Bạn đang xem bài viết 6 cách chữa ngưng thở khi ngủ đơn giản bạn nên biết tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ngưng thở khi ngủ là tình trạng không những khiến gián đoạn giấc ngủ mà còn có thể gây tử vong. Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu cách chữa ngưng thở khi ngủ qua bài viết dưới đây nhé.
Ngưng thở khi ngủ là gì?
Ngưng thở khi ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ, hơi thở có thể liên tục gián đoạn. Bệnh lý này có thể xảy ra do tắc nghẽn đường thở, cơ hổ họng giãn ra hoặc do não không kiểm soát chính xác hơi thở của bạn hay còn gọi là chứng ngưng thở trung ương.
Các biểu hiện thường gặp ở chứng ngưng thở khi ngủ:
- Xuất hiện các gián đoạn trong khi ngủ.
- Ngáy to.
- Thở hổn hển, nghẹt thở khi ngủ.
- Thức dậy nhiều lần.
- Cáu gắt, đau đầu hoặc mệt mỏi khi thức dậy.
- Khó tập trung và dễ buồn ngủ vào ban ngày.
Sau đây là 6 cách chữa ngưng thở khi ngủ đơn giản bạn nên biết.
Duy trì cân nặng hợp lý
Béo phì là một yếu tố rủi ro có thể khiến hẹp đường mũi, tăng nguy cơ tắc nghẽn đường thở và khiến bạn ngừng thở đột ngột khi đang ngủ.
Nhiều tài liệu nghiên cứu chứng minh rằng việc giảm cân có tác động làm giảm tắc nghẽn đường hô hấp trên, cải thiện đáng kể triệu chứng ngưng thở khi ngủ ở bệnh nhân béo phì.[1]
Do đó, các bác sĩ thường khuyên người bị ngưng thở khi ngủ nên giảm cân, duy trì cân nặng hợp lý, hạn chế tình trạng tăng cân trở lại để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Đồng thời còn có thể giữ cho đường hô hấp luôn thông thoáng, giảm các triệu chứng ngưng thở khi ngủ.
Duy trì cân nặng hợp lý giữ cho đường hô hấp của bạn luôn thông thoáng, giảm các triệu chứng ngưng thở khi ngủ
Tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên là phương pháp có thể làm tăng cường sức tim mạch, tăng độ bão hòa oxy trong máu, nâng cao sức khỏe hô hấp và cải thiện chứng ngưng thở khi ngủ.
Ngoài tập thể dục, yoga cũng là một bộ môn có thể cải thiện sức mạnh hô hấp thông qua các bài tập thở, giảm thời gian gián đoạn giấc ngủ và đạt được chất lượng giấc ngủ tốt hơn.[2]
Xem thêm: 9 bài tập yoga cho người mới bắt đầu đơn giản, có thể tập tại nhà
Yoga cũng là một bộ môn có thể cải thiện sức mạnh hô hấp
Thay đổi tư thế ngủ
Một nghiên cứu năm 2006 cho thấy hơn 50% trường hợp gặp tình trạng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn liên quan đến tư thế khi ngủ.[3]
Một nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra rằng tư thế nằm ngửa khi ngủ khiến hình dạng và cơ đường thở giãn không thuận lợi, giảm thể tích phổi, khiến không cung cấp đủ khí khi đường thở bị xẹp. Từ đó có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng ngưng thở khi ngủ.[4]
Dù chỉ là một thay đổi nhỏ, nhưng việc thay đổi tư thế ngủ sang nằm nghiêng có thể làm giảm các triệu chứng ngưng thở khi ngủ và cải thiện chất lượng giấc ngủ vào đêm.
Thay đổi tư thế ngủ sang nằm nghiêng có thể làm giảm các triệu chứng ngưng thở khi ngủ
Sử dụng máy tạo độ ẩm
Không khí khô có thể gây kích ứng hệ hô hấp, tắc nghẽn đường thở. Việc sử dụng máy tạo độ ẩm có thể bổ sung độ ẩm không khí, mở đường thở và giảm tắc nghẽn. Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc thêm dầu oải hương, bạc hà hoặc khuynh diệp vào máy tạo độ ẩm để đem đến nhiều lợi ích chống viêm và làm dịu.
Cần lưu ý cần vệ sinh máy tạo độ ẩm theo hướng dẫn của nhà sản xuất để tránh tạo môi trường chứa nấm mốc và vi khuẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cần vệ sinh máy tạo độ ẩm theo hướng dẫn để tránh tạo môi trường chứa nấm mốc và vi khuẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe
Hạn chế uống rượu và hút thuốc
Một nghiên cứu năm 2012 cho biết hút thuốc là một yếu tố rủi ro đối với chứng ngưng thở khi ngủ vì nicotin trong thuốc lá khả năng cao là nguyên nhân gây ngưng thở khi ngủ và có thể gây viêm, sưng và kích thích đường hô hấp trên, làm trầm trọng thêm các triệu chứng.[5]
Sử dụng đồ uống có cồn như rượu làm giãn các cơ cổ họng khiến cơ thể không kiểm soát hơi thở, dẫn đến ngáy và khiến chu kỳ giấc ngủ bị gián đoạn. Hơn nữa, rượu cũng có thể dẫn đến viêm đường thở, ngăn chặn luồng không khí khiến hô hấp trở nên khó khăn.
Do đó, hãy cân nhắc việc bỏ hút thuốc và hạn chế uống rượu để giảm các biến chứng ngưng thở khi ngủ.
Cân nhắc việc bỏ hút thuốc và hạn chế uống rượu để giảm các biến chứng ngưng thở khi ngủ
Sử dụng các thiết bị chăm sóc răng miệng
Dụng cụ răng miệng gồm khí cụ nâng hàm dưới và khí cụ ổn định lưỡi có thể giúp định vị lại vị trí hàm và lưỡi ở vị trí hướng về phía trước khi ngủ khiến đường thở luôn thông thoáng. Đây là một lựa chọn điều trị hiệu quả cho chứng ngáy và ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn vì:
- Cung cấp một lựa chọn khác cho những người không đáp ứng điều trị máy thở áp suất dương liên tục (CPAP) truyền thống.
- Dễ dàng mang theo khi đi du lịch.
- Thẩm mỹ.
- Hoạt động không cần điện và không phát ra âm thanh.
Hướng dẫn năm 2015 của Học viện Y học về Giấc ngủ Hoa Kỳ (AASM) và Học viện Y học về Giấc ngủ Nha khoa Hoa Kỳ (AADSM) khuyến nghị sử dụng thiết bị răng miệng giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn, giảm các triệu chứng, tần suất và cường độ của tiếng ngáy cho những người bị ngưng thở khi ngủ.[6]
Khí cụ răng miệng có thể giúp đường thở luôn thông thoáng, hỗ trợ điều trị chứng ngưng thở khi ngủ
Khi nào gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của chứng ngưng thở khi ngủ hoặc các triệu chứng của cơn đau tim, đột quỵ vì cả hai đều có nhiều khả năng xảy ra cùng với chứng ngưng thở khi ngủ.
Cơn đau tim, đột quỵ có nhiều khả năng xảy ra cùng với chứng ngưng thở khi ngủ
Chẩn đoán
Các xét nghiệm để phát hiện ngưng thở khi ngủ bao gồm:
- Đa ký giấc ngủ về đêm: Đây là bài kiểm tra được trang bị các cảm biến hoạt động của tim, phổi và não, kiểu thở, sóng não, chuyển động của cánh tay và chân cũng như nồng độ oxy trong máu khi bạn ngủ.
- Thử nghiệm ngưng thở khi ngủ tại nhà: Hình thức này cho phép thực hiện tại nhà thông qua việc đo nhịp tim, nồng độ oxy trong máu, luồng không khí và kiểu thở nhưng không liên quan đến việc theo dõi sóng não.
Đa ký giấc ngủ về đêm
Các bệnh viện có chuyên khoa Tâm thần – Thần kinh uy tín
- Tại TP HCM: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện nhân dân 115,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa,…
Xem thêm:
- Cách điều trị bệnh mất ngủ hiệu quả
- Chỉ cần 15 phút tập thể dục mỗi tối bạn sẽ có một giấc ngủ ngon
Nguồn: Mayoclinic, NCBI
Nguồn tham khảo
-
Weight loss for obstructive sleep apnea: the optimal therapy for obese patients
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/7963174/
-
Impact of long term Yoga practice on sleep quality and quality of life in the elderly
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3667430/
-
The role of sleep position in obstructive sleep apnea syndrome
https://link.springer.com/article/10.1007/s00405-006-0090-2
-
Supine position related obstructive sleep apnea in adults: pathogenesis and treatment
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23669094/
-
Interaction between smoking and obstructive sleep apnea: not just participants
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22932197/
-
Clinical Practice Guideline for the Treatment of Obstructive Sleep Apnea and Snoring with Oral Appliance Therapy: An Update for 2015
https://jcsm.aasm.org/doi/10.5664/jcsm.4858
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 6 cách chữa ngưng thở khi ngủ đơn giản bạn nên biết tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.