Bạn đang xem bài viết 5 thay đổi trong chế độ ăn của trẻ sau 1 tuổi cần lưu ý tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Thông thường, trẻ sơ sinh có thể bắt đầu ăn dặm vào tháng thứ 6 với các món ăn mềm, lỏng, thức ăn chủ yếu lúc này vẫn là sữa mẹ. Tuy nhiên, khi trẻ được 1 tuổi, tức 6 tháng sau khi bắt đầu ăn dặm thì chế độ ăn sẽ có những thay đổi để phù hợp với sự phát triển của trẻ. Cùng Pgdphurieng.edu.vn điểm danh 5 thay đổi trong chế độ ăn của trẻ sau 1 tuổi mà cha mẹ cần biết!
Thức ăn chuyển dần từ mềm sang cứng
Thời điểm trước khi được 1 tuổi, răng của trẻ chưa mọc đều đặn, hệ tiêu hóa vẫn còn kém, do đó cần ăn những thực phẩm dễ nhai, nuốt và dễ tiêu hóa. Tuy nhiên, sau khi trẻ được 1 tuổi, bố mẹ nên cho con chuyển từ thức ăn mềm sang cứng hơn để tập làm quen, rèn cho trẻ khả năng nhai nuốt.
Nếu không chuyển sang thực phẩm cứng đúng thời điểm sẽ dễ khiến trẻ nôn trớ, chậm lớn, khả năng nhai nuốt kém. Mặt khác, việc nhai kém còn ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ, khó có thể phát âm một số từ rõ ràng.
Các bác sĩ khuyến khích phụ huynh nên tập dần cho trẻ ăn thức ăn dạng cứng khi được 1 tuổi để hạn chế tình trạng kén ăn, chậm lớn, đảm bảo sự phát triển bình thường của con.
Thay đổi khẩu vị thức ăn
Theo nhiều khuyến cáo, khi trẻ mới bắt đầu ăn dặm chỉ nên chế biến các loại thức ăn nguyên vị, tức không cần nêm nếm thêm bất kỳ gia vị nào. Tuy nhiên, sau khi trẻ 1 tuổi thì trẻ đã có thể ăn đa dạng thực phẩm hơn, nếu chỉ ăn thức ăn không có vị gì sẽ dễ khiến trẻ chán ăn.
Do đó, cha mẹ có thể thêm một lượng muối nhỏ dưới 2g vào bữa ăn hằng ngày của con sẽ giúp con ăn ngon miệng hơn và đầy đủ dinh dưỡng phát triển.
Cần lưu ý không nên thêm quá nhiều muối, và cũng không nên để trẻ ăn cùng thức ăn với người lớn, do đồ ăn người lớn chứa nhiều muối và cứng hơn so với trẻ.
Các loại thực phẩm nên đa dạng
Sau khi trẻ được 1 tuổi, khẩu phần ăn chủ yếu lúc này của trẻ là thức ăn, lượng sữa mẹ giảm. Do đó, bố mẹ nên đa dạng hóa các loại thức ăn để tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ.
Đồng thời việc đa dạng thực phẩm sẽ giúp trẻ hứng hú với các loại thức ăn khác nhau, hạn chế chán ăn.
Cho trẻ nhiều cơ hội thực hành hơn
Nhiều bố mẹ có thói quen phải đút cho con ăn mỗi ngày mà không để con tự xúc, tuy nhiên điều này là không tốt. Sau giai đoạn 12 tháng đầu sau sinh, bố mẹ có thể dần tập cho trẻ làm quen với việc tự xúc thức ăn bằng thìa.
Khi được tự tay xúc thức ăn, con sẽ ăn ngon miệng hơn, thích thú với việc được ăn mỗi ngày.
Tập trung vào việc ăn uống
Trước 1 tuổi, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu, chỉ cần uống đủ sữa mỗi ngày và bổ sung thêm 1-2 loại thức ăn bổ sung phù hợp. Tuy nhiên, khi trẻ bước sang 1 tuổi thì bố mẹ nên rèn cho trẻ tập trung vào việc ăn uống.
Mỗi ngày nên có 3 bữa ăn như người lớn mới đủ đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ cũng nên lưu ý việc cho trẻ tập trung ăn uống không đồng nghĩa phải cắt sữa hoàn toàn. Sau 1 tuổi thì trẻ vẫn phải uống sữa bột, có thể thêm sữa tươi để bổ sung dinh dưỡng.
Trên đây là thông tin về 5 thay đổi trong chế độ ăn của trẻ sau 1 tuổi mà các vị phụ huynh nên biết để chăm sóc trẻ khỏe mạnh, khôn lớn. Mong rằng bài viết trên sẽ hữu ích với bạn!
- Một số hoạt động vận động thô của trẻ 1 tuổi cha mẹ nên biết
- Tại sao nên chú trọng tương tác với trẻ 1 tuổi?
- Các loại sữa tươi tốt nhất mẹ nên chọn cho bé 1 tuổi
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 5 thay đổi trong chế độ ăn của trẻ sau 1 tuổi cần lưu ý tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.