Bạn đang xem bài viết 8 triệu chứng bệnh bạch cầu giúp bạn kịp thời phát hiện ra bệnh tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bệnh bạch cầu hay bệnh máu trắng là một dạng của ung thư máu do sự bất thường của các tế bào bạch cầu mà nguyên nhân đến từ tế bào tủy xương và tế bào bạch huyết. Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu các triệu chứng của bệnh bạch cầu qua bài viết này nhé!
Nhiễm trùng
Bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng khi mắc bệnh bạch cầu. Ngoài ra, sự suy giảm miễn dịch do phương pháp điều trị như hóa trị, cấy ghép tế bào gốc tạo máu, hoặc do chính bệnh bạch cầu sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm. Các triệu chứng của nhiễm trùng có thể có như:
- Viêm họng.
- Viêm phổi.
- Nhức đầu.
- Sốt nhẹ.
- Lở miệng.
- Phát ban trên da.
Thiếu máu
Khi bị bệnh bạch cầu, các tế bào máu sẽ tăng lên nhanh chóng dẫn đến ngăn cản các tế bào hồng cầu bình thường phát triển. Nếu số lượng tế bào hồng cầu giảm xuống quá thấp có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu. Các triệu chứng liên quan đến thiếu máu là:
- Tim đập nhanh.
- Thở nhanh.
- Khó thở.
- Chóng mặt hoặc choáng váng.
- Tức ngực.
- Da nhợt nhạt.
- Mệt mỏi.
Hiện tượng chảy máu không bình thường
Nguyên nhân chảy máu ở bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu có thể do tình trạng giảm tiểu cầu, rối loạn tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu. Bệnh nhân có xu hướng dễ bị bầm tím hoặc chảy máu, bao gồm một số dấu hiệu chảy máu bất thường như:
- Chảy máu nướu răng.
- Chảy máu mũi.
- Chảy máu trong phân hoặc nước tiểu.
- Chảy máu nghiêm trọng: xuất huyết nội sọ, xuất huyết phổi,…
Tăng tiết mồ hôi
Bệnh bạch cầu gây tăng tiết mồ hôi vào ban đêm, có thể ướt đẫm dù ngủ trong môi trường mát mẻ. Điều này xảy ra có thể do cơ thể bạn đang cố gắng chống lại bệnh ung thư hoặc khi ung thư gây sốt, cơ thể bạn phải tăng tiết mồ hôi để cố gắng điều hòa lại thân nhiệt.
Trong một số trường hợp, đổ mồ hôi ban đêm xảy ra do các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị.
Lá lách hoặc gan to
Các tế bào ung thư máu có thể di chuyển theo dòng máu và tích tụ trong lá lách, gan và hệ thống bạch huyết, dẫn đến lá lách hoặc gan to. Điều này có thể nhận thấy là đầy bụng, trướng bụng, hoặc cảm thấy no sau khi chỉ ăn một lượng nhỏ thức ăn.
Lá lách to có xu hướng là một triệu chứng nổi bật hơn của bệnh bạch cầu mạn tính.
Đau xương
Đôi khi các tế bào bạch cầu tích tụ gần bề mặt của xương hoặc bên trong khớp, nhiều tế bào ung thư tích tụ cũng có thể tạo ra khối lượng lớn gây áp lực lên các cấu trúc xương. Điều này có thể dẫn đến đau xương, đau nhói, đau âm ỉ và thậm chí là gãy xương.
Có các cục máu đông
Bệnh bạch cầu đôi khi có thể gây ra cục máu đông dẫn đến thuyên tắc mạch máu. Các triệu chứng liên quan đến cục máu đông là:
- Chân bị đau hoặc sưng do cục máu đông ở vùng chân hoặc vùng bụng.
- Đau ngực và khó thở do cục máu đông trong phổi.
- Nhức đầu, bị ốm (nôn mửa) hoặc các vấn đề về thị lực do cục máu đông trong não.
Chloroma ở bệnh bạch cầu cấp dòng tủy (ALM)
U lục (chloroma) là một triệu chứng hiếm gặp của bệnh bạch cầu cấp dòng tủy (AML) hay còn gọi là sarcoma bạch cầu hạt. Nó được quan sát thấy ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể nhưng các vị trí phổ biến nhất là mô mềm, xương, màng bụng và các hạch bạch huyết.
Đây là một khối u dưới da, nơi các tế bào ung thư nguyên bào tủy (tế bào bạch cầu chưa trưởng thành) tập trung.
Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Khi có một trong các triệu chứng của bệnh bạch cầu bạn nên đến thăm khám bác sĩ sớm nhất để có thể thực hiện các test chẩn đoán bệnh bạch cầu.
Xét nghiệm bệnh bạch cầu
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC) dùng để xem xét số lượng và sự trưởng thành của các loại tế bào máu khác nhau. Xét nghiệm máu tìm kiếm các tế bào bất thường hoặc chưa trưởng thành.
- Sinh thiết tủy xương: Xét nghiệm này bao gồm việc lấy tủy từ xương chậu của bệnh nhân bằng một cây kim dài. Nó có thể cho bác sĩ biết loại bệnh bạch cầu bạn mắc phải và mức độ nghiêm trọng của nó.
- Chọc dò tủy sống: Xét nghiệm dùng để đánh giá bệnh bạch cầu đã lây lan hay chưa.
- Chẩn đoán hình ảnh: Các phương pháp chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) và chụp cắt lớp vi tính phát xạ positron (PET) có thể phát hiện các dấu hiệu của bệnh bạch cầu.
Tham khảo địa chỉ khám và điều trị bệnh bạch cầu
- Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Ung bướu, Bệnh viện Truyền máu Huyết học, Bệnh viện Đại học Y Dược, Trung tâm Ung Bướu Bệnh viện Quân Y 175, Trung tâm Ung Bướu Bệnh viện Chợ Rẫy,…
- Tại thành phố Hà Nội: Bệnh viện K, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, Bệnh viện Quân Y 103,…
Hy vọng thông qua bài viết trên Nhà thuốc An Khang đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để hiểu hơn về các triệu chứng và phát hiện bệnh bạch cầu. Nếu bạn thấy bài viết bổ ích thì hãy chia sẻ đến người thân và bạn bè nhé!
Nguồn: nhs.uk, pubmed, webmd
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 8 triệu chứng bệnh bạch cầu giúp bạn kịp thời phát hiện ra bệnh tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.