Bạn đang xem bài viết 4 nguyên tắc dạy con nổi tiếng giúp trẻ hình thành nhân cách tốt tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
4 nguyên tắc dạy con nổi tiếng sau đây giúp trẻ có cơ hội được trưởng thành dưới sự giáo dục thông minh, tạo điều kiện cho trẻ phát huy trí tuệ một cách toàn diện, hình thành nhân cách tốt, nâng cao IQ lẫn EQ. Cùng Pgdphurieng.edu.vn khám phá chi tiết ngay trong bài viết sau đây!
Nguyên tắc bể cá
Xuất hiện lần đầu trong tác phẩm “The Hurried Child” (Đứa trẻ vội vàng) của nhà giáo dục người Mỹ David Elkind, nguyên tắc bể cá dần phổ biến và được công chúng công nhận về độ hiệu quả trong nuôi dạy trẻ.
Nguyên tắc bể cá được lấy cảm hứng từ việc quản lý và chăm sóc một chiếc bể cá trên thực tế. Theo đó, trẻ nhỏ được ví như những chú cá nhỏ trong một chiếc bể, muốn chúng phát triển một cách toàn diện thì cần chuẩn bị và cung cấp đầy đủ mọi điều kiện cần thiết cho cuộc sống, đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu như: Ăn uống, ngủ nghỉ, tình thương cùng cảm giác an toàn.
Đồng thời, nguyên tắc này khuyến khích phụ huynh tôn trọng cá tính của concái. Mỗi đứa trẻ sinh ra luôn sở hữu những đặc điểm tính cách riêng biệt và chúng cần được tôn trọng cũng như định hướng cho sự phát triển tính cáchấy theo hướng phù hợp nhất.
Nguyên tắc bể cá mang đến cho trẻ sự giáo dục thuần tự nhiên, không gò bó, ép buộc theo bất kỳ một khuôn khổ hay quy chuẩn nào. Mục đích của nguyên tắc bể cá chính là định hướng bố mẹ nuôi dạy trẻ một cách tự do và thấu hiểu, giúp con được phát triển, học hỏi trong một môi trường năng động, sáng tạo và giữ được cá tính riêng của mình.
Nguyên tắc con sói
Nếu bố mẹ muốn định hướng trẻ phát triển khả năng độc lập và tự lập từ sớm, nguyên tắc con sói chính là một trong những phương pháp thúc đẩy nhanh chóng nhất.
Nguyên tắc con sói nhận được rất nhiều sự ủng hộ sau khi nhà giáo dục Nancy Tillman đề cập lần đầu trong tác phẩm “On the Night You Were Born”. Nguyên tắc lấy cảm hứng dựa trên sự phát triển độc lập, tư duy tự lập của loài sói.
Trẻ con được nuôi dạy theo nguyên tắc con sói sẽ được chú trọng đề cao phát triển tư duy độc lập và khả năng tự lập trong cuộc sống hằng ngày. Nguyên tắc khuyến khích trẻ được học hỏi và tập quyết định những vấn đề cá nhân trong cuộc sống, bố mẹ sẽ để con tự tìm đáp án cho những câu hỏi dựa trên sự gợi ý, hướng dẫn và hỗ trợ thay vì làm giúp trẻ.
Những đứa trẻ trưởng thành từ nguyên tắc con sói luôn sở hữu khả năng tự học tốt, sự hứng thú trong việc tìm tòi và khám phá cũng luôn ở mức cao, đây thường là những đứa trẻ có phong thái tự tin, tư duy độc lập và có thể phát triển, thích nghi tốt trong nhiều môi trường.
Nguyên tắc hiệu ứng gió Nam
Đây là nguyên tắc được nhà giáo dục Leonard Sax ở Mỹ giới thiệu lần đầu trong tác phẩm “Boys Adrift” dựa trên nhận thức về hiệu ứng gió Nam trong thực tế.
Thực tế cho thấy rằng, vào thời điểm gió Bắc vào mùa đông thổi càng mãnh liệt càng khiến con người phải mặc thêm nhiều lớp quần áo thật dày để bảo vệ bản thân trước cái lạnh, song đối với sự mát dịu và nhẹ nhàng của gió Nam của mùa hè, chúng ta luôn không có thể diện những bộ quần áo đơn giản, không cần che chắn bất cứ điều gì.
Tương tự như sự đối lập của gió Nam và gió Bắc, nguyên tắc này chỉ ra khác biệt trong cách dạy con bằng sự mềm mỏng hoặc sự gay gắt của bố mẹ. Trên thực tế, bố mẹ càng thể hiện sự ép buộc và đặt con vào quá nhiều khuôn khổ sẽ khiến chúng nảy sinh tâm lý phản kháng.
Ngược lại, nếu bố mẹ dạy con bằng sự khoan dung, lắng nghe, trò chuyện với trẻ bằng lí lẽ và sự mềm mỏng sẽ giúp con nhận thức được những lỗi lầm một cách rõ ràng hơn, đồng thời rất hiếm khi nảy sinh sự chống đối.
Nguyên tắc hiệu ứng gió Nam còn mang lại sự phát triển toàn diện về mặt cảm xúc cho trẻ. Khi được nuôi dạy trong sự khoan dung và thấu hiểu của bố mẹ, trẻ nhỏ sẽ dễ dàng chia sẻ và bộc lộ cảm xúc, giảm nguy cơ mắc bệnh tâm lý ở trẻ.
Nguyên tắc hiệu ứng Robert Rosenthal
Năm 1966, nhà tâm lý học Robert Rosenthal tiến hành một thí nghiệm về sự kỳ vọng của những học sinh được chọn ngẫu nhiên trong cùng một nhóm. Ông đã chọn ra một danh sách “Học sinh có triển vọng nhất” và đưa chúng cho giáo viên. Bất ngờ thay, sau 8 tháng khi quay trở lại trường, tất cả học sinh có trong danh sách đã thực sự trở thành học sinh xuất sắc của lớp. Cái tên “Hiệu ứng Robert Rosenthal” cũng được biết đến từ đây.
Nguyên tắc hiệu ứng Robert Rosenthal đã chỉ ra rằng khi bản thân được kỳ vọng và tin tưởng, trẻ sẽ có khả năng phát triển theo hướng tốt hơn. Song, bố mẹ cần phải hiểu được năng lực cũng như tìm kiếm những khả năng phù hợp với trẻ để khuyến khích trẻ phát triển, tránh đặt kỳ vọng quá nặng nề khiến trẻ bị áp lực trong quá trình phát triển.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về những nguyên tắc nuôi dạy thú vị tốt nhất cho con. Đừng quên theo dõi Pgdphurieng.edu.vn để cập nhật những thông tin hữu ích trong việc nuôi dạy con cái nhé!
Nguồn: Thời báo Văn học Nghệ thuật
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 4 nguyên tắc dạy con nổi tiếng giúp trẻ hình thành nhân cách tốt tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.