Bạn đang xem bài viết 5 triệu chứng đau thần kinh tọa phổ biến không thể xem thường tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đau thần kinh tọa là một hội chứng thần kinh đau dọc theo dây thần kinh hông to, hay còn gọi là thần kinh toạ cùng các nhánh của nó. Cơn đau gây ra nhiều tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến đời sống người bệnh. Vậy triệu chứng đau thần kinh tọa như thế nào, hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Đau thần kinh tọa là bệnh gì?
Đau thần kinh tọa là cơn đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, bắt đầu từ thắt lưng qua hông, mông và xuống chân.
Đau thần kinh tọa xảy ra khi bất cứ nguyên nhân nào làm chèn ép thần kinh tọa, thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm hoặc trượt đốt sống, chấn thương cột sống, từ đó dẫn đến viêm, đau và gây tê chân.
Cảm giác đau buốt, đột ngột lan dọc theo dây thần kinh tọa
Triệu chứng điển hình của đau thần kinh tọa là cơn đau tại vị trí thắt lưng, có thể lan xuống hông, mông và chân, đau từ nhẹ đến đau chói, dữ dội, đau tăng lên khi ho, hắt hơi. Trong cơn đau có thể kèm theo tê hoặc yếu ở chân và bàn chân.
Tùy vào vị trí chèn ép của dây thần kinh tọa mà có thể đau một bên hoặc cả hai bên lưng, hông, mông và chân.
Khi có triệu chứng này cần phải đi thăm khám bác sĩ để tránh được các biến chứng nặng nề về sau như tiêu tiểu không kiểm soát, mất vận động, cảm giác vùng sinh dục và trực tràng.
Tê chân dọc theo dây thần kinh
Về mặt lý thuyết, dây thần kinh tọa có chức năng chi phối vận động và cảm giác phần dưới cơ thể, đặc biệt là mặt sau đùi, cẳng chân và bàn chân. Do đó, khi dây thần kinh tọa bị chèn ép hoặc tổn thương sẽ gây ra cảm giác tê mỏi, mất cảm giác và dị cảm.
Thông thường, cơn đau không quá nghiêm trọng nhưng lại gây khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt và làm việc. Vì vậy, khi có dấu hiệu này cần đến gặp bác sĩ ngay.
Cảm giác ngứa ran (kim châm) ở bàn chân và ngón chân
Cảm giác ngứa ran, châm chích ở vùng chân là biểu hiện thường gặp ở người bị đau thần kinh tọa. Nguyên nhân có thể là do các bệnh lý về cột sống, vùng thắt lưng, làm việc, sinh hoạt sai tư thế hay đứng nhiều, ngồi nhiều hoặc đi giày cao gót quá nhiều.
Những yếu tố này lâu dần dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm, từ đó biểu hiện cơn đau thần kinh tọa.
Đau nặng hơn khi cử động hoặc mất cử động
Đau khi ho, hắt hơi, ngồi nhiều hay nghiêm trọng hơn là yếu liệt chi là những biến chứng nguy hiểm ở người đau thần kinh tọa, gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho người bệnh cũng như gia đình bệnh nhân.
Nguyên nhân của vấn đề yếu liệt chi dưới ở bệnh nhân là do sự mất chi phối vận động vùng chân của dây thần kinh tọa, lâu dần bệnh nhân có thể bị lở loét do tì đè vì nằm lâu ngày, khó khăn khi đi lại.
Mất kiểm soát ruột và bàng quang
Mất kiểm soát ruột và bàng quang, hay cụ thể là tiêu tiểu mất kiểm soát, bệnh nhân có thể bí tiểu, tắc ruột, không thể nhịn tiểu hoặc không thể nhịn đi ngoài được.
Đây là một biến chứng nghiêm trọng và vấn đề dự phòng quan trọng khi điều trị bệnh nhân đau thần kinh tọa.
Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Khi có một trong các triệu chứng của bệnh đau thần kinh tọa bạn nên đến thăm khám bác sĩ sớm nhất để có thể thực hiện các bài test chẩn đoán bệnh đau thần kinh tọa.
Các xét nghiệm bệnh đau thần kinh tọa
- Chụp X-quang: giúp bác sĩ nhận diện được các bất thường về xương cột sống như gãy xương, trượt đốt sống, gai đốt sống,…
- Chụp cộng hưởng từ MRI: đây là cận lâm sàng tiên tiến hơn X quang, giúp bác sĩ có thể khảo sát được các mô mềm mà X quang không thể thấy được, nhất là phần đĩa đệm của bệnh nhân.
- Đo vận tốc dẫn truyền thần kinh/điện cơ: đây là xét nghiệm giúp khảo sát được tình trạng yếu cơ của bệnh nhân, đánh giá được sự mất phân bố thần kinh cơ.
- Chụp tủy sống: đây là thủ thuật tương tự như X-quang nhưng có sử dụng chất cản quang để bác sĩ có thể khảo sát được hình ảnh xương và khoang chứa dịch lỏng trong ống sống.
Tham khảo địa chỉ khám và điều trị bệnh đau thần kinh tọa
Nếu có nhu cầu đến bệnh viện để làm các xét nghiệm về bệnh đau thần kinh tọa, bạn nên tham khảo các bệnh viện lớn như:
- Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Y Dược TPHCM, Bệnh viện nhân dân 115, Bệnh viện Bình Dân,…
- Tại thành phố Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108,…
Mời bạn tham khảo một số sản phẩm bổ trợ xương khớp đang kinh doanh tại Nhà thuốc An Khang
-
Dưỡng khớp Thái Minh bổ sung dưỡng chất cho khớp
148.000₫
/Hộp
-
Pharmekal Shark Cartilage tái tạo mô sụn, giảm đau khớp
311.400₫
/Hộp346.000₫-10% -
GIẢM SỐC
Aussia Glucosamine + MSM 1800mg giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp
532.800₫
/Hộp666.000₫-20% -
Nature Gift Shark Cartilage hỗ trợ giảm đau khớp, cứng khớp
324.500₫
/Hộp
-
Dưỡng khớp Sepol giúp bổ sung dưỡng chất, giảm nguy cơ thoái hóa khớp
241.200₫
/Hộp268.000₫-10% -
Bewel Heal bổ sung chất nhờn cho khớp, giảm đau khớp
420.000₫
/Hộp
-
Condition Joint giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, mô sụn khớp
420.000₫
/Hộp
-
Healthy Life Celery Gout Relief giảm đau khớp do gout
521.000₫
/Hộp
-
Vitatree Shark Cartilage 1000mg hỗ trợ sức khỏe sụn khớp
450.000₫
/Hộp500.000₫-10% -
Viên Vai Gáy Thái Dương chống đông máu, lưu thông khí huyết
45.000₫
/Hộp
-
Green Living Canxi bổ sung canxi, hỗ trợ phòng chống loãng xương
332.000₫
/Hộp
-
Hoàng Thống Phong giảm triệu chứng đau do gout
220.000₫
/Hộp
-
Stada ArthroStop Intensive giúp tăng tiết dịch khớp, giảm khô khớp
544.000₫
/Hộp
-
Lab Well Flex Joint giảm thoái hóa khớp, khô khớp
283.500₫
/Hộp315.000₫-10% -
Viên uống Lubrex Gold tái tạo sụn, giảm đau khớp
90.000₫
/Hộp
Xem thêm: Đau lưng
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin vô cùng bổ ích về các triệu chứng của đau thần kinh tọa. Nếu bạn thấy bài viết hay và hữu ích, hãy chia sẻ cho bạn bè và gia đình cùng tham khảo nhé!
Nguồn: Cleveland Clinic, Mayo Clinic
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 5 triệu chứng đau thần kinh tọa phổ biến không thể xem thường tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.