Bạn đang xem bài viết 6 tác dụng của protein đậu nành có thể bạn chưa biết tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Protein đậu nành đang được sử dụng phổ biến cho việc thay thế các loại protein từ động vật, thế nhưng những công dụng tuyệt vời mà protein đậu nành mang lại thì không phải ai cũng nắm rõ. Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Protein đậu nành là những loại vitamin được tìm thấy trong các sản phẩm từ đậu nành như sữa, đậu phụ, đậu tương lên men,…
Khác với đa số các loại protein có nguồn gốc từ thực vật, protein đậu nành cung cấp tất cả các loại acid amin thiết yếu mà cơ thể cần. Ngoài ra, bên trong loại protein này còn có chứa isoflavon – một chất dinh dưỡng thực vật có đặc tính chống oxy hóa tiềm năng cùng rất nhiều loại vitamin và khoáng chất như magie, canxi, sắt, kẽm,…
Protein đậu nành đã được chứng minh là mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Việc bổ sung nhiều protein đậu nành vào chế độ ăn uống hằng ngày có thể giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, hệ tiêu hóa và thậm chí là ngăn ngừa ung thư.
Protein đậu nành cung cấp tất cả các loại acid amin thiết yếu cho cơ thể
Hỗ trợ giảm cân
Bổ sung chế độ ăn uống giàu protein đậu nành là một phương pháp hiệu quả để hỗ trợ giảm cân.
Một nghiên cứu kéo dài 12 tuần đã chứng minh những bữa ăn cung cấp đầy đủ protein đậu nành sẽ giúp giảm trung bình 7,8kg ở người lớn tuổi bị béo bụng.[1]
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Các sản phẩm từ đậu nành có tác động rất tích cực đến sức khỏe tim mạch.[2]
Các loại chất béo có trong trong máu như LDL-Cholesterol và Triglycerid là các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Theo một đánh giá từ 35 nghiên cứu của trường Đại học Cambridge vào năm 2015, bổ sung đậu nành sẽ giúp giảm hàm lượng LDL-Cholesterol (xấu) và tăng HDL-Cholesterol (tốt), từ đó giúp cải thiện sức khỏe tim mạch.[3]
Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa
Protein đậu nành chứa nhiều chất xơ, rất tốt cho sức khỏe của hệ tiêu hóa.
Chất xơ không hòa tan được bổ sung từ chế độ ăn uống giàu protein đậu nành sẽ làm giảm và ngăn ngừa tình trạng táo bón, giúp no lâu hơn và đặc biệt là có thể giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như ung thư đại trực tràng.[4]
Cung cấp vitamin và khoáng chất
Thực phẩm từ đậu nành có chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất bao gồm vitamin B, kẽm và sắt. Một số chất bổ sung cũng có calci và vitamin D trong đó.
Phức hợp vitamin B (vitamin B complex) bao gồm vitamin B1, B2, B3, B6, B9, B12 sẽ giúp cải thiện quá trình trao đổi chất, đồng thời thúc đẩy chuyển hóa carbohydrat và chất béo thành năng lượng hữu ích, do đó cải thiện các vấn đề về sức khỏe.
Bên cạnh đó, các khoáng chất như phospho, kali, kẽm và sắt có thể giúp cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch.
Giảm các triệu chứng mãn kinh
Nữ giới trong thời kỳ mãn kinh sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề do sự thay đổi nội tiết tố.
Isoflavon – một chất dinh dưỡng trong đậu nành có cấu trúc tương tự estrogen, sẽ thay thế vai trò của estrogen bên trong cơ thể, giúp giảm đáng kể tình trạng bốc hỏa, cáu gắt, khó ngủ,…xảy ra.[5]
Bên cạnh đó, một vài thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng đã chứng minh, isoflavon còn giúp làm giảm nguy cơ loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh thông qua các cơ chế tăng cường hấp thụ canxi ở xương, kích thích tạo xương và làm chậm quá trình hủy xương.[6] [7]
Ngăn ngừa ung thư
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng đậu nành có đặc tính chống oxy hóa cao, giúp thúc đẩy tiêu diệt các tế bào ung thư và ức chế sự phát triển của các mạch máu bên trong khối u.[8]
Ngoài ra, một phân tích tổng hợp của 12 nghiên cứu liên quan đến việc ăn đậu nành trước và sau khi chẩn đoán ung thư vú đã kết luận bổ sung một chế độ ăn giàu đậu nành có thể giảm được nguy cơ tái phát ung thư.[9]
Tác dụng phụ của protein đậu nành
Bên cạnh những lợi ích mà protein đậu nành mang lại, chúng ta cần phải lưu ý một vài tác dụng phụ sau:[10]
- Cản trở quá trình điều tiết tuyến giáp.
- Mất cân bằng testosteron.
- Quá mẫn (dị ứng).
- Gia tăng các tế bào ung thư.
- Alzheimer.
Protein đậu nành chứa chất kháng dinh dưỡng
Đậu nành chứa phytates, một hợp chất thực vật thường được xếp vào nhóm chất kháng dinh dưỡng (cùng với lectin, oxalat và tannin). Các chất kháng dinh dưỡng này có thể làm giảm sự hấp thu của các khoáng chất như canxi, sắt và kẽm.
Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng phytates sẽ không có hại nếu chế độ ăn uống của bạn không bị mất cân bằng và protein đậu nành là nguồn cung cấp sắt và kẽm chính.[nguon title=”Is There Such a Thing as “Anti-Nutrients”? A Narrative Review of Perceived Problematic Plant Compounds” link=”https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7600777/”][/nguon]
Đặc biệt, bạn có thể làm giảm các chất kháng dinh dưỡng có trong đậu nành bằng cách ngâm, lên men hoặc nấu bằng nhiệt.[nguon title=”Is There Such a Thing as “Anti-Nutrients”? A Narrative Review of Perceived Problematic Plant Compounds” link=”https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7600777/”][/nguon]
Protein đậu nành chứa phytoestrogen
Phytoestrogen là một hợp chất tự nhiên xuất hiện trong đậu nành, có các đặc tính tương tự như estrogen, có thể liên kết với các thụ thể estrogen trong cơ thể.
Nhiều người tránh ăn protein đậu nành vì lo ngại phytoestrogen sẽ phá vỡ mức độ hormone tự nhiên trong cơ thể.
Tuy nhiên, các nghiên cứu uy tín hiện nay không cho thấy bằng chứng chứng minh sản phẩm từ đậu nành có thể thúc đẩy ung thư vú hay làm suy giảm hormone testosterone ở nam giới.[13][14]
Xem thêm:
- Whey protein là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ của whey protein đối với cơ thể
- Whey protein và protein thực vật loại nào tốt
Với một lượng lớn các chất dinh dưỡng và vô số những lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe, protein đậu nành đang góp phần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và cân bằng. Nếu bạn thấy bài viết bổ ích, hãy chia sẻ với bạn bè và người thân nhé.
Nguồn: WebMD, Pubmed
Nguồn tham khảo
-
Effect of protein source during weight loss on body composition, cardiometabolic risk and physical performance in abdominally obese, older adults: a pilot feeding study
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25560821/
-
Association between consumption of soy and risk of cardiovascular disease: A meta-analysis of observational studies
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28067550/
-
Soya products and serum lipids: a meta-analysis of randomised controlled trials
https://www.cambridge.org/core/journals/british-journal-of-nutrition/article/soya-products-and-serum-lipids-a-metaanalysis-of-randomised-controlled-trials/180FD802B992EE018ED5763CD7F73ECB/
-
Fiber: How Much Do You Need?
https://www.webmd.com/diet/guide/fiber-how-much-do-you-need
-
Soy Isoflavones
https://lpi.oregonstate.edu/mic/dietary-factors/phytochemicals/soy-isoflavones
-
Decreased bone resorption with soy isoflavone supplementation in postmenopausal women
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15665657/
-
Soy isoflavones attenuate bone loss in early postmenopausal Chinese women : a single-blind randomized, placebo-controlled trial
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16763748/
-
Impact of soy isoflavones on the epigenome in cancer prevention
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25322458/
-
Soy and isoflavones consumption and breast cancer survival and recurrence: a systematic review and meta-analysis
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30382332/
-
What Are The Side Effects Of Soybeans?
https://www.stylecraze.com/articles/serious-side-effects-soy-proteins/
-
The potential health effects of dietary phytoestrogens
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27723080/
-
Neither soy nor isoflavone intake affects male reproductive hormones: An expanded and updated meta-analysis of clinical studies
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33383165/
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 6 tác dụng của protein đậu nành có thể bạn chưa biết tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.