Bạn đang xem bài viết 8 tác dụng của đại táo đối với sức khỏe bạn không nên bỏ qua tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đại táo là một vị thuốc phổ biến trong y học cổ truyền với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Vì vậy đại táo thường được dùng trong các bài thuốc cổ phương và được lưu giữ, sử dụng đến tận ngày nay. Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu các tác dụng của đại táo qua bài viết này nhé!
Đại táo là gì?
Cây đại táo thường gọi khác là táo tàu, táo đen, hồng táo,… Cây đại táo có nguồn gốc từ Trung Quốc, tuy nhiên cây được trồng ở nhiều nơi khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Tên khoa học của quả táo tàu là Zizyphus sativa Mill và thuộc họ táo Rhamnaceae. Quả chín là bộ phận dùng để làm vị thuốc đại táo (Fructus Zizyphi).
Theo y học cổ truyền, đại táo có vị ngọt tính bình, công năng kiện tỳ chỉ tả, bổ huyết chỉ huyết, dưỡng tâm an thần.
Giàu chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa là những chất có vai trò ngăn ngừa các tổn thương của tế bào trong cơ thể. Nguyên nhân dẫn đến tổn thương tế bào có thể là do hóa chất độc hại, yếu tố môi trường hay từ các gốc tự do trong cơ thể.
Trong đại táo có nhiều thành phần hóa học như flavonoid, polysaccharide, axit triterpenic,… Ngoài ra trong đại táo còn chứa một hàm lượng lớn vitamin C. Đây đều là những thành phần có tính chống oxy hóa cao.[nguon title=”Are There Health Benefits of Chinese Jujube Fruit?” link=”https://www.webmd.com/diet/are-there-health-benefits-of-jujube-fruit“][/nguon]
Các chất chống oxy hóa này giúp giảm tổn thương cơ quan, chống viêm và giảm căng thẳng.
Cải thiện giấc ngủ và chức năng não
Đại táo theo y học cổ truyền được dùng để cải thiện giấc ngủ, giảm tình trạng khó ngủ mất ngủ, giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn.
Thành phần saponin trong đại táo đã được các chuyên gia báo cáo có tác dụng làm dịu thần kinh giúp an thần, cải thiện chất lượng giấc ngủ và chức năng não bộ.
Hỗ trợ tiêu hóa và bệnh táo bón
Đại táo chứa hàm lượng chất xơ cao, 100g đại táo sẽ có khoảng 6g chất xơ.
Chất xơ có rất nhiều lợi ích đối với hệtiêu hóa như:
- Tăng cường nhu động ruột, giảm tình trạng táo bón.
- Tăng cường niêm mạc dạ dày và ruột giúp giảm nguy cơ tổn thương ruột do loét và vi khuẩn có hại khu trú tại ruột gây ra.
Ngoài ra chất xơ còn có tác dụng:
- Giảm lượng cholesterol trong máu.
- Ngăn ngừa các bệnh mỡ trong máu, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp.
Tăng cường khả năng miễn dịch
Đại táo giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể là nhờ hàm lượng lớn vitamin C. Vitamin C có khả năng chống oxy hóa giúp tăng tốc độ trung hòa các gốc tự do trong cơ thể và thúc đẩy hệ thống miễn dịch.
Cơ thể con người không thể tự tổng hợp được vitamin C, vì thế ăn 2 – 3 quả đại táo mỗi ngày sẽ cung cấp một lượng vitamin cần thiết cho cơ thể chúng ta.
Chống lại các tế bào ung thư
Đại táo chứa axit triterpenic và polysaccharide đã được chứng minh có tác dụng chống sự tăng sinh của các tế bào ung thư giúp chống ung thư trên nhiều dòng tế bào khác nhau.[1]
Ngoài ra, các chất chống oxy hóa như vitamin C trong đại táo giúp tăng cường hệ miễn dịch, góp phần vào việc ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển.
Điều chỉnh huyết áp
Đại táo chứa hàm lượng nhỏ muối và hàm lượng lớn Kali. Đây là hai ion quan trọng để đảm bảo huyết áp được ổn định.
Lượng kali cao trong đại táo giúp điều chỉnh huyết áp ở trạng thái ổn định, làm giảm nguy cơ đột quỵ. Đối với tim mạch, kali giúp điều hòa nhịp tim, giảm gánh nặng cho tim từ đó điều hòa được huyết áp.
Ngoài ra kali có giúp cân bằng nước – điện giải trong cơ thể, ngăn ngừa tình trạng mất nước trong cơ thể.
Điều chỉnh lưu thông máu
Điều chỉnh lưu thông máu được hiểu là làm cho mạch máu luân chuyển dễ dàng, trơn tru.
Kali trong đại táo giữ cho các mạch máu ổn định không bị tắc nghẽn. Khi đó, dòng chảy của máu sẽ trôi chảy hơn.
Trong đại táo chứa rất nhiều sắt, đây là thành phần không thể thiếu trong máu. Khi thiếu sắt, cơ thể dễ gặp phải tình trạng thiếu máu với các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, mất ngủ,…
Vì vậy bổ sung sắt từ đại táo là một lựa chọn vô cùng hữu hiệu. Mỗi ngày ăn một vài quả đại táo cũng đã cung cấp cho cơ thể một lượng sắt không hề nhỏ.
Cải thiện sức mạnh của xương
Đại táo có chứa nhiều canxi, photpho, sắt,… là những thành phần không thể thiếu trong việc phát triển và duy trì xương chắc khỏe.
Bổ sung canxi, photpho giúp phòng ngừa loãng xương và các bệnh về xương, phục hồi các vết nứt rạn xương.
Tác dụng phụ của đại táo
Theo y học cổ truyền, những người đau bụng đầy trướng thì không nên dùng đại táo vì đại táo sẽ kéo dài tình trạng bệnh.
Vỏ đại táo hơi cứng vì thế khi ăn sống, vỏ đại táo có thể lưu lại ở đường ruột. Nếu bạn ăn quá nhiều, sẽ gây ra rối loạn tiêu hóa.
Các nghiên cứu ban đầu trên động vật đã phát hiện ra rằng chiết xuất táo tàu có thể tương tác với một số loại thuốc trị co giật, chẳng hạn như carbamazepine, phenytoin, phenobarbitone.[2]
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn đang dùng bất kỳ thuốc nào trước khi sử dụng đại táo.
Xem thêm:
- 8 tác dụng của thuốc xuyên tâm liên đối với sức khỏe.
- Đông trùng hạ thảo là gì? Công dụng, cách dùng, liều dùng và tác dụng phụ.
- Đỗ trọng là gì? Tác dụng, cách dùng của đỗ trọng.
Đại táo là một vị thuốc có nhiều tác dụng vô cùng tốt cho sức khỏe con người. Đừng bỏ qua bài viết này và hãy chia sẻ bài viết tới những người xung quanh để thêm nhiều người biết được tác dụng của đại táo nhé!
Nguồn: Webmd, Food.ndtv, Healthline.
Nguồn tham khảo
-
Ziziphus jujuba: A red fruit with promising anticancer activities
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC455242
-
Are There Health Benefits of Chinese Jujube Fruit?
https://www.webmd.com/diet/are-there-health-benefits-of-jujube-fruit
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 8 tác dụng của đại táo đối với sức khỏe bạn không nên bỏ qua tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.