Bạn đang xem bài viết 8 nguyên nhân đi cầu ra máu và cách điều trị, lưu ý cần biết tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đi cầu ra máu tươi là do bệnh gì, cách điều trị, các dấu hiệu cần gặp bác sĩ, những lưu ý khi điều trị và cách phòng ngừa đi cầu ra máu là những thắc mắc của nhiều người. Cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu câu trả lời những thắc mắc trên dưới bài viết sau nhé.
Đi cầu ra máu là hiện tượng phân lẫn máu khi đi cầu, hoặc máu dính trên giấy. Đi cầu ra máu có thể do bị táo bón sẽ tự khỏi nhưng cũng có thể là triệu chứng của các bệnh lý nghiêm trọng khác.
Màu sắc của máu trong phân khi đi ngoài khác nhau. Màu đỏ tươi, đỏ thẫm hay thâm đen là biểu hiện của các bệnh khác nhau. Dưới đây là một trong các nguyên nhân dẫn đến đi cầu ra máu, hướng điều trị và các lưu ý cần nắm.
Bệnh trĩ
Bệnh trĩ là nguyên nhân phổ biến gây đi cầu ra máu. Bệnh trĩ là tình trạng phình to ra của các tĩnh mạch ở hậu môn hay vùng dưới trực tràng. Có thể gây khó chịu do đau rát và chảy máu.
Rò hậu môn
Rò hậu môn là tình trạng xuất hiện vết rách ở lớp niêm mạc hậu môn. Thường xảy ra do táo bón, đi ngoài phân lớn cứng, tiêu chảy liên tục,… Từ đó có thể gây chảy máu và xuất hiện máu đỏ tươi trong phân lúc đi ngoài khiến bạn cảm thấy đau rát.
Polyp trực tràng, đại tràng
Lớp niêm mạc bên trong ống đại trực tràng có thể sản sinh các khối u nhỏ gọi là polyp. Hầu hết polyp là lành tính nhưng polyp cũng có thể chuyển sang ung thư, vậy nên cần theo dõi để kịp thời điều trị.
Các khối u lành tính trong ruột kết nếu kéo dài có thể gây chảy máu khi đi cầu, khiến cơ thể mất máu 1 thời gian dài, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Ung thư đại trực tràng
Bản chất của các polyp thường không có nguy cơ ung thư. Tuy nhiên khi các polyp tăng sản lớn và viêm đặc biệt tập trung ở bên phải đại tràng thì đó là một điều đáng lo ngại.
Polyp có tỉ lệ ung thư cao khi chúng lớn 1cm hoặc có dấu hiệu loạn sản.
Ung thư đại trực tràng dẫn đến triệu chứng đi cầu ra máu màu đỏ thẫm. Tuy nhiên bạn không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà phải xét nghiệm sàng lọc.
Bệnh viêm ruột
Bệnh viêm ruột (IBD) là nguyên nhân gây chảy máu trực tràng ở người lớn. Đây là bệnh viêm mạn tính chủ yếu bệnh Crohn và viêm loét đại tràng gây ra.
Cả hai bệnh trên đều có gây ra tình trạng đi cầu ra máu. Máu có màu đỏ tươi trong trực tràng, thường lẫn với phân và chất nhầy.
Viêm túi thừa
Túi thừa là các túi nhỏ hình thành ở ruột và phồng lồi ra bên ngoài thành ruột kết. Tình trạng viêm túi thừa xuất hiện khi bất kỳ túi nhỏ nào bị viêm nhiễm.
Viêm túi thừa gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn và đi cầu ra máu, máu có màu đỏ thẫm, cảm thấy đau phần dưới bên trái bụng.
Xuất huyết dạ dày
Một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng đi cầu ra máu là xuất huyết tiêu hóa. Ban đầu người bệnh thường khó phát hiện vì ít triệu chứng và lượng máu ít nhưng sẽ diễn biến nghiêm trọng nếu không được phát hiện điều trị kịp thời.
Nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn là hậu quả của tổn thương do đi ngoài phân có kích thước lớn, cứng hoặc đi phân lỏng thường xuyên. Nứt kẽ hậu môn tạo thành vết rách lớp biểu mô ở ống hậu môn gây đau dữ dội, hậu quả đi cầu ra máu tươi, có thể chảy thành giọt.
Nhận biết dấu hiệu đi cầu ra máu
- Đau trực tràng.
- Trực tràng căng cứng.
- Phân có lẫn máu đỏ, dính trên giấy.
- Choáng váng, ngất xỉu.
Dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa
- Phân có lẫn máu màu đỏ thẫm hoặc dính trên giấy.
- Chóng mặt, mệt mỏi.
- Nôn ra máu.
- Vã mồ hôi, da xanh xao, chân tay lạnh.
- Tụt huyết áp.
Dấu hiệu phổ biến khác
- Đại tiện ra máu.
- Nôn và buồn nôn.
- Tim đập nhanh.
- Mệt mỏi.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Khi gặp các dấu hiệu này bệnh nhân nên liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời:
- Đại tiện ra máu kéo dài hơn 2 tuần.
- Huyết áp thấp, nhịp tim tăng cao.
- Tiêu chảy nặng.
- Mệt mỏi, sụt cân.
- Ngất xỉu hay khó thở.
- Nôn ra máu.
Chẩn đoán
Các chẩn đoán ban đầu không xâm lấn thông qua màu sắc máu:
- Màu đỏ tươi: vị trí hậu môn hay trực tràng, nguyên nhân có thể do bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn.
- Màu đỏ thẫm: vị trí đại tràng, nguyên nhân có thể do viêm túi thừa, u ruột.
- Màu thâm đen: vị trí dạ dày hoặc ruột non nguyên nhân có thể do loét dạ dày, loét tá tràng.
Tham khảo bệnh viện uy tín
- Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Hoàn Mỹ,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai,…
Cách điều trị đi cầu ra máu
Bệnh trĩ
- Thay đổi chế độ ăn: bổ sung nhiều chất xơ.
- Uống đủ nước.
- Kem bôi không kê đơn và thuốc đạn chứa hydrocortisone.
- Tắm với nước ấm, ngâm mình trong bồn tắm sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
- Vận động nhiều hơn, tránh ngồi lâu
Rò hậu môn
- Bổ sung nhiều chất xơ vào bữa ăn của bạn từ trái cây rau quả để giảm táo bón.
- Uống đủ nước giúp làm mềm phân và dễ đi ngoài hơn.
- Không nên uống nhiều rượu và caffein sẽ khiến cơ thể bạn mất nước.
- Nên giải quyết khi cơ thể có dấu hiệu cần đi cầu, không nên nhịn lâu.
- Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp hệ tiêu hóa của bạn luôn vận động và ở trạng thái tốt.
Polyp trực tràng, đại tràng
- Tránh uống rượu và thuốc lá.
- Giảm cân.
- Ăn nhiều trái cây và rau quả.
- Tránh các thức ăn béo.
- Ăn nhiều canxi (như sữa, pho mát, bông cải xanh).
- Uống aspirin liều thấp mỗi ngày – điều này có thể giúp ngăn ngừa polyp.
Ung thư đại trực tràng
- Điều trị bằng cách cắt niêm mạc nội soi.
- Hóa trị hay xạ trị ung thư.
Điều trị viêm túi thừa
- Cung cấp chất xơ vào cơ thể.
- Điều trị bằng thuốc kháng sinh.
- Tình trạng viêm nặng phải phẫu thuật cắt bỏ.
Điều trị xuất huyết dạ dày
- Tập thói quen ăn uống lành mạnh, không bỏ bữa.
- Bổ sung chất xơ và vitamin.
- Không nên căng thẳng, stress.
- Luyện tập thể thao.
Điều trị nứt kẽ hậu môn
- Thuốc làm mềm phân.
- Tắm ngồi.
- Thuốc mỡ Nitroglycerin, thuốc chẹn kênh canxi tại chỗ hoặc tiêm độc tố botulinum type A.
Các lưu ý khi điều trị
Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân là một trong những xét nghiệm quan trọng và hiệu quả trong sàng lọc ung thư đại trực tràng.
Trước khi thực hiện xét nghiệm, bệnh nhân cần tránh ăn các thực phẩm như: chuối, củ cải, cá trích, thực phẩm giàu vitamin C…
Cách phòng ngừa đi cầu ra máu
- Chế độ ăn cần cung cấp đầy đủ chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp làm mềm phân.
- Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao giúp cải thiện sức đề kháng
- Hạn chế dùng các chất kích thích như rượu, bia, thức uống có cồn, ăn cay ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.
- Giữ cho hậu môn luôn sạch sẽ, khô ráo tránh viêm nhiễm.
- Tinh thần vui vẻ, thoải mái không lo âu.
Xem thêm:
- Những mẹo làm giảm chảy máu khi mắc bệnh trĩ
- Triệu chứng giúp bạn nhận biết mình đang mắc bệnh trĩ
- Polyp trực tràng
Hy vọng bài viết sẽ cung cấp những kiến thức cần thiết về nguyên nhân, hướng điều trị và những điều cần lưu ý cho bệnh đi cầu ra máu. Hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè cùng biết nhé!
Nguồn: Medicinenet, emedicinehealth, healthline, Webmd
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 8 nguyên nhân đi cầu ra máu và cách điều trị, lưu ý cần biết tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.