Để có những thông tin cập nhật hàng ngày, hàng giờ trên các trang báo, đài, mạng nhanh nhất và chính xác nhất như hiện nay ta phải nói đến công lao của những người làm báo, những phóng viên yêu nghề và tâm huyết với nghề. Bài viết này chia sẻ một số nhà báo nổi tiếng của Việt Nam.
Nhà báo Nguyễn Minh Hiền
Nhà báo Nguyễn Minh Hiền (Nguyễn Thị Hiền) nguyên phóng viên báo Giải Phóng, nguyên cán bộ Nhà xuất bản Tổng Hợp TP.HCM; nguyên Phó Tổng biên tập báo Phụ Nữ TP.HCM; nguyên Tổng biên tập Bản tin Công Thương và báo Doanh Nhân Sài Gòn; nguyên Chủ biên Văn hóa – Lối sống báo Sài Gòn Tiếp Thị (bộ cũ); nguyên Giám đốc Quỹ phát triển giáo dục EDF; thành viên Hội đồng biên tập tạp chí Người Đô Thị; Giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông V.U.I…
Chị đã được nhận huân chương Quyết thắng hạng Nhất của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, huân chương Chống Mỹ cứu nước hạng Nhì do Chủ tịch nước tặng.
Nhà báo Nguyễn Minh Hiền
Hữu Thọ
Hữu Thọ (sinh ngày 8 tháng 1 năm 1932, mất ngày 13 tháng 8 năm 2015). Tên khai sinh là Nguyễn Hữu Thọ, bút danh Hữu Thọ, Nhân Nghĩa, Nhân Chính là nhà báo, chính khách Việt Nam. Bạn đồng nghiệp thường gọi ông là NGƯỜI HAY CÃI (từ tên cuốn sách tiểu phẩm đầu tiên của ông xuất bản 1991, đồng thời như tính cách ngoài đời và phong cách báo chí của ông).
Nhà báo lão thành Hữu Thọ – nguyên Tổng biên tập Báo Nhân Dân, nguyên Ủy viên Trung ương Ðảng, nguyên Trưởng ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương (1995-2001)…
Ông từng viết nhiều bài tâm huyết cho Báo Sức khỏe&Đời sống, là cộng tác viên đặc biệt của Báo. Ông cũng là người gắn bó với cuộc thi Sự hy sinh thầm lặng ngay từ ngày đầu tiên cách đây hơn 7 năm cho đến phút cuối cùng của cuộc đời vào tháng 8 năm 2015 với vị trí Chủ tịch Hội đồng giám khảo.
Hữu Thọ
Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân
Huỳnh Dũng Nhân (sinh ngày mùng 3 tháng 3 năm 1955) là Nhà báo nổi tiếng của Việt Nam chuyên về thể loại Phóng sự. Những tác phẩm báo chí của ông làm say mê bạn đọc bởi những trăn trở về xã hội, thân phận con người qua ngòi bút giàu chất trữ tình, hóm hỉnh mà sâu sắc
Sau khi tốt nghiệp Khoa Báo chí trường Tuyên huấn Trung ương Hà Nội, Huỳnh Dũng Nhân đầu quân về Báo Tuổi trẻ. Báo Tuổi trẻ được coi là bệ phóng trong sự nghiệp báo chí của ông, nhưng Báo Lao động mới là cơ quan ông làm việc lâu nhất và là nơi giúp ông thăng hoa với những loạt phóng sự mang lại thương hiệu. Phóng sự đầu tiên gây tiếng vang là phóng sự “Hai giờ dưới lòng đất” khi ông đi thực tế ở mỏ than Mông Dương (Quảng Ninh). Từ đó, phóng sự xã hội trở thành “thương hiệu” của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân, được nhiều người biết đến và đón đọc như các phóng sự: Con đường bia bọt, Tôi đi bán tôi… cùng loạt phóng sự sau hai lần đi xuyên Việt.
Thành công trong lĩnh vực báo chí, Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân được đề bạt giữ nhiều chức vụ: Uỷ viên Ban chấp hành – Phó ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam; Phó chủ tịch Hội Nhà báo TP Hồ Chí Minh; Tổng Biên tập Tạp chí Nghề Báo; Đại biểu Hội đồng Nhân dân TP Hồ Chí Minh khoá 6 (1999-2004); Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn TP HCM; Trưởng ban Kiểm tra Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh khoá VI (2010-2015). Giảng viên thỉnh giảng môn Phóng sự của Khoa Báo chí – Truyền thông Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn TP. HCM. Ngoài ra, ông còn viết văn, làm thơ và đã xuất bản những tác phẩm gây ấn tượng. Mới đây, ông ra mắt cuốn sách dày 300 trang “Chúng tôi – một thời mũ rơm, mũ cối” (NXB Tổng hợp TP HCM).
Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân
Nhà báo Trần Mai Hưởng
Nhiều người biết tới Nhà báo Trần Mai Hưởng, nguyên Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam không chỉ qua những bài viết, bức ảnh nổi tiếng mà ông còn là phóng viên chiến trường, vào sinh ra tử ở những thời khắc lịch sử cùng cả dân tộc làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975.
Nhà báo Trần Mai Hưởng được nhiều thế hệ, phóng viên chiến trường hay đồng nghiệp ngày nay nhắc tới với hai chữ “tâm-tài” trong cuộc đời, sự nghiệp. Ông mang trong mình bầu nhiệt huyết của nghề báo và luôn có ý thức chính trị sâu sắc. Vì vậy, ở mỗi giai đoạn chiến tranh hay trong thời bình xây dựng đất nước, ông đều đóng góp nhiều công sức, trí tuệ và như là nhân chứng sống, với nhiều tư liệu, hình ảnh quý báu được lưu trữ theo năm tháng.
Nhà báo Trần Mai Hưởng
Nhà báo Giản Thanh Sơn
Nhà báo, nhiếp ảnh gia Giản Thanh Sơn quê ở xã Phước Vĩnh Đông, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Ông “bén duyên” với nghề báo vào cuối năm 1975, khi công tác tại Đài Truyền thanh huyện Cần Giuộc. Sau đó, ông làm phóng viên tại Báo Long An. Hiện là hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, hội viên Hội Luật gia Việt Nam, phóng viên chuyên trách thuộc Văn phòng Chủ tịch nước, Giản Thanh Sơn vinh dự được tham gia nhiều sự kiện quốc tế.
Với các bút danh: Giản Thanh Sơn, Phong Sơn, Việt Phong, Lam Sơn, ông có nhiều bài đăng tải, tường thuật, bình luận, hình ảnh về các sự kiện chính trị, ngoại giao; có nhiều cuộc triển lãm các bộ tác phẩm tiêu biểu được dư luận công chúng đánh giá cao: Chân dung chính khách (năm 2003), Việt Nam nhìn từ không trung (2007), Biến đổi khí hậu ở Việt Nam và thế giới (2009), Ký ức cầu Long Biên (2010), Nhà thờ Đức Bà,…Năm 2011, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam – Phạm Gia Khiêm nhận xét về tập 1 “Dấu ấn hội nhập” của Giản Thanh Sơn: “Nhà báo – người nghệ sĩ tài hoa… góp phần nêu bật thành tựu trên lĩnh vực ngoại giao của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và phát triển”.
Hơn 40 năm cầm máy, cầm bút, tác nghiệp báo chí tại hơn 80 quốc gia, với 4 lần xác lập kỷ lục quốc gia về nhiếp ảnh – báo chí, Giản Thanh Sơn khẳng định được vị trí, phong cách, một tâm hồn rộng mở và tài năng trong làng nhiếp ảnh chính luận của Việt Nam. Ông góp phần nâng tầm vị thế của báo ảnh chính luận trong nước và giới thiệu giá trị Việt ra bạn bè thế giới,..
Nhà báo Giản Thanh Sơn
Tạ Bích Loan
Tạ Bích Loan (sinh năm 1968) là một nhà báo, người dẫn chương trình (MC), biên tập viên của Đài truyền hình Việt Nam. Bà là người tham gia biên tập và dẫn các chương trình Bảy sắc cầu vồng, Đường lên đỉnh Olympia, Người đương thời và Khởi nghiệp đã và đang phát trên sóng VTV3. Ngày 01-07- 2017, Tạ Bích Loan chính thức kế nhiệm Lại Văn Sâm, trở thành Trưởng Ban Sản xuất các chương trình giải trí (VTV3) – Đài Truyền hình Việt Nam. Nhà báo Tạ Bích Loan được tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn là một trong 50 phụ nữ có ảnh hưởng tại Việt Nam.
Hiện nay, Tạ Bích Loan đang giữ chức Trưởng ban Sản xuất các chuơng trình Giải trí VTV3, Đài Truyền hình Việt Nam.
Tạ Bích Loan
Nhà báo Lại Văn Sâm
Lại Văn Sâm (sinh năm 1957) là một nghệ sĩ nhân dân, nhà báo, người dẫn chương trình truyền hình, biên tập viên của Đài Truyền hình Việt Nam. Ông là một trong những người đầu tiên đề xuất đưa các trò chơi truyền hình lên kênh VTV3.
Lại Văn Sâm sinh ra tại thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. Ông du học ở Liên Xô trong 12 năm với tấm bằng nghiên cứu tiếng Hindi chứ không phải chuyên ngành báo chí. Người ta biết nhiều về ông qua vai trò là người dẫn chương trình cho các trò chơi truyền hình của VTV3 như: SV 96, SV 2000, Trò chơi thi đấu liên tỉnh, Đấu trí, Đấu trường 100, Chiếc nón kỳ diệu, Hãy chọn giá đúng, Chúng tôi là chiến sĩ, Ai là triệu phú,… và hiện tại là chương trình Không giới hạn – Sasuke Việt Nam, Ký ức vui vẻ,…
Ngày 5 tháng 10 năm 2008, Lại Văn Sâm được nhận giải thưởng “Người dẫn chương trình gameshow được yêu thích nhất” của Đài Truyền hình Việt Nam, kết quả của cuộc bầu chọn do Tạp chí Truyền hình tổ chức. Năm 2017, Lại Văn Sâm được nhận Huân chương Lao động hạng nhất
Nhà báo Lại Văn Sâm
Vũ Bằng
Vũ Bằng sinh năm 1913 mất năm 1984 là nhà văn nổi tiếng và nhà báo lỗi lạc của dân tộc Việt Nam. Ông có tên thật là Vũ Đăng Bằng với nhiều sở trường nổi trội như truyện ngắn, bút kí,… Ông chính là tác giả của tờ báo Tiểu thuyết thứ bảy. Bằng ngòi bút điêu luyện của mình ông đã cho ra đời nhiều tác phẩm văn học còn lưu truyền tới ngày nay như Miếng ngon Hà Nội, Thương nhớ mười hai,…
Vũ Bằng
Vũ Trọng Phụng
Vũ Trọng Phụng sinh năm 1912 mất năm 1939 là nhà văn, đồng thời cũng là nhà báo nổi tiếng của lịch sử nhân loại. Thời để gắn bó với cây bút không nhiều nhưng ông cũng đã cho ra đời hàng loạt viên ngọc quý làm sáng danh lịch sử báo chí và văn học nước nhà.
Vũ Trọng Phụng
Ngô Tất Tố
Ngô Tất Tố sinh năm 1894 mất năm 1954 là nhà văn nổi tiếng với tác phẩm Tắt đèn. Bên cạnh đó, ông còn là nhà báo lỗi lạc với hàng nghìn bài viết chủ yếu là hai thể loại tiểu phẩm và phóng sự. Những tác phẩm của ông đã trở thành những viên ngọc sáng giá trong kho tàng di sản tài liệu quý của dân tộc.
Ngô Tất Tố
Nguyễn Văn Vĩnh
Nguyễn Văn Vĩnh sinh năm 1882 mất năm 1936 là một nhà báo lỗi lạc của dân tộc. Bên cạnh đó, ông còn là nhà văn, nhà tâm lí, nhà chính trị của dân tộc những năm đầu thế kỉ XX. Những tờ báo của ông chủ yếu là chữ quốc ngữ để người dân có thể dần tiếp cận và thông thạo hơn. Ông còn là người có công lớn trong việc phổ cập chữ quốc ngữ ở Việt Nam và là cha đẻ của văn học dịch và báo chí nước nhà.
Nguyễn Văn Vĩnh
Lương Khắc Ninh
Lương Khắc Ninh sinh năm 1862 mất năm 1943 là người nổi tiếng với nhiều lĩnh vực văn hóa khu vực Sài Gòn. Với tư cách là một nhà báo, ông là tác giả của tờ báo kinh tế quốc ngữ đầu tiên mang tên “Nông cổ mín đàm” xuất bản năm 1901. Bên cạnh đó, ông cũng có nhiều bài viết ủng hộ phong trào yêu nước của dân tộc.
Lương Khắc Ninh
Hoàng Tích Chu
Hoàng Tích Chu sinh năm 1897 mất năm 1933. Ông là nhà báo có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng dân tộc và là người có công lớn trong việc đổi mới nền báo chí nước nhà. Cũng chính lí do những bài báo của ông khuấy động lòng yêu nước trong những người dân và đả kích chính quyền thực dân khiến báo bị đóng cửa vào năm 1932. Tuy gắn bó với nghề báo trong thời gian không dài nhưng ông đã để lại một dấu ấn sâu đậm trong lịch sử nghề báo nước nhà.
Hoàng Tích Chu
Huỳnh Thúc Kháng
Huỳnh Thúc Kháng sinh năm 1876 mất năm 1947 là một nhà báo lừng danh của lịch sử Việt Nam. Đồng thời, ông còn là một nhà cách mạng yêu nước của dân tộc. Ông chính là tác giả của tờ báo Tiếng Dân xuất bản năm 1927 với mục đích công khai đấu tranh ngôn luận với kẻ cướp nước. Mỗi bài viết của ông đều thể hiện hào khí sục sôi và khí phách của người anh hùng cách mạng Việt Nam những năm đấu tranh.
Huỳnh Thúc Kháng
Sương Nguyệt Anh
Sương Nguyệt Anh sinh năm 1864 mất năm 1921 là nhà thơ và nhà báo nữ đầu tiên của Việt Nam. Bà có tên thật là Nguyễn Thị Khuê với tờ báo đầu tiên viết về phụ nữ mang tên “tiếng chuông nữ giới”, xuất bản tại Sài Gòn và được ra mắt độc giả vào đầu năm 1918.
Sương Nguyệt Anh
Trương Vĩnh Ký
Nhà báo – nhà bác học Trương Vĩnh Ký sinh năm 1837 mất năm 1898 được coi là ông tổ – người sáng lập ra nghề báo. Ông là tác giả của tờ Gia Định báo được xuất bản vào khoảng giữa năm 1865 và là người mở đầu cho báo chí quốc ngữ. Gia Định báo là tờ báo chữ quốc ngữ đầu tiên trong lịch sử về báo chí của Việt Nam.
Trương Vĩnh Ký
Trên đây là một số nhà báo tiêu biểu của báo chí nước nhà. Hi vọng bài viết sẽ giúp độc giả có nhiều thông tin hữu ích.
Đăng bởi: Bỉnh Khiêm Nguyễn
Từ khoá: 16 nhà báo nổi tiếng của Việt Nam
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết 16 nhà báo nổi tiếng của Việt Nam của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.