Bạn đang xem bài viết 8 cách trị sỏi thận tại nhà đơn giản, an toàn không cần thuốc tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Sỏi thận là bệnh liên quan đến đường tiết niệu phổ biến ở nam và nữ giới. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị. Cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu về cách trị sỏi thận tại nhà nhé!
Sỏi thận là gì?
Sỏi thận hình thành khi có quá nhiều khoáng chất nhất định trong cơ thể tích tụ trong nước tiểu. Chúng hình thành bên trong thận và có thể di chuyển đến các bộ phận khác của đường tiết niệu.
Sỏi thận có kích thước đa dạng. Sỏi nhỏ có thể đi theo nước tiểu và trôi ra ngoài, những viên sỏi lớn hơn thường kẹt lại trong đường tiết niệu, dẫn đến triệu chứng hay các biến chứng nặng nề hơn.
Lưu ý:Các phương pháp sau chỉ cải thiện các tình trạng sỏi thận, không thể khắc phục hoàn toàn tình trạng bệnh. Để có phương pháp điều trị chính xác, bạn nên đến khoa Tiết niệu tại các bệnh viện để có lộ trình chữa trị hợp lý.
Giữ cơ thể đủ nước
Nước có thể giúp cuốn trôi viên sỏi ra khỏi cơ thể bạn thông qua quá trình đi tiểu. Bạn nên cố gắng uống nhiều nước hơn bình thường, ví dụ uống 12 ly nước mỗi ngày thay vì 8 như bình thường. Điều này có thể giúp bạn cải thiện tình trạng sỏi thận của bản thân.
Mặt khác, mất nước là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây ra sỏi thận. Do đó, bạn nên duy trì thói quen uống nhiều nước để tránh tình trạng tái phát sỏi thận.
Bạn cũng có thể dựa vào màu sắc của nước tiểu để theo dõi tình trạng mất nước của bản thân. Bình thường, nước tiểu có màu vàng nhạt hoặc rất nhạt (nước tiểu trong). Nước tiểu màu vàng sẫm là dấu hiệu mất nước.
Xem thêm: Nhận biết tình trạng sức khỏe qua màu nước tiểu, bạn không nên chủ quan
Uống nhiều nước có thể giúp hỗ trợ cơ thể đào thải sỏi thận
Bổ sung thực phẩm giàu axit citric
Axit citric đóng vai trò như một loại thuốc điều trị sỏi thận. Bạn có thể bổ sung axit citric tự nhiên thông qua các loại thực phẩm như: chanh, cam, quýt, bưởi, quả mọng,…
Các loại quả như chanh, cam, quýt chứa nhiều axit citric, làm tăng nguy cơ sỏi thận
Hạn chế thức ăn chứa nhiều oxalat
Oxalat hay axit oxalic là một chất kháng dinh dưỡng có trong nhiều loại thực phẩm thực vật, bao gồm rau lá xanh, trái cây, rau và ca cao. Hấp thụ nhiều oxalat có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi canxi oxalat.
Cacao có chứa Oxalate làm tăng nguy cơ tạo sỏi
Không dùng vitamin C liều cao
Các nghiên cứu chỉ ra rằng các chất bổ sung vitamin C có liên quan đến nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn [1], [2], [3].
Bên cạnh đó, một số vitamin C có thể được chuyển hóa thành oxalat trong cơ thể và việc hấp thụ nhiều vitamin C bổ sung có thể làm tăng bài tiết oxalat trong nước tiểu.
Một nghiên cứu của Thụy Điển ở nam giới trung niên trở lên ước tính rằng những người bổ sung vitamin C có thể có nguy cơ bị sỏi thận cao gấp đôi so với những người không bổ sung loại vitamin này.
Sử dụng Vitamin C liều cao có thể tăng nguy cơ sỏi thận lên gấp 2 lần
Bổ sung đủ canxi
Một số ý kiến cho rằng bạn cần giảm lượng canxi nạp vào để giảm nguy cơ hình thành sỏi chứa canxi. Tuy nhiên, thực tế chế độ ăn giàu canxi có liên quan đến việc giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.
Một nghiên cứu can thiệp có nhóm chứng giữa những người đàn ông có tiền căn sỏi thận bằng cách thêm vào chế độ ăn có 1.200mg canxi mỗi ngày. Kết quả cho thấy họ có nguy cơ phát triển sỏi thận thấp hơnkhoảng 50% trong vòng 5 năm so với nhóm đối chứng (theo chế độ ăn ít canxi 400mg mỗi ngày). [4]
Canxi trong chế độ ăn uống có xu hướng liên kết với oxalat trong chế độ ăn uống, ngăn không cho chúng được hấp thụ và thận không cần đào thải chúng. Các sản phẩm từ sữa như phô mai và sữa chua là nguồn canxi tốt trong chế độ ăn uống.
Đối với hầu hết người lớn, lượng canxi khuyến nghị hàng ngày là 1.000mg mỗi ngày. Tuy nhiên, đối với phụ nữ trên 50 tuổi và người trên 70 tuổi, lượng canxi khuyến nghị là 1.200mg mỗi ngày.
Bổ sung đủ canxi cho cơ thể có thể góp phần cải thiện tình trạng sỏi thận
Cắt giảm lượng muối nạp vào cơ thể
Chế độ ăn nhiều muối có liên quan đến việc tăng nguy cơ sỏi thận ở một số người. Tiêu thụ nhiều natri – thành phần của muối ăn – có thể làm tăng bài tiết canxi qua nước tiểu, đây là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây sỏi thận.
Bên cạnh đó, ăn nhiều muối còn là yếu tố nguy cơ của các bệnh lý tim mạch và tăng huyết áp. Theo khuyến cáo, bạn nên tiêu thụ khoảng 2.300mg natri mỗi ngày (khoảng 6g muối) để hạn chế nguy cơ bệnh.
Hạn chế muối trong chế độ ăn để giảm nguy cơ sỏi thận
Tăng lượng magie trong cơ thể
Magie là một khoáng chất quan trọng nhưng thường bị bỏ qua.
Mặc dù cơ chế hoạt động của magie vẫn chưa được hiểu đầy đủ, nhưng người ta cho rằng magie có thể làm giảm sự hấp thụ oxalat trong ruột và có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận canxi oxalat.
Khuyến cáo sử dụng đối với magie là 420mg mỗi ngày. Bạn có thể bổ sung magie qua các thực phẩm như bơ, các loại đậu và đậu phụ.
Bổ sung các thực phẩm giàu Magie giúp giảm sự hấp thu oxalate hình thành sỏi thận
Hạn chế đạm động vật
Chế độ ăn nhiều protein động vật, chẳng hạn như thịt, cá có liên quan đến nguy cơ sỏi thận cao hơn.
Ăn nhiều protein động vật có thể làm tăng bài tiết canxi và giảm mức độ citrate. Ngoài ra, nguồn protein động vật rất giàu purin, các hợp chất này được phân hủy thành axit uric và có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi axit uric.
Các thực phẩm chứa nhiều purin như: thận, gan và các nội tạng động vật,…
Hạn chế các protein động vật giúp giảm sự hình thành sỏi thận
Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Khi có một trong các triệu chứng của bệnh sỏi thận bạn nên đến thăm khám bác sĩ sớm nhất để có thể thực hiện các bài test chẩn đoán bệnh sỏi thận.
Các xét nghiệm bệnh sỏi thận
- Xét nghiệm hình ảnh: bao gồm chụp X-quang, CT và siêu âm giúp bác sĩ nhìn thấy kích thước, hình dạng, vị trí và số lượng sỏi thận của bạn. Những xét nghiệm này cũng giúp bác sĩ đưa ra quyết định bạn cần điều trị như thế nào.
- Xét nghiệm máu: xét nghiệm máu sẽ cho biết thận của bạn hoạt động tốt như thế nào, đánh giá tình trạng nhiễm trùng nếu có và tìm kiếm các vấn đề sinh hóa có thể dẫn đến sỏi thận.
- Xét nghiệm nước tiểu: tìm kiếm các dấu hiệu nhiễm trùng và kiểm tra mức độ của các chất hình thành sỏi thận.
Xét nghiệm nước tiểu được sử dụng trong chẩn đoán bệnh sỏi thận
Tham khảo địa chỉ khám và điều trị bệnh sỏi thận
Nếu có nhu cầu đến bệnh viện để làm các xét nghiệm về bệnh sỏi thận, bạn nên đến chuyên khoa Thận – Tiết niệu để được thăm khám và điều trị:
- Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, Bệnh viện Bình Dân, Bệnh viện 175, Bệnh viện Thống Nhất,…
- Tại thành phố Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Hà Nội, Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Việt Đức Hà Nội,…
Xem thêm:
- Bị sỏi thận nên ăn gì? 12 loại thực phẩm trị sỏi thận tại nhà an toàn, hiệu quả.
- 14 cách phòng ngừa sỏi thận hiệu quả giúp bạn khỏe mạnh.
Trên đây là một số thông tin về cách điều trị sỏi thận tại nhà. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ đến gia đình, người thân và bạn bè ngay các bạn nhé!
Nguồn: HealthLine, ClevelandClinic.
Nguồn tham khảo
-
Total, Dietary, and Supplemental Vitamin C Intake and Risk of Incident Kidney Stones
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26463139/
-
Ascorbic acid supplements and kidney stone incidence among men: a prospective study
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23381591/
-
High-dose supplementation with vitamin C–induced pediatric urolithiasis: the first case report in a child and literature review
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25260453/
-
Comparison of two diets for the prevention of recurrent stones in idiopathic hypercalciuria
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11784873/
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 8 cách trị sỏi thận tại nhà đơn giản, an toàn không cần thuốc tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.