Bạn đang xem bài viết 3 nguyên nhân đau mắt đỏ thường gặp và cách phòng ngừa tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đau mắt đỏ là một bệnh thường gặp trong nhãn khoa. Triệu chứng thường gặp là đỏ mắt, không đau và không giảm thị lực. Cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu nguyên nhân đau mắt đỏ nhé!
Do virus và vi khuẩn
Viêm kết mạc do vi trùng thường gặp như: Staphylococcus epidermidis, Staphylococcus auerus, Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenza.
Viêm kết mạc do siêu vi thường do: adenovirus, herpes simplex, varicella-zoster, enterovirus, Epstein-Barr,… bao gồm cả virus gây COVID-19.
Bệnh có thể đi kèm với triệu chứng cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp như đau họng, viêm họng, ho,…
Sử dụng chung kính áp tròng hoặc đeo kính áp tròng bị nhiễm khuẩn có thể gây ra viêm kết mạc do vi khuẩn. Viêm kết mạc do vi khuẩn hay virus đều rất dễ lây lan. Chúng lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch từ mắt của người bị nhiễm bệnh. Bệnh có thể bị ở một hoặc cả hai mắt.
Do dị ứng
Viêm kết mạc dị ứng là kết quả của các phản ứng miễn dịch trong cơ thể trước các chất gây dị ứng như: phấn hoa, cỏ, mạt bụi, lông động vật, các loại thuốc, mỹ phẩm,… Viêm kết mạc do dị ứng có thể ảnh hưởng cả hai mắt.
Khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, cơ thể bạn sẽ sản sinh ra một loại kháng thể gọi là immunoglobulin E (IgE). Kháng thể này kích hoạt các tế bào mast, bao gồm cả histamin trong niêm mạc mắt và đường hô hấp để giải phóng các chất gây viêm. Khi đó cơ thể sẽ có một số dấu hiệu và triệu chứng dị ứng, bao gồm cả đỏ mắt.
Nếu bạn bị viêm kết mạc dị ứng, bạn có thể bị ngứa dữ dội, chảy nước mắt và viêm mắt, cũng có thể có các triệu chứng như hắt hơi và chảy nước mũi.
Viêm kết mạc do dị ứng không lây nhiễm, thường xảy ra ở những người có các cơ địa dị ứng khác như hen suyễn, bệnh chàm,… Hầu hết viêm kết mạc dị ứng có thể được kiểm soát bằng thuốc nhỏ mắt dị ứng.
Do kích ứng
Viêm kết mạc cũng có thể là hậu quả của kích ứng do bắn hóa chất hoặc dị vật vào mắt. Đôi khi rửa và lau mắt để loại bỏ hóa chất hoặc dị vật sẽ gây đỏ và kích ứng. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể gặp như: chảy nước mắt và tiết dịch nhầy. Bệnh thường tự hết trong khoảng một ngày.
Nếu xả rửa mắt với nước không giúp giảm được các triệu chứng hoặc nếu bạn bị bắn vào mắt hóa chất ăn da như dung dịch kiềm, bạn cần đi bác sĩ khám càng sớm càng tốt vì hóa chất bắn vào mắt có thể gây tổn thương mắt vĩnh viễn. Các triệu chứng dai dẳng cũng có thể gợi ý rằng dị vật vẫn còn ở trong mắt bạn.
Phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ
Thực hành vệ sinh tốt để kiểm soát sự lây lan của bệnh đau mắt đỏ như:
- Không dùng tay chạm vào mắt.
- Rửa tay thường xuyên.
- Sử dụng khăn sạch lau mắt.
- Không dùng chung khăn lau mặt hoặc khăn tắm với người khác.
- Thường xuyên thay/giặt vỏ gối.
- Hạn chế sử dụng mỹ phẩm đối với mắt, ví dụ mascara.
- Không dùng chung mỹ phẩm dành cho mắt hoặc các vật dụng chăm sóc mắt cá nhân.
Phòng ngừa đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn từ âm đạo của mẹ trong lúc sinh thường gây đau mắt đỏ. Bệnh có thể gây viêm kết mạc nghiêm trọng ảnh hưởng đến thị lực của trẻ. Sử dụng thuốc mỡ kháng sinh bôivào mắt trẻ sơ sinh có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng mắt.
Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh
Khi nào gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu bạn bị viêm kết mạc cùng với bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:
- Đau mắt.
- Nhạy cảm với ánh sáng.
- Nhìn mờ ngay cả khi đã lau dịch tiết ra khỏi mắt.
- Mắt đỏ nhiều.
- Các triệu chứng trở nên nặng hơn hoặc không cải thiện, bao gồm đau mắt đỏ được cho là do vi khuẩn gây ra, không cải thiện sau 24 giờ sử dụng kháng sinh.
- Có tình trạng suy giảm miễn dịch như: nhiễm HIV, điều trị ung thư hoặc các bệnh lý khác.
- Trẻ sơ sinh có các triệu chứng của viêm kết mạc cần được đưa đi khám ngay.
Chẩn đoán bệnh đau mắt đỏ
Bác sĩ thường dựa trên tiền sử của bệnh nhân, các triệu chứng lâm sàng và khám mắt để xác định xem virus, vi khuẩn hoặc chất gây dị ứng có gây ra đau mắt đỏ hay không.Triệu chứng thường gặp của viêm kết mạc bao gồm mắt đỏ và sưng hoặc kèm theo các triệu chứng khác giúp bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây viêm kết mạc.
Đôi khi việc xác định nguyên nhân gặp khó khăn vì một số triệu chứng có thể giống nhau ở tất cả nguyên nhân. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm để xác định bạn bị nhiễm trùng do nguyên nhân gì và lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất.
Viêm kết mạc do dị vật rơi vào mắt
Các bệnh viện điều trị bệnh đau mắt đỏ uy tín
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Mắt TP.HCM, Bệnh viện Quốc tế City,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Mắt Trung ương, Bệnh viện Mắt Sài Gòn – Hà Nội,…
- Cách chăm sóc, bảo vệ mắt cho dân văn phòng
- Tuyệt chiêu giữ mắt luôn khỏe khi sử dụng máy vi tính hằng ngày
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân gây đau mắt đỏ và cách phòng ngừa. Mặc dù bệnh thường có diễn tiến nhẹ và tự khỏi, tuy nhiên bạn không nên chủ quan để tránh những trường hợp chuyển nặng gây hậu quả không đáng có. Bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Hãy chia sẻ nếu thấy bài viết hay và hữu ích!
Nguồn: Medscape; CDC; WHO; PubMed; Mayo Clinic; HealthLine; NHS; WebMD; The Free Dictionary
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 3 nguyên nhân đau mắt đỏ thường gặp và cách phòng ngừa tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.