Bạn đang xem bài viết 3 nguyên nhân chảy máu cam thường gặp và cách phòng ngừa tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Chảy máu cam là tình trạng xuất huyết trong mũi hầu như ai cũng đã từng gặp ít nhất một lần trong đời. Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu về các nguyên nhân gây chảy máu cam và cách phòng ngừa qua bài viết dưới đây nhé!
- Chảy máu mũi trước thường gặp và phổ biến hơn ở trẻ em, thường có thể được điều trị tại nhà.
- Chảy máu mũi sau xảy ra sâu bên trong mũi, nghiêm trọng hơn và thường xuất hiện ở người lớn hơn.
Khô mũi
Thời tiết hoặc không khí khô hanh, độ ẩm thấp khiến cho niêm mạc mũi mẫn cảm, khô dịch mũi khiến mũi dễ bị nứt nẻ và gây chảy máu. Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc các loại xịt giữ ẩm cho mũi có thể khắc phục được tình trạng khô mũi.
Chấn thương mũi
Chảy máu cam xảy ra nếu có sự tổn thương các mao mạch bên trong mũi. Đây là nguyên nhân thường gặp ở trẻ em, vì tò mò với mọi thứ xung quanh nên trẻ thường đưa mọi thứ vào miệng hay mũi có thể gây tổn thương cho lớp niêm mạc mũi rất mỏng.
Vậy nên, bạn cần hết sức cẩn thận với các dị vật như đồ chơi nhỏ, đá cuội, thức ăn, dụng cụ ăn uống,… đặc biệt khi trong gia đình có trẻ em.
Các bệnh tiềm ẩn
Khả năng đông máu là quá trình cần thiết để ngăn ngừa hoặc làm ngừng chảy máu cam. Do đó, giảm khả năng đông máu do một số bệnh lý gây ra như bệnh về gan, bệnh về thận,… hoặc tình trạng nghiện rượu có thể làm tăng nguy cơ chảy máu mũi.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), các tình trạng tim mạch như tăng huyết áp (huyết áp cao) và suy tim sung huyết cũng có thể gây chảy máu cam, cũng như tăng huyết áp đột ngột, nhanh chóng kèm theo đau đầu dữ dội, khó thở và lo lắng.
Ngoài ra, tình trạng viêm xoang (cấp và mạn tính), cảm lạnh, dị ứng và xì mũi thường xuyên cũng có thể gây kích ứng niêm mạc mũi, dẫn đến chảy máu mũi.
Các nguyên nhân hiếm gặp khác
- Sử dụng rượu.
- Bệnh Telangiectasia xuất huyết di truyền.
- Giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP).
- Bệnh bạch cầu.
- Các khối u ở mũi và cạnh mũi.
- Polyp mũi.
- Phẫu thuật mũi.
Cách phòng ngừa chảy máu cam.
- Giữ ẩm bên trong mũi bằng cách dùng tăm bông thoa nhẹ một lớp mỏng thuốc mỡ vào lỗ mũi 3 lần một ngày.
- Dùng nước muối sinh lý xịt hoặc nhỏ vào mũi, giúp giữ ẩm bên trong mũi.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm để cải thiện không khí khô hanh trong nhà, giúp mũi của bạn không bị khô.
- Bỏ thuốc lá vì hút thuốc có thể gây kích ứng bên trong mũi và làm khô mũi.
- Hạn chế việc ngoáy mũi hoặc chà xát nó quá mạnh và hãy cắt ngắn móng tay của trẻ để ngăn trẻ tự gây thương tích cho mặt và mũi của chúng.
- Không sử dụng thuốc cảm và dị ứng quá thường xuyên vì chúng có thể khiến mũi của bạn bị khô.
- Trong trường hợp một số loại thuốc có thể gây chảy máu cam hoặc khiến tình trạng chảy máu tồi tệ hơn, hãy liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn và theo dõi trong quá trình sử dụng thuốc.
Khi nào gặp bác sĩ?
Hầu hết tình trạng chảy máu cam không nghiêm trọng và sẽ tự ngừng nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, bạn nên đến gặp bác sĩ nếu chảy máu cam trong những trường hợp sau:
- Chảy máu mũi sau chấn thương, ví dụ như: tai nạn xe, té ngã, va đập,…
- Lượng máu chảy ra với số lượng nhiều (>200ml).
- Cản trở đường thở.
- Chảy máu mũi kéo dài hơn 30 phút và không thể cầm máu.
- Xảy ra ở trẻ em dưới 2 tuổi.
Ngoài ra, bạn nên đến các trung tâm y tế gần nhất nếu bạn thường xuyên bị chảy máu cam để có thể xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa chảy máu cam. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích bạn nhé!
Nguồn: My.clevelandclinic, Everydayhealth, Webmd, Mayoclinic
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 3 nguyên nhân chảy máu cam thường gặp và cách phòng ngừa tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.