200 câu hỏi Lịch sử 12 ôn thi THPT Quốc gia 2023 cấp tốc bao gồm 200 câu hỏi có đáp án kèm theo cho các bạn có thêm nhiều tài liệu học tập hữu ích trong quá trình ôn luyện trong kì thi THPT Quốc Gia sắp tới.
Trắc nghiệm Lịch sử 12 ôn thi cấp tốc được biên soạn với các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao. Qua đó giúp học sinh tự tin hệ thống lại kiến thức của chương trình sách giáo khoa hiện hành. Bên cạnh đó các em xem thêm: câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Việt Nam từ 1930 – 1945, sơ đồ tư duy Lịch sử 12.
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954
Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 12 ôn thi THPT quốc gia 2018
400 câu trắc nghiệm Lịch sử thế giới giai đoạn 1945 – 2000 (Có đáp án)
Mách bạn bí kíp làm bài thi trắc nghiệm Lịch sử đạt điểm cao
200 câu trắc nghiệm Lịch Sử ôn thi THPT Quốc Gia 2023
Câu 1: Mọi quyết định của Hội đồng Bảo an phải được sự nhất trí của năm nước Ủy viên thường trực. Đó là những nước nào?
A. Liên Xô (Nga)- Nhật Bản- Trung Quốc- Anh- Mĩ
B. Đức- Italia- Nhật Bản- Mĩ- Anh
C. Liên Xô- Mĩ- Anh- Pháp- Trung Quốc
D. Pháp- Anh- Liên Xô- Đức- Mĩ
Câu 2: Thỏa thuận của Hội nghị Pốtxđam, nước Đức tạm thời bị chia cắt làm mấy khu vực?
A. 2 khu vực
B. 3 khu vực
C. 4 khu vực
D. 5 khu vực
Câu 3: Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã đạt được thành tựu cơ bản gì để thể hiện sự canh tranh với Mĩ và Tây Âu
A. Thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự, kinh tế
B. Thế cân bằng về sức mạnh hạt nhân
C. Thế cân bằng về chinh phục vũ trụ
D. Thế cân bằng về sức mạnh kinh tế
Câu 4: Chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ những năm 80 của thế kỉ XX là?
A. Thực hiện đường lối đối ngoại bất lợi cho Cách mạng Trung QuốcB. gây chiến tranh xâm
lược biên giới phía Bắc Việt Nam
C. Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhiều nước trên thế giới
D. Bắt tay với Mĩ chống lại Liên Xô
Câu 5: Đường lối của cách mạng Campuchia giai đoạn 1954- 1975 là:
A. Chống Pháp
B. Chống Mĩ
C. Chống lực lượng Khơ-me Đỏ
D. Hòa bình Trung lập
Câu 6: Ý nào không phản ánh đúng những thách thức lớn kể từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN?
A. Nền kinh tế có sự chuyển biến tích cực, địa vị quốc tế không ngừng nâng cao
B. Lệ thuộc vào vốn đầu tư và chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế từ bên ngoài
C. Nền kinh tế bị cạnh tranh khốc liệt, bản sắc văn hóa dân tộc có nguy cơ bị xói mòn
D. Lợi dụng đất nước hội nhập, kẻ thù tìm cách thực hiện ‘ diễn biến hòa bình’
Câu 7: Nhật Bản đã lợi dụng yếu tố bên ngoài nào để phát triển kinh tế trong giai đoạn 1952- 1973 ?
A. Chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh Việt Nam
B. Nguồn viện trợ của Mĩ
C. Nguồn viện trợ của Mĩ, và các cuộc Chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh Việt Nam
D. Phát minh, sáng chế mua từ các nước tư bản Đông minh
Câu 8: Cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai có thể gọi là cuộc cách mạng khoa học công nghệ vì:
A. Cuộc cách mạng diễn ra chủ yếu về công nghệ
B. Cuộc cách mạng bắt đầu từ sự ra đời của máy tính điện tử
C. Tìm ra được những nguồn năng lượng mới và công nghệ sinh học
D. Cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học kĩ thuật
Câu 9: Từ năm 1928, Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên bắt đầu thực hiện chủ trương:
A. Đưa hội viên về nước hoạt động cách mạng
B. Thi đua yêu nứơc
C. vô sản hóa
D. tuyên truyền lí luận chủ nghĩa Mác- Lênin
Câu 10: Sự kiện nào đánh dấu sự chuyển dần từ tự phát sang tự giác của phong trào công nhân Việt Nam trong giai đoạn 1919-1930:
A. Thành lập Công hội ở Sài Gòn – Chợ Lớn (1920)
B. Bãi công của công nhân đóng tàu ở xưởng máy Ba Son (1925)
C. Phong trào ‘chấn hưng nội hóa’, ‘bài trừ ngoại hóa’
D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930)
Câu 11: Lực lượng tham gia đấu tranh vào cuộc vận động dân chủ 1936-1939 chủ yếu là:
A. công nhân, nông dân, binh lính
B. tư sản dân tộc, tiểu tư sản, đại địa chủ
C. các lực lượng yêu nước, dân chủ tiến bộ, không phân biệt thành phần giai cấp
D. nông dân và trung- tiểu địa chủ
Câu 12: Cho các dữ liệu sau: 1. Nhật đầu hàng đồng minh không điều kiện; 2. Quân Nhật tiến vào miền Bắc Việt Nam; 3. Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương
Trật tự đúng của các sự kiện trên theo thời gian là:
A. 2,3,1
B. 1,2,3
C. 3,2,1
D. 1,2,3
Câu 13: Cơ quan giải quyết nạn dốt ở nước ta sau Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam có tên gọi là gì
A. Nha học chính
B. Ty học vụ
C. Nha Bình dân học vụ
D. Ty bình dân học vụ
Câu 14: Đặc điểm không phải của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1951-1953 là:
A. Lực kháng chiến của ta trưởng thành về mọi mặt
B. Quân ta giành được nhiều thắng lợi to lớn và toàn diện
C. Tiếp tục quyền làm chủ trên chiến trường
D. Đẩy mạnh các hoạt động chính trị và ngoại giao
Câu 15: Nhiệm vụ trọng tâm của miền Bắc trong những năm 1958-1960 là gì?
A. cải cách ruộng đất
B. Khôi phục kinh tế
C. cải tạo quan hệ sản xuất
D. Thực hiện Kế hoạch 5 năm đầu tiên
Câu 16: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 đã chọn chiến dịch nào làm hướng tiến công mở đầu:
A. Tây Nguyên
B. Huế- Đà Nẵng
C. Hồ Chí Minh
D. Plây-ku
Câu 17: Khởi nghĩa Yên Bái thất bại là do yếu tố khách quan nào?
A. Giai cấp tư sản thỏa hiệp với thực dân Pháp
B. Tổ chức Việt Nam Quốc Dân Đảng còn non yếu
C. Khởi ngĩa nổ ra hoàn toàn bị động
D. Thực dân Pháp còn mạnh
Câu 18: Nội dung chính yếu của bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945 là gì ?
A. tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa
B. khẳng điịnh sự sụp đổ của thực dân phong kiến
C. khẳng định quyền được hưởng tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam
D. nêu rõ quyết tâm giữ vững nền độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam
Câu 19: Chỗ dựa của ‘ Chiến tranh đặc biệt’ của Mĩ ở miền Nam là
A. Hệ thống cố vấn Mĩ
B. Lực lượng quân đội tay sai
C. Ấp chiến lược
D. Ấp chiến lược và quân đội tay sai
Câu 20: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là sự kết hợp khởi nghĩa ở
A. miền núi và đồng bằng
B. thành thị và nông thôn
C. thành thị và trung du
D. nông thôn và cao nguyên
Câu 21: Chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp là
A. Chiến dịch Việt Bắc Thu- Đông năm 1947
B. Chiến dịch Biên giới Thu- Đông năm 1950
C. Chiến dịch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ (1950-1951)
D. Chiến dịch Hòa Bình đông-xuân (19951-1952)
Câu 22: Chiến thắng nào của quân dân ta ở miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ trực tiếp đã buộc Mĩ phải tuyên bố ‘ Mĩ hóa’ trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam?
A. Hiệp định Pari
B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968
C. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972
D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975
Câu 23: Ý nào không phán ánh đúng về cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta là một sự kiện có tầm vóc quốc tế và tính thời đại sâu sắc
A. Diễn ra trong bối cảnh mâu thuẫn Đông-Tây và cuộc Chiến tranh lạnh
B. Là cuộc đụng đầu lịch sử giữa một bên là Mĩ xâm lược và một bên là nhân dân Việt Nam chống xâm lược
C. Đế quốc Mĩ tập trung mức cao nhất cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam
D. Các nước bị chia cắt như Đức, Triều Tiên, Trung Quốc,… chủ trương dùng đấu tranh cách mạng để thống nhất đất nước
Câu 24: Thành tự đầu tiên trong bước đầu thực hiện đường lối đổi mới là
A. giải quyết được việc làm cho người lao động
B. giải quyết nạn thiếu ăn triền miên
C. kim ngạch xuất khẩu tăng 5 lần
D. xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới
Câu 25: Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản trong năm 1929 là
A. hoàn toàn có lợi cho cách mạng Việt Nsm
B. làm cho cách mạng Việt Nam bị suy yếu
C. sự kiện đánh dấu thắng lợi của khuynh hướng dân chủ tư sản
D. một xu thế khách quan của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam
Câu 26: ĐCSVN ra đời (đầu năm 1930) là sự chuẩn bị đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam vì:
A. với đường lối đúng đắn của Đảng đã đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác
B. đã chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo
C. đáp ứng căn bản nguyện vọng độc lập của dân tộc Việt Nam
D. lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám
Câu 27: So với ‘Cương lĩnh chính trị đầu tiên’ thì ‘Luận cương chính trị’ (10/1930) có điểm hạn chế gì?
A. mang tính chất ‘ hữu khuynh’, giáo điều
B. nặng về đấu tranh giai cấp, coi công-nông mới là động lực cách mạng
C. chưa vạch ra đường lối cụ thể cho cách mạng Việt Nam
D. chưa thấy được vị trí và vai trò của giai cấp công nhân đối với cách mạng Việt Nam
Câu 28: Tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8(5/1941), Nguyễn Ái Quốc chủ trương thành lập mặt trận nào?
A. Mặt trận Liên Việt
B. Mặt trận Đồng Minh
C. Mặt trận Việt Minh
D. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương
Câu 29: Cao ủy Pháp ở Đông Dương giai đoạn 1945-1947 là?
A. Bôlae
B. Đắc-giăng-liơ
C. Đờlát đơ Tátxinhi
D. Nava
Câu 30: Đêm ngày 19/12/1946 ở Hà Nội đã diễn ra sự kiện gì?
A. Hội nghị bất thường của BTV TW ĐCS Đông Dương mở cuộc họp và quyết định phát động cả nước kháng chiến
B. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp nổ ra
C. Trung đoàn Thủ đô được thành lập
D. BTV TW Đảng ra chỉ thị ‘ Toàn dân kháng chiến’
Câu 31: Sự kiện nào dưới đây không phải là sự kiện tiêu biểu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược là:
A.Trung đoàn thủ đô sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, rút về căn cứ an toàn
B.Chiến dịch Biên giới mở đầu bằng trận đánh vào vị trí Đông Khê
C.sau hơn 2 tháng tiến công, đại bộ phận quân Pháp rút khỏi Việt Bắc
D.Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của ĐCS Đông Dương(2/1951)
Câu 32: Một trong những bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1945-1954) là:
A.xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng
B.kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang
C.Độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội
D.tư tưởng ‘chiến tranh nhân dân’ của chủ tịch Hồ Chí Minh
Câu 33: Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa của việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước sau khi giải phóng miền Nam?
A.Là cơ sở để hoàn thành thống nhất trên tất cả các lĩnh vực tư tưởng, kinh tế, văn hóa-xã hội
B.Tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội
C.Là cơ sở để hoàn thành công cuộc cách mạng XHCN ở miền Bắc
D.Mở ra khả năng to lớn để bả vệ tổ quốc và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới
Câu 34: Năm 11/7/1995, Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao với nước nào?
A. Mĩ
B. Trung Quốc
C. Nhật Bản
D. Anh
Câu 35: Sự kiện nào đánh dấu nhân dân Việt Nam đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ ‘ đánh cho Mĩ cút’’?
A.Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968
B.Trận ‘ Điện Biên Phủ trên không’(12/1972)
C.Hiệp định Pari (1973)
D.Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975
……………………
Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết 200 câu trắc nghiệm Lịch Sử ôn luyện thi THPT Quốc Gia 2023 Ôn thi THPT Quốc gia 2023 môn Sử của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.