Bạn đang xem bài viết 8 cách giúp trị viêm đường tiết niệu tại nhà bạn nên biết tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Viêm đường tiết niệu là bệnh lý rất thường gặp trong cuộc sống hiện nay ở cả hai giới. Ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe và sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày là không hề nhỏ. Qua bài viết này Nhà thuốc An Khang sẽ hướng dẫn cho các bạn biết những cách trị viêm tiết niệu hiệu quả và đơn giản ngay tại nhà.
Tiết niệu là gì?
Hệ thống tiết niệu có nhiệm vụ bài tiết, bài xuất nước tiểu và một số chất do quá trình chuyển hóa tạo ra. Hệ tiết niệu bao gồm thận, niệu quản và bàng quang – niệu đạo. Nước tiểu là sản phẩm phụ của hệ thống lọc – thận và không chứa vi khuẩn.
Bình thường, nước tiểu di chuyển qua hệ thống tiết niệu của bạn mà không có bất kỳ sự nhiễm khuẩn nào. Tuy vậy nhưng vi khuẩn có thể xâm nhập vào hệ tiết niệu từ bên ngoài cơ thể, gây ra các vấn đề như nhiễm trùng và viêm. Hay còn gọi là bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI).
Những triệu chứng viêm đường tiết niệu phổ biến bao gồm:
- Có cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
- Đi tiểu thường xuyên, tiểu buốt, tiểu rắt.
- Màu nước tiểu đục hoặc sẫm màu, đôi khi tiểu ra máu.
- Nước tiểu có mùi nặng.
- Có cảm giác bàng quang rỗng không hoàn toàn.
- Đau vùng chậu, hông lưng.
Xem thêm:Nguyên nhân viêm đường tiết niệu có thể bạn chưa biết
Uống nhiều nước
Quá trình hydrat hóa là quá trình bổ sung nước cho cơ thể giúp tế bào trong cơ thể hoạt động ổn định, giảm nhiễm trùng đường tiết niệu.[1]
Bài tiết nước tiểu thường xuyên có thể giúp đẩy vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu để ngăn ngừa nhiễm trùng. Khi không cung cấp đủ nước, bạn sẽ không đi tiểu thường xuyên, điều này có thể tạo điều kiện sinh sản cho vi khuẩn.
Trong một nghiên cứu có đối chứng ở 140 phụ nữ tiền mãn kinh dễ bị nhiễm trùng tiểu kéo dài 12 tháng đã cho hay nếu uống nhiều nước hơn sẽ làm giảm nguy cơ tái phát viêm bàng quang và từ đó giảm nguy cơ phát triển nhiễm trùng nước tiểu.[2]
Vậy nên uống nhiều nước có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng tiểu bằng cách khiến bạn đi tiểu nhiều hơn, giúp loại bỏ vi khuẩn khỏi đường tiết niệu.
Thói quen vệ sinh lành mạnh
Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu bắt đầu bằng việc thực hành, duy trì một vài thói quen vệ sinh cho bản thân và phòng tắm tốt.
Đầu tiên, điều quan trọng là không nên nhịn tiểu quá lâu, vì nhịn tiểu quá lâu có thể dẫn đến tích tụ vi khuẩn, dẫn đến nhiễm trùng.[3]
Đi tiểu sau khi quan hệ tình dục cũng có thể giảm rủi ro của UTIs bằng cách ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn.[4]
Ngoài ra, những người dễ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu nên tránh sử dụng bao cao su có chứa chất diệt tinh trùng, vì nó có liên quan đến sự gia tăng UTIs.[5]
Cuối cùng, khi đi vệ sinh, đặc biệt là đối với nữ, hãy nhớ lau từ trước ra sau. Vì lau theo cách này sẽ ngăn không cho vi khuẩn di chuyển từ hậu môn sang bộ phận sinh dục. Hoặc có thể sử dụng các mảnh giấy vệ sinh riêng biệt để lau bộ phận sinh dục và hậu môn.[6]
Đi tiểu khi có nhu cầu
Đi tiểu thường xuyên có thể giúp đẩy vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu. Đồng thời cũng làm giảm thời gian vi khuẩn trong nước tiểu tiếp xúc với các tế bào, hạn chế nguy cơ chúng bám vào và lây nhiễm sang các tế bào này.
Đi tiểu sớm, ngay khi có nhu cầu có thể giúp phòng ngừa và điều trị UTIs.[7]
Vệ sinh khi quan hệ tình dục
Một số trường hợp quan hệ tình dục dẫn đến tạo cơ hội cho vi khuẩn và các vi trùng khác vào đường tiết niệu. Vì vậy việc vệ sinh tốt trong tình dục có thể giúp giảm nguy cơ lây nhiễm này.[8]
Việc vệ sinh tình dục tốt bao gồm:
- Đi tiểu trước và ngay sau khi có quan hệ tình dục.
- Sử dụng biện pháp tránh thai hàng rào như bao cao su.
- Rửa bộ phận sinh dục, chú ý ở bao quy đầu, trước và sau khi quan hệ tình dục hoặc giao hợp.
- Rửa bộ phận sinh dục hoặc thay bao cao su nếu chuyển từ quan hệ tình dục từ hậu môn sang âm đạo.
- Đảm bảo rằng tất cả các đối tác tình dục nhận thức được UTI hiện tại hoặc trong quá khứ.
Bổ sung vitamin C
Vitamin C là một chất chống oxy hóa giúp cải thiện chức năng hệ thống miễn dịch, từ đó có thể bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng đường tiết niệu.[9]
Vitamin C hoạt động bằng cách tăng độ axit của nước tiểu, do đó tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.
Một nghiên cứu có đối chứng của UTIs ở phụ nữ mang thai đã xem xét tác dụng của việc uống 100 mg vitamin C mỗi ngày như một chất dự phòng nhiễm trùng đường tiết niệu trong thời kỳ mang thai.[10]
Sử dụng các chất bổ sung tự nhiên
Một số chất bổ sung tự nhiên có thể làm giảm nguy cơ phát triển viêm đường tiết niệu.
Dưới đây là một số chất bổ sung đã được nghiên cứu và tất cả đều có sẵn ở dạng viên nang:
- D-Mannose: Là một loại đường được tìm thấy trong quả nam việt quất nó có hiệu quả trong việc điều trị UTIs và ngăn ngừa tái phát.
- Lá Bearberry: Hay còn được gọi là uva ursi. Sự kết hợp của lá cây gấu ngựa, rễ cây bồ công anh và lá bồ công anh làm giảm tái phát UTI.
- Chiết xuất nam việt quất: Tương tự như nước ép nam việt quất, chiết xuất nam việt quất hoạt động bằng cách ngăn chặn vi khuẩn bám vào đường tiết niệu.
- Chiết xuất tỏi: Tỏi và chiết xuất của tỏi có đặc tính kháng khuẩn và cho thấy nó có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn để ngăn ngừa nhiễm trùng tiểu.
Uống nước ép cam việt quốc không đường
Nước ép nam việt quất không đường là một trong những phương pháp điều trị tự nhiên rất tốt đối với tình trạng nhiễm trùng tiểu. Vì các hoạt chất trong nó giúp làm sạch các bệnh nhiễm trùng khác và tăng tốc độ phục hồi vết thương. Ngoài ra bạn cũng có thể bổ sung dưới dạng viên nang.[11]
Trong nước ép nam việt quất chứa các hợp chất có thể ngăn vi khuẩn Escherichia coli bám vào các tế bào trong đường tiết niệu.[12]
Nước ép nam việt quất còn chứa chất chống oxy hóa là polyphenol có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm.
Một nghiên cứu về việc ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu cho thấy rằng tiêu thụ các sản phẩm nam việt quất có thể làm giảm trường hợp nhiễm trùng tiểu trong một năm, đặc biệt là đối với những phụ nữ bị nhiễm trùng tiểu tái phát.[13]
Uống men vi sinh
Vi khuẩn có lợi, được gọi là men vi sinh là những vi sinh vật có lợi được tiêu thụ thông qua thực phẩm lên men hoặc chất bổ sung. Chúng có thể giúp giữ cho đường tiết niệu khỏe mạnh và không có vi khuẩn có hại.
Đặc biệt, men vi sinh thuộc nhóm Lactobacillus có thể giúp điều trị và ngăn ngừa UTIs bằng cách:[14]
- Ngăn chặn vi khuẩn có hại bám vào các tế bào đường tiết niệu.
- Sản xuất hydrogen peroxide, một chất kháng khuẩn mạnh, trong nước tiểu.
- Giảm độ pH của nước tiểu, tạo điều kiện ít thuận lợi hơn cho vi khuẩn.
Hy vọng bài viết đã cũng cấp cho bạn đọc thêm những thông tin bổ ích về những cách giúp trị viêm đường tiết niệu tại nhà. Hãy theo dõi Nhà thuốc An Khang để luôn cập nhật những thông tin bổ ích về sức khỏe nhé!
Xem thêm:
- Sỏi tiết niệu
- Nhiễm trùng đường niệu
Nguồn: Healthline, MedicalNewsToday
Nguồn tham khảo
-
Reducing urinary tract infections in care homes by improving hydration
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6629391/
-
PURLs: Can drinking more water prevent urinary tract infections?
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7271893/
-
Recurrent Urinary Tract Infections Management in Women
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3749018/
-
Health behavior and urinary tract infection in college-aged women
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/2324774/
-
Use of spermicide-coated condoms and other risk factors for urinary tract infection caused by Staphylococcus saprophyticus
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/9472209/
-
Association between urinary tract infection and postmicturition wiping habit
https://obgyn.onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1080/00016340600936977
-
Urinary Tract Infection
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK470195/
-
Treatment for Bladder Infection in Adults How do health care professionals treat a bladder infection?
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4332239/
-
Management of Recurrent Urinary Tract Infections in Healthy Adult Women
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3784967/
-
Daily intake of 100 mg ascorbic acid as urinary tract infection prophylactic agent during pregnancy
https://obgyn.onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1080/00016340701273189
-
Can cranberry juice help to treat and prevent urinary tract infections (UTIs)?
https://www.medicalnewstoday.com/articles/cranberry-juice-uti
-
Role of cranberry on bacterial adhesion forces and implications for Escherichia coli-uroepithelial cell attachment
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19257836/
-
Cranberry Polyphenols and Prevention against Urinary Tract Infections: Relevant Considerations
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7436188/
-
Recurrent Urinary Tract Infections in Women: How Promising is the Use of Probiotics?
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0255085720303315
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 8 cách giúp trị viêm đường tiết niệu tại nhà bạn nên biết tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.