bạn ngâm giày với nước nóng khoảng 60-70 độ C là được.
Trên đây là bài viết mách bạn 9 cách làm khô giày thể thao nhanh chóng hiệu quả. Hy vọng bạn áp dụng thành công các cách trên cho đôi giày của mình nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 9 cách làm khô giày thể thao nhanh chóng hiệu quả tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.