Bạn đang xem bài viết 3 cách trồng cây trầu bà lá xẻ cực nhanh ngay tại nhà tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trầu bà lá xẻ, còn được gọi là cây Monstera, là một loại cây được sử dụng để trang trí, xanh hóa không gian sống. Ngoài các yếu tố về tính thẩm mỹ và phong thủy, trầu bà lá xẻ còn được yêu thích bởi là loài cây rất dễ trồng. Sau đây, Pgdphurieng.edu.vn sẽ giới thiệu với các bạn 3 cách trồng trầu bà lá xẻ ngay tại nhà cực nhanh và đơn giản. Cùng theo dõi nhé!
Cách trồng cây Monstera từ hạt giống
Cách trồng
Điều đầu tiên cần phải chú ý với phương pháp này là bạn cần phải tìm được hạt giống chất lượng. Bạn nên chọn mua hạt giống ở những nơi đáng tin cậy, nguồn gốc rõ ràng. Sau khi có hạt giống, bạn bắt đầu gieo trồng theo các bước sau:
- Đặt hạt giống vào sâu trong hỗn hợp đất dinh dưỡng. Bạn nên đặt hạt giống cách bề mặt đất tầm ⅓ inch (khoảng 8,5mm).
- Dùng đất dinh dưỡng để lấp nhẹ lên trên hạt giống.
- Thường xuyên cung cấp nước với mức độ vừa phải để giữ cho đất có độ ẩm ổn định.
- Đảm bảo đất trồng có nhiệt độ từ 20 đến 23 độ C trong thời gian 2 đến 8 tuần để hạt nảy mầm.
- Khi cây con phát triển hơn, có độ chắc chắn vừa phải, bạn tách những cây con ra những chậu khác nhau để cây có điều kiện phát triển tốt hơn.
Ưu và nhược điểm
Ưu điểm: Phương pháp trồng cây Monstera từ hạt giống là phương pháp ít tốn công và đơn giản nhất. Cách làm này không đòi hỏi kỹ thuật quá cao, phù hợp với những bạn lần đầu trồng cây Monstera.
Nhược điểm: Mật độ gieo trồng và độ sâu gieo hạt là 2 vấn đề cần được chú trọng và cũng là 2 nhược điểm của phương pháp này, khi làm sai sẽ gây ảnh hưởng chất lượng và số lượng cây con. Ngoài ra, phương pháp này còn dễ bị thất thoát do các loại côn trùng gây hại.
Cách trồng cây Monstera bằng cách tách cây con
Cách trồng
Phương pháp tách cây con, hay còn gọi là cutting, là phương pháp cắt lấy phần cây con đã mọc rễ để trồng thành cây mới. Cây con dùng để trồng phải mọc ít nhất 2 đến 3 rễ, chiều dài 3 đến 4cm. Cách trồng cây Monstera bằng phương pháp tách cây con như sau:
- Dùng dao cắt dưới rễ cây 1 đến 1,5cm.
- Thoa hỗn hợp Vaseline và Ridomil lên nơi bị cắt.
- Làm giá thể cho cây Monstera bằng cách trộn bột xơ dừa, tro sống và tro trấu với nhau. Tỉ lệ trộn là 6:3:1, theo đúng thứ tự như trên.
- Trồng cây con vào giá thể. Phải đảm bảo cây đứng thẳng.
- Lấp đất lên đến cổ rễ trên cùng, ém chặt vừa phải.
- Đặt cây ở nơi thoáng mát (độ che phủ từ 50 đến 60%), để dàn kê trên không.
- Trong 3 tháng đầu, đúng hạn bón phân Dynamic cho cây. Bạn cũng có thể thay thế bằng cách ngâm bánh dầu, pha loãng rồi dùng nó để tưới cây.
- Đến tháng thứ 4, bón cho mỗi cây 50 đến 70g phân NPK 20-20-15. Dùng Chitosan nồng độ 0.2 để phòng ngừa sâu hại và kích thích cây nhanh phát triển hơn.
Ưu và nhược điểm
Ưu điểm: Ưu điểm lớn nhất của cách tách cây con là tỷ lệ thành công cao. Ngoài ra, phương pháp này cũng ít tốn cây giống hơn, bạn cũng dễ khống chế mật độ, khoảng cách và độ sâu trồng cây.
Nhược điểm: Phương pháp tách cây con đòi hỏi người thực hiện có kỹ thuật trồng trọt cao, chấp nhận bỏ ra nhiều công sức và thời gian để trồng cây.
Cách trồng cây Monstera bằng phương pháp ghép cành
Cách trồng
Nếu bạn không có hạt giống cũng không có cây con đã mọc rễ, bạn có thể sử dụng phương pháp ghép cảnh để trồng loài cây này. Các bước thực hiện như sau:
- Chọn một nhánh cây trầu bà lá xẻ đã trưởng thành, cắt phân nửa nhánh cây ấy, góc cắt khoảng 45 độ. Nếu vết cắt quả sâu bạn có thể buộc vào giá đỡ để cây đứng vững.
- Dùng một mảnh nhựa nhỏ len vào nơi bị cắt.
- Dùng rêu ẩm đắp lên xung quanh vết cắt rồi lấy bọc nhựa và dây cố định thật chặt để rêu bám chắc vào nơi đó.
- Đợi trong 2 tuần để rễ mọc lên chỗ thân cây bị cắt.
- Khi rễ đã đủ mạnh, đủ dài, bạn cắt phần thân cây đi (khoảng 2,5cm từ vị trí đặt không khí).
- Tháo bọc nhựa ra, đặt nhánh cây đã ra rễ vào một chậu đất để trồng. Bạn phải đảm bảo tưới nước hợp lý và chậu dùng để trồng có thể thoát nước hiệu quả
Ưu và nhược điểm
Ưu điểm: Những cây Monstera được trồng bằng phương pháp này có khả năng sinh trưởng tốt hơn, phát triển nhanh chóng, khả năng thích nghi cao và giữ nguyên những đặc tính của cây mẹ.
Nhược điểm: Bạn chỉ nên áp dụng phương pháp này một vài lần, vì chất lượng của cây sẽ bị thoái hóa qua nhiều thế hệ. Hơn nữa, cây không hề có rễ cọc nên khá yếu, dễ bị đứt, gãy.
Bên trên là 3 cách khác nhau để trồng cây trầu bà lá xẻ. Mỗi cách đều có ưu và nhược điểm riêng biệt. Pgdphurieng.edu.vn mong rằng, thông qua bài viết này, bạn sẽ tìm ra được cách thích hợp để trồng một cây Monstera cho riêng mình. Chúc các bạn thành công.
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 3 cách trồng cây trầu bà lá xẻ cực nhanh ngay tại nhà tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.