TOP 15 Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Văn, có đáp án kèm theo, giúp các em học sinh ôn tập, nắm vững cấu trúc đề thi để chuẩn bị thi THPT Quốc gia 2024 thật tốt.
Bộ đề ôn thi THPT Quốc gia môn Văn được biên soạn bám sát với cấu trúc đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT, giúp các em chủ động ôn tập, nâng cao kiến thức để đạt kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia 2024 sắp tới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm mở bài môn Ngữ văn 12, Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn.
Đề tham khảo môn Văn THPT Quốc gia – Đề 1
PHẦN 1 – ĐỌC HIỂU
“Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. Muốn có bản lĩnh bạn cũng phải kiên trì luyện tập. Chúng ta thường yêu thích những người có bản lĩnh sống. Bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi bạn biết đặt ra mục tiêu và phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà.
Cách thức ở đây cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn phải xác định được hoàn cảnh và môi trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện. Thứ hai bạn phải chuẩn bị cho mình những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực, quyết tâm… Điều thứ ba vô cùng quan trọng chính là khả năng của bạn. Đó là những kỹ năng đã được trau dồi cùng với vốn tri thức, trải nghiệm. Một người mạnh hay yếu quan trọng là tùy thuộc vào yếu tố này.
Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh. Khi xây dựng được bản lĩnh, bạn không chỉ thể hiện được bản thân mình mà còn được nhiều người thừa nhận và yêu mến hơn.”
(Tuoitre.vn – Xây dựng bản lĩnh cá nhân)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2. Theo tác giả, thế nào là người bản lĩnh?
Câu 3. Tại sao tác giả cho rằng “Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh”.
Câu 4. Theo anh/chị, một người có bản lĩnh sống phải là người như thế nào?
PHẦN II – LÀM VĂN
Câu 1. (Nghị luận xã hội)
Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý kiến: Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách.
Câu 2. (Nghị luận văn học)
Về hình tượng sông Hương trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường, có ý kiến cho rằng:
“Sông Hương mang vẻ đẹp đầy nữ tính và rất mực đa tình.”
Bằng hiểu biết về tác phẩm, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
GỢI Ý LÀM BÀI
PHẦN 1 – ĐỌC HIỂU
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
– Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là phương thức nghị luận
Câu 2. Theo tác giả, thế nào là người bản lĩnh?
– Theo tác giả, người có bản lĩnh là người dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt.
Câu 3. Tại sao tác giả cho rằng “Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh”.
– Sở dĩ tác giả cho rằng bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh bởi vì khi một cá nhân có bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm nhưng chỉ nhằm mục đích phục vụ cá nhân mình, không quan tâm đến những người xung quanh, thậm chí làm phương hại đến xã hội thì không ai thừa nhận anh ta là người có bản lĩnh…
Câu 4. Theo anh/chị, cần làm thế nào để rèn luyện bản lĩnh sống?
– Phải trau dồi tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng
– Phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm
– Phải có ý chí, quyết tâm, nghị lực
– Phải có chính kiến riêng trong mọi vấn đề. Người bản lĩnh dám đương đầu với mọi thử thách để đạt điều mong muốn.
PHẦN II – LÀM VĂN
Câu 1. (Nghị luận xã hội)
* Giải thích:
– Bản lĩnh là sự tự khẳng định mình, bày tỏ những quan điểm cá nhân và có chính kiến riêng trong mọi vấn đề. Người bản lĩnh dám đương đầu với mọi thử thách để đạt điều mong muốn.
* Phân tích, chứng minh
– Ý nghĩa của việc sống bản lĩnh
+ Sống bản lĩnh giúp cho bản thân có được sự tự tin trong cuộc sống, từ đó đề ra những mục tiêu và dám thực hiện chúng.
+ Bên cạnh đó, người bản lĩnh cũng dễ dàng thừa nhận những sai sót, khuyết điểm của mình và tiếp thu những cái hay, cái mới, cái hay.
+ Trước những cám dỗ của cuộc sống, người bản lĩnh hoàn toàn có thể tự vệ và tự ý thức được điều cần phải làm.
* Bình luận, mở rộng
+ Là học sinh, bản lĩnh được biểu hiện qua nhiều hành vi khác nhau. Đó là khi bạn cương quyết không để cho bản thân mình quay cóp, chép bài trong giờ kiểm tra. Đó là khi bạn sẵn sàng đứng lên nói những sai sót của bạn bè và khuyên nhủ họ. Khi mắc sai lầm, bạn tự giác thừa nhận và sửa sai.
* Bài học nhận thức và hành động
– Không phải ai sinh ra cũng có được bản lĩnh. Bản lĩnh của mỗi người được tôi luyện qua nhiều gian lao, thử thách. Bằng sự can đảm, học từ những thất bại, đứng dậy từ những vấp ngã, … mỗi chúng ta đang dần tạo nên một bản lĩnh kiên cường.
Câu 2. (Nghị luận văn học)
* Vài nét về tác giả, tác phẩm
– Hoàng Phủ Ngọc Tường là gương mặt tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại, cũng là một trí thức giàu lòng yêu nước. Ông có phong cách độc đáo và đặc biệt sở trường về thể bút kí, tuỳ bút. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí…
– Ai đã đặt tên cho dòng sông? là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đến với tác phẩm người đọc sẽ gặp ở đó dòng sông Hương với vẻ đẹp đầy nữ tính và rất mực đa tình
* Giải thích ý kiến:
– Vẻ đẹp nữ tính: Có những vẻ đẹp, phẩm chất của giới nữ (như: xinh đẹp, dàng, mềm mại, kín đáo…)
– Rất mực đa tình: Rất giàu tình cảm.
=> Ý kiến đề cập đến những vẻ đẹp khác nhau của hình tượng sông Hương trong sự miêu tả của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
* Phân tích vẻ đẹp sông Hương:
– Vẻ đẹp nữ tính:
+ Khi là một cô gái Digan phóng khoáng và man dại với bản lĩnh gan dạ, tâm hồn tự do và trong sáng. Khi là người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở với một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ.
+ Khi là một người con gái đẹp ngủ mơ màng. Khi là người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Khi được ví như là Kiều, rất Kiều. Khi là người con gái Huế với sắc màu áo cưới vẫn mặc sau tiết sương giáng.
=> Dù ở bất kỳ trạng thái tồn tại nào, sông Hương trong cảm nhận của Hoàng Phủ Ngọc Tường vẫn đầy nữ tính, xinh đẹp, hiền hòa, dịu dàng, kín đáo nhưng không kém phần mãnh liệt…
– Rất mực đa tình:
+ Cuộc hành trình của sông Hương là cuộc hành trình tìm kiếm người tình mong đợi. Trong cuộc hành trình ấy, sông Hương có lúc trầm mặc, có lúc dịu dàng, cũng có lúc mãnh liệt mạnh mẽ… Song nó chỉ thực vui tươi khi đến ngoại ô thành phố, chỉ yên tâm khi nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời.
Gặp được thành phố, người tình mong đợi, con sông trở nên duyên dáng ý nhị uốn một cánh cung rất nhẹ sang cồn Hến, cái đường cong ấy như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu.
+ Sông Hương qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi, muốn ở, như những vấn vương của một nỗi lòng.
+ Sông Hương đã rời khỏi kinh thành lại đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng Đông – Tây để gặp lại thành phố 1 lần cuối. Nó là nỗi vương vấn, chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu. Như nàng Kiều trong đêm tình tự, sông Hương chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó…
* Vài nét về nghệ thuật:
– Phối hợp kể và tả; biện pháp ẩn dụ, nhân hóa, so sánh; ngôn ngữ giàu chất trữ tình, chất triết luận.
* Đánh giá:
– Miêu tả sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường bộc lộ một vốn hiểu biết phong phú, một trí tưởng tưởng bay bổng.
– Đằng sau những dòng văn tài hoa, đậm chất trữ tình là một tấm lòng tha thiết với quê hương, đất nước.
Đề tham khảo môn Văn THPT Quốc gia – Đề 2
PHẦN 1 – ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
(1) Ứng xử là thái độ, hành vi, lời nói thích hợp trong quan hệ giao tiếp giữa người với người, giữa người với thiên nhiên. Thuật ngữ văn hóa đặt trước ứng xử có nghĩa là tô đậm chiều cao phẩm chất, chiều rộng quan hệ của người ứng xử. Có con người là có cách ứng xử giữa họ với nhau, giữa họ với môi trường sống. Nhưng văn hóa ứng xử được hình thành từ khi văn minh phát triển ở một cấp độ nào đó nhằm diễn đạt cách ứng xử con người đối với thiên nhiên, đối với xã hội và đối với chính mình…
(2) Ở các nền văn hóa khác nhau có hệ chuẩn không giống nhau, nhưng vẫn có giá trị chung. Đó là sống có lý tưởng, trung với nước, hiếu với cha mẹ, tình thương đối với đồng bào, trung thực với bạn bè, giữ chữ tín trong mọi quan hệ. Trong văn hóa phương Đông, Khổng tử khuyên mọi người tu tâm dưỡng tín với sáu chữ: nhất nhật tam tĩnh ngô thân. Đối với người Nhật, nhân cách văn hóa được công thức hóa: thiện, ích, đẹp. Nước ta coi trọng mục tiêu giá trị: chân, thiện, mỹ. Ở châu Âu, người ta nói tính cách, khi bàn giá trị nhân cách tiêu biểu dân tộc. Tính cách Nga được thể hiện ở lòng đôn hậu, tình thủy chung, nghĩa cử quốc tế cao cả. Khẩu hiệu tri thức là sức mạnh được nhiều nước tư bản châu Âu viện dẫn và ảnh hưởng tới hành động đã mấy trăm năm. Bí quyết hàng đầu của người Do Thái là sự trọng học, đề cao vai trò của trí tuệ, tôn sùng học vấn và tài năng. Để con gái lấy được học giả, hoặc lấy được con người là học giả làm vợ thì không tiếc tài sản. Tuy nhiên, họ cũng coi tri thức mà thiếu thực tiễn chẳng khác nào chú lừa chỉ biết thồ trên lưng sách vở.
Câu 1. Nêu nội dung chính của từng đoạn trong văn bản trên (0,5 điểm)
Câu 2. Xác định thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng ở đoạn (1) và (2) (0,75 điểm).
Câu 3. Hãy nên ít nhất 2 tiêu chí giao tiếp thể hiện văn hóa ứng xử trong cuộc sống hàng ngày. Trả lời trong khoảng 3-5 câu (0,75 điểm).
Câu 4. Điều gì khiến anh chị tâm đắc nhất qua đoạn trích. (1,0 điểm)
PHẦN II – LÀM VĂN
Câu 1: (Nghị luận xã hội)
Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về cách ứng xử của con người với chính mình.
Câu 2: (Nghị luận văn học)
Qua bài thơ “Sóng”, Xuân Quỳnh “đã thể hiện được một tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời nhưng vẫn mang tính chất hiện đại như tình yêu hôm nay” (Hà Minh Đức)
Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ sau để làm sáng tỏ nhận trên?
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương
GỢI Ý LÀM BÀI
PHẦN 1 – ĐỌC HIỂU
Câu 1. Chủ đề của hai đoạn văn
Đoạn (1): Giải thích ý nghĩa khái niệm “văn hóa ứng xử”
Đoạn (2): Các nền văn hóa khác nhau có hệ chuẩn không không giống nhau, nhưng vẫn có giá trị chung
Câu 2. Thao tác lập luận chủ yếu
Đoạn (1): Thao tác lập luận giải thích/lập luận giải thích/ thao tác giải thích/ giải thích/
Đoạn (2): Thao tác lập luận so sánh/ lập luận so sánh/ thao tác so sánh/ so sánh
Câu 3. Hãy nên ít nhất 2 tiêu chí giao tiếp thể hiện văn hóa ứng xử trong cuộc sống hàng ngày. Trả lời trong khoảng 3-5 câu (0,75 điểm).
– Khi giao tiếp với người trên tuổi phải có lời thưa gửi
– Khi đối thoại với một người nào đó phải chú ý nhường lượt lời cho họ.
Câu 4. Điều gì khiến anh chị tâm đắc nhất qua đoạn trích?
– Tuy mỗi nền văn hóa có những quy định cụ thể về cách giao tiếp, ứng xử nhưng vẫn có những giá trị chung mà chúng ta cần hiểu và tôn trọng
PHẦN 2 – LÀM VĂN
Câu 1. (Nghị luận xã hội)
* Giải thích:
+ Cách ứng xử với chính mình: Là thái độ, suy nghĩ, đánh giá về chính bản thân mình.
* Bình luận:
– Tại sao con người cần có thái độ ứng xử văn hóa với chính bản thân mình?
+ Bởi vì bất kì một người nào cũng cần hiểu rõ bản thân mình
+ Từ chỗ hiểu rõ bản thân, con người phải có thái độ, suy nghĩ , đúng đắn, tích cực về chính mình thì từ đó mới có thái độ, suy nghĩ tích cực về người khác.
Thái độ ứng cử văn hóa với chính bản thân được biểu hiện như thế nào?
– Hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
– Biết phát huy điểm mạnh, hạn chế, khắc phục điểm yếu
– Không tự đánh giá quá cao về bản thân mình đồng thời cũng không tự hạ thấp mình
– Trân trọng, giữ gìn cả vẻ đẹp hình thức và vẻ đẹp tâm hồn.
Ý nghĩa của việc hình thành văn hóa ứng xử với chính bản thân
– Nâng cao giá trị bản thân
– Là cơ sở, nền tảng trong quan hệ ứng xử với những người xung quanh
Bài học nhận thức, hành động
– Trước khi nhận thức, đánh giá về người khác, cần nhận thức, đánh giá về chính mình
Câu 2. (Nghị luận văn học)
* Giới thiệu chung:
– Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường.
– Bài thơ “Sóng” được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), lúc đó XQ mới 25 tuổi trẻ trung, yêu đời. Đây là một bài thơ đặc sắc viết rất hay về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu hiện lên qua hình tượng sóng: tình yêu thiết tha, nồng nàn, đầy khát vọng và sắt son chung thuỷ, vượt lên mọi giới hạn của đời người.
– Trích dẫn ý kiến.
* Giải thích ý kiến:
– Ý kiến thứ nhất: “bài thơ thể hiện một tình yêu có tính chất truyền thống”
Tính chất truyền thống là quan niệm có từ xa xưa, được bảo tồn trong đời sống hiện đại. Trong tình yêu, nó được thể hiện ở những nét đẹp truyền thống: đằm thắm, dịu dàng, thủy chung,…
– Ý kiến thứ hai: ” Bài thơ thể hiện quan niệm rất mới mẻ và hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu”. Tính hiện đại chỉ quan niệm mới mẻ, không bị ràng buộc bới ý thức hệ tư tưởng phong kiến. Về tình yêu, sự mới mẻ, hiện đại thể hiện ở sự chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương mãnh liệt, khát vọng mạnh mẽ táo bạo về những rung động rạo rực cảm xúc trong lòng, tin vào sức mạnh của tình yêu.
=> Khẳng định: hai ý kiến không đối lập mà bổ sung cho nhau làm nên vẻ đẹp cảu bài thơ: bài thơ thể hiện quan niệm của Xuân Quỳnh về tình yêu rất mực mới mẻ, hiện đại lại mang vẻ đẹp truyền thống.
* Cảm nhận về bài thơ:
– Bài thơ thể hiện một tình yêu mang tính truyền thống:
+ Nỗi nhớ thương trong tình yêu được thể hiện qua hình tượng sóng và em “Ôi con sóng nhớ bờ/ Ngày đêm không ngủ được/ Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức”. Nỗi nhớ thường trực, da diết, mãnh liệt suốt đêm ngày.
+ Tình yêu gắn liền với sự chung thủy: Với em không chỉ có phương Bắc, phương Nam mà còn có cả “phương anh”. Đó là phương của tình yêu đôi lứa, là không gian của tương tư.
+ Tình yêu gắn với khát vọng về một mái ấm gia đình hạnh phúc: Cũng như sóng, dù muôn vàn cách trở rồi cuối cùng cũng đến được bờ, người phụ nữ trên hành trình đi tìm hạnh phúc cho dù lắm chông gai nhưng vẫn tin tưởng sẽ cập bến.
– Bài thơ thể hiện một tình yêu mang tính chất hiện đại:
+ Đó là một tình yêu với nhiều cung bậc phong phú, đa dạng: dữ dội, ồn ào, dịu êm, lặng lẽ
+ Đó là sự mạnh bạo, chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương mãnh liệt và rung động rạo rực trong lòng mình “Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể”. So sánh: không còn sự thụ động, chờ đợi tình yêu mà chủ động, khao khát kiếm tìm một tình yêu mãnh liệt.
+ Người con gái dám sống hết mình cho tình yêu, hòa nhập tình yêu cá nhân vào tình yêu rộng lớn của cuộc đời.
* Nghệ thuật:
– Thể thơ năm chữ, nhịp điệu thơ đa dạng, linh hoạt tạo nên âm hưởng của những con sóng: lúc dạt dào sôi nổi, lúc sâu lắng dịu êm rất phù hợp với việc gởi gắm tâm tư sâu kín và những trạng thái tình cảm phức tạp của tâm hồn.
– Cấu trúc bài thơ được xác lập theo kiểu đan xen giữa hình tượng sóng-bờ, anh-em cũng góp phần làm nên nét đặc sắc cho bài thơ.
* Đánh giá:
– Hai ý kiến đều đúng, thể hiện những vẻ đẹp, những khía cạnh khác nhau trong tâm hồn người phụ nữ khi yêu, thể hiện rõ những quan niệm mang tính mới mẻ, hiện đại, thậm chí táo bạo, chân thực, mãnh liệt, nồng nàn, đắm say của Xuân Quỳnh về tình yêu. Nhưng mặt khác. Quan niệm về tình yêu của Xuân Quỳnh có cốt rễ sâu xa trong tâm thức dân tộc vì thế thơ Xuân quỳnh nói chung và bài thơ “Sóng” nói riêng tạo sự đồng điệu trong nhiều thế hệ độc giả.
– Hai ý kiến không đối lập mà bổ sung cho nhau, giúp người đọc cảm nhận bài thơ ở cả bề mặt, chiều sâu và có những phát hiện thú vị, mới mẻ trong mĩ cảm. “Sóng” xứng đáng là một trong những bài thơ hay nhất của Xuân Quỳnh nói riêng và thơ tình hiện đại Việt Nam nói chung.
Đề tham khảo môn Văn THPT Quốc gia – Đề 3
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi phía dưới:
Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.
– Chiếc xe này của bạn đấy à? . Cậu bé hỏi.
– Anhmình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. Tôi trả lời, không giấu vẻ tự hào và mãn nguyện.
– Ồ, ước gì tôi… Cậu bé ngập ngừng.
Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi.
– Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! . Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói:
– Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé.
(“Hạt giống tâm hồn”, tập 4, nhiều tác giả. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên? (0,5 điểm)
Câu 2. Cậu bé ước trở thành người anh thế nào? (0,5 điểm)
Câu 3. Theo anh (chị) câu “Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm”có ý nghĩa gì ? (1,0 điểm)
Câu 4. Văn bản trên gửi đến chúng ta thông điệp gì? (1,0 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 ĐIỂM)
Câu 1. (2,0 điểm)
Anh/chị hãy viết đoạn văn (không quá 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý kiến: ” Đừng trông đợi một phép màu hay một ai đó sẽ mang hạnh phúc đến cho bạn.”
Câu 2. (5,0 điểm)
Về bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng: Tình yêu của người phụ nữ trong bài thơ vừa vẹn nguyên biểu hiện muôn đời của tình yêu truyền thống vừa mang tính hiện đại của tình yêu hôm nay.
Bằng cảm nhận về tình yêu của người phụ nữ trong bài thơ Sóng, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
HƯỚNG DẪN GIẢI
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên?(0,5 điểm)
Phương thức biểu đạt : Tự sự, biểu cảm
Câu 2. Cậu bé ước trở thành người anh thế nào? ( 0,5 điểm)
Cậu bé ước trở thành người anh thế nào? HS có thể trả lời 1 trong các cách sau:
- Cậu bé ước trở thành người anh mang lại niềm vui, niềm tự hào cho người em.
- Cậu bé ước trở thành người anh có tình thương em, mang lại niềm hạnh phúc cho em.
- Cậu bé ước trở thành người anh nhân hậu, được bù đắp, chia sẻ, yêu thương.
- Các câu trả lời tương tự…
Câu 3. Theo anh (chị) câu “Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm”có ý nghĩa gì ? ( 1,0 điểm)
HS có thể trả lời 1 trong các cách sau:
- Câu văn cho ta biết rõ hơn về sự trăn trở và lòng quyết tâm thực hiện ước mơ của cậu bé: trở thành người anh đáng tự hào.
- Câu văn cho thấy lòng quyết tâm cao độ của cậu bé muốn biến ước mơ của mình thành hiện thực.
- Cậu bé đang nung nấu quyết tâm thực hiện ước mơ của mình là tặng xe lăn cho người em tật nguyền.
- Các câu trả lời tương tự…
Câu 4. Văn bản trên gửi đến chúng ta thông điệp gì? ( 1,0 điểm)
Đây là câu hỏi mở. Học sinh có thể rút ra một bài học nào đó miễn là hợp lí, có sức thuyết phục. Chẳng hạn như:Sống phải biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ , giúp đỡ lẫn nhau, nhất là với những người bất hạnh, tật nguyền để họ có được sự bình đẳng như mọi người…
- Phần làm văn (7,0 điểm)
Câu 1: Nghị luận xã hội (2,0 điểm)
Yêu cầu về hình thức:
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ
Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
Yêu cầu về nội dung:
1. Giải thích: (0,5 điểm)
- Hạnh phúc là gì? Hạnh phúc là niềm vui của con người khi đạt được mục đích lí tưởng của cuộc sống và thỏa mãn về nhu cầu vật chất hoặc tinh thần ở thời điểm nhất định trong cuộc sống.
- Phép màu là gì? Là những cách thức phương pháp bất ngờ do một thế lực siêu nhiên nào đó giúp con người tạo ra niềm vui hạnh phúc
- Ý nghĩa của câu nói: Hạnh phúc do chính ta tạo ra ở mọi thời điểm và hoàn cảnh trong cuộc sống.
2. Bàn luận (1,0 điểm)
- Cuộc sống luôn có những niềm vui và nỗi buồn, thành công và thất bại. Đó là sự tồn tại hai mặt của cuộc đời thường bởi những cặp phạm trù tương ứng và con người phải đối mặt với những điều ấy trong quá trình tạo ra hạnh phúc cho đời mình.
- Con người ta ai cũng phải có lí tưởng và mục đích khát vọng của cuộc đời. Khi đạt được những điều ấy chúng ta sẽ cảm thấy thỏa mãn và có động lực để tiếp tục cống hiến cho xã hội. Đó là hạnh phúc.
- Cá nhân phải tận dụng mọi cơ hội mọi thời điểm để làm việc và thực hiện mục tiêu khát vọng của mình. Khi gặp khó khăn không hề nản chí, gặp nghịch cảnh không hề do dự, luôn chủ động trong mọi tình huống, không ỷ nại trông chờ lệ thuộc vào ai hay thế lực nào. Có như thế hạnh phúc mới có ý nghĩa có giá trị.
- Phát huy tác dụng của tập thể và tận dụng cơ hội để tạo ra hạnh phúc.
- Lấy một số dẫn chứng về những tấm gương biết tạo ra hạnh phúc cho mình vượt lên nghịch cảnh để trở thành người Hạnh phúc, ví dụ Nick Vujicic.
3. Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm)
- Cá nhân đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra hạnh phúc của cuộc đời mình.Không nên lệ thuộc và ỷ nại trông chờ vào hoàn cảnh hay người khác.
- Cần tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể xã hội để tìm kiếm và tạo ra hạnh phúc.
- Liên hệ bản thân
Câu 2. (5,0 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng (1 điểm):
- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: có đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài chứng minh ý kiến nêu ra. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lí, nêu được vấn đề; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau và cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tình yêu trong bài thơ Sóng mang tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời và mang tính chất hiện đại của tình yêu hôm nay.
- Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng, rút ra nhận xét về sáng tạo của tác giả trong tác phẩm.
- Sáng tạo: Sử dụng ngôn ngữ theo cách thức riêng của bản thân để bàn luận và thể hiện suy nghĩ sâu sắc mới mẻ về vấn đề mà đề yêu cầu.
- Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo qui tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
Yêu cầu về kiến thức (4 điểm):
* Giới thiệu: khái quát về tác giả Xuân Quỳnh, tác phẩm Sóng và cách thể hiện tình yêu trong bài thơ Sóng. (0,5 điểm)
* Giải thích ý kiến: (1,0 điểm)
– Tình yêu của người phụ nữ vẹn nguyên biểu hiện muôn đời của tình yêu truyền thống.
- Vẹn nguyện biểu hiện muôn đời: không suy suyển, không thay đổi những gì có từ xa xưa và được bảo tồn cho đến ngày nay
- Trong tình yêu nét đẹp truyền thống là đằm thắm, dịu dàng, thủy chung……
– Tình yêu của người phụ nữ mang tính hiện đại của tình yêu hôm nay.
- Hiện đại: Là quan niệm ngày nay, quan niệm mới mẻ, không bị ràng buộc bởi ý thức hệ tư tưởng phong kiến.
- Trong tình yêu sự hiện đại mới mẻ được thể hiện: Chủ động bày tỏ những khao khát yêu đương mãnh liệt, khát vọng mạnh mẽ táo bạo về những rung động cảm xúc trong lòng, tin vào sức mạnh của tình yêu.
=> Khẳng định: ý kiến cho thấy bài thơ thể hiện quan niệm của Xuân Quỳnh về tình yêu mang vẻ đẹp truyền thống đồng thời rất mực mới mẻ, hiện đại.
* Phân tích, chứng minh ( 2 điểm)
– Tình yêu vẹn nguyên biểu hiện muôn đời của tình yêu truyền thống.
- Nỗi nhớ thương trong tình yêu: thường trực, da diết suốt đêm ngày….
- Sự thủy chung trong tình yêu: Luôn hướng về người mình yêu.
- Khát vọng trong tình yêu: Khát vọng về mái ấm gia đình hạnh phúc. Giống như sóng hành trình đi tìm hạnh phúc cho dù lắm chông gai nhưng người phụ nữ vẫn tin tưởng cập bến.
– Tình yêu hiện đại hôm nay
- Tình yêu nhiều cung bậc, phong phú, đa dạng: dữ dội, dịu êm, ồn ào, lặng lẽ……
- Tình yêu mạnh bạo, chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương mãnh liệt và rung động rạo rực trong lòng. Không còn sự thụ động, chờ đợi tình yêu mà chủ động kiếm tìm tình yêu đích thực.
- Người con gái dám sống hết mình cho tình yêu, hòa nhập tình yêu cá nhân vào tình yêu rộng lớn của cuộc đời.
– Nghệ thuật:
- Thể thơ năm chữ; nhịp điệu thơ đa dạng, linh hoạt tạo nên âm hưởng của những con sóng: lúc dạt dào sôi nổi, lúc sâu lắng dịu êm phù hợp với tâm tư, trạng, thái tình cảm của tâm hồn.
- Ngôn ngữ bình dị kết hợp thủ pháp nhân hóa, ẩn dụ, các cặp từ tương phản, đối lập, các điệp từ; Cặp hình tượng sóng và em sóng đôi, bổ sung, hòa quyện vào nhau cùng diễn tả vẻ đẹp tâm hồn của người con gái đang yêu.
* Bình luận, đánh giá ý kiến (0,5 điểm)
– Ý kiến hoàn toàn đúng bởi qua ý kiến ta thấy được những vẻ đẹp, những khía cạnh khác nhau trong tâm hồn người phụ nữ khi yêu. Thấy được những quan niệm mới mẻ, hiện đại, táo bạo chân thực, mãnh liệt, nồng nàn, đắm say của Xuân Quỳnh về tình yêu…..
– Ý kiến giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc, đầy đủ về bài thơ……
– Đánh giá về bài thơ……….
Đề tham khảo môn Văn THPT Quốc gia – Đề 4
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Thuở nhỏ tôi ra ra cống Na câu cá
Níu váy bà đi chợ Bình Lâm
Bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
Và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần
Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị
Chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng
Mùi hệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
Điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng
Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
Bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
Bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn.
(Đò Lèn – Nguyễn Duy, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr. 148)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ. (0,5 điểm)
Câu 2. Các từ “lảo đảo”, “thập thững” có vai trò gì trong việc thể hiện những hình ảnh cô đồng và người bà.(0,5 điểm)
Câu 3. Sự vô tâm của người cháu và nỗi cơ cực của người bà thể hiện qua những hồi ức nào? Người cháu đã bày tỏ nỗi niềm gì qua những hồi ức đó? (1,0 điểm).
Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) chia sẻ câu trả lời của anh/chị cho câu hỏi về hạnh phúc: “Là đem đến niềm vui cho người khác? Hay chính là sự hài lòng của riêng bản thân mình?”
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng người lái đò trong tác phẩm Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân) và những nét độc đáo trong nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả.
———- Hết ———
HƯỚNG DẪN GIẢI
I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với biểu cảm.
Câu 2 (0,5 điểm) Từ “lảo đảo” gợi tả chân thực và sinh động hình ảnh cô đồng trong trạng thái nhập đồng nửa tỉnh, nửa say; từ “thập thững” gợi tả hình ảnh người bà già nua, tần tảo bước thấp, bước cao trong trí nhớ của tác giả.
Câu 3 (1,0 điểm)
- Sự vô tâm của người cháu được thể hiện rõ qua câu thơ “Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế”.
- Nỗi vất vả của người bà được thể hiện qua biện pháp liệt kê các công việc của bà “mò cua, xúc tép, đi gánh chè xanh”; các địa danh “Ba Trại, Quán Cháo, Đồng Dao” và qua hình ảnh người bà “thập thững” trong những đêm đông lạnh.
==> Người cháu trong đoạn thơ đã thể hiện tình yêu thương sâu sắc và lẫn niềm ân hận về sự vô tình vô tâm đối với bà qua những hình ảnh tương phản đối lập giữa một bên là người cháu tinh nghịch, hiếu động với một bên là người bà già nua, cơ cực, tần tảo, chắt chiu, thương cháu hết lòng.
Câu 4 (1,0 điểm) Có thể trình bày một trong các thông điệp sau:
- Sống trong đời sống, dù trong hoàn cảnh nào cũng không nên sống vô tình, vô tâm.
- Hãy sống và quan tâm đến những người xung quanh mình, nhất là những người thân.
- Sống hãy biết ăn năn và cảnh tỉnh sau những lỗi lầm.
- Lỗi lầm vì vô tình vô tâm là khó tránh khỏi trong đời. Điều quan trọng là hãy biết cảnh tỉnh.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Gợi ý trình bày
Mở đoạn:(0,25 điểm)Nêu được vấn đề cần nghị luận: chia sẻ suy nghĩ của bản thân về hạnh phúc: Là đem đến niềm vui cho người khác? Hay chính là sự hài lòng của riêng bản thân mình?
Thân đoạn:(1,5 điểm) Học sinh chia sẻ câu trả lời của mình, thực chất là bày tỏ ý kiến về hai quan niệm hạnh phúc.
* Giải thích (0,5 điểm): Hạnh phúc là niềm vui, sự hài lòng khi con người đạt được những điều tốt đẹp.
* Bình luận (0,5 điểm): Khẳng định quan niệm trong hai câu hỏi đều đúng:
- Hạnh phúc là đem đến niềm vui cho người khác, bởi ta vui khi mình sống đẹp, sống có ích, biết vị tha, làm được điều tốt đẹp cho người khác, giúp người khác hạnh phúc.
- Hạnh phúc là sự hài lòng của riêng bản thân mình, khi ta đạt được những nhu cầu, khát vọng chính đáng của bản thân, tạo ra được những thành quả tốt đẹp, nâng cao giá trị sự sống.
* Bàn luận, nêu bài học nhận thức (0,5 điểm):
- Quan niệm của học sinh về hạnh phúc: cần kết hợp cả hai – đem đến niềm vui cho người khác và bản thân được hài lòng – thì hạnh phúc mới trọn vẹn, ý nghĩa.
- Phê phán: suy nghĩ, cách sống vị kỉ, chỉ biết tới hạnh phúc riêng…
Kết đoạn: (0,25 điểm) Khẳng định lại ý nghĩa của việc lựa chọn quan niệm hạnh phúc để tạo ra hạnh phúc và có cuộc sống hạnh phúc.
Câu 2 (5,0 điểm)
* Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận. (0,25 đ)
* Xác định đúng vấn đề nghị luận: Phân tích hình tượng người lái đò (0,5 điểm)
* Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp, có sự liên kết chặt chẽ, sử dụng tốt các thác tác lập luận để trình bày các luận điểm, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng (3,25 đ).
1, Giới thiệu khái quát về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm (0,5 điểm)
- Nguyễn Tuân sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn. Ông là một nghệ sĩ tài hoa, uyên bác, có cá tính độc đáo. Là nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Tuân sáng tác nhiều thể loại song đặc biệt thành công ở thể tùy bút. Tác phẩm tiêu biểu nhất của Nguyễn Tuân về thể loại này là tùy bút “Người lái đò Sông Đà”.
- “Người lái đò Sông Đà” được Nguyễn Tuân sáng tác sau những chuyến đi thực tế gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc xa xôi, rộng lớn. Bài tùy bút được in trong tập “Sông Đà” xuất bản năm 1960. Nội dung bài tùy bút là miêu tả con Sông Đà và hình ảnh người lái đò vượt thác.
2. Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà (2,5 điểm)
– Giới thiệu khái quát về người lái đò:
- Công việc
- Ngoại hình
– Các phẩm chất nổi bật của nhân vật được thể hiện qua cuộc giáp chiến căng thẳng với con sông Đà hung bạo
+ Diễn biến trận chiến: các trùng vây hiểm trở, cách người lái đò vượt thác dữ và chiến thắng, phong thái ung dung sau khi vượt thác sông Đà.
- Vòng vây thứ nhất: Thác Sông Đà mở ra “năm của trận”, có bốn “cửa tử”, một “cửa sinh”. Cửa sinh nằm “lập lờ ở phía tả ngạn”. Khi con thuyền xuất hiện, phối hợp với đá, nước thác reo hò làm “thanh viện” cho đá, những hòn đá bệ vệ oai phong lẫm liệt. Có hòn đá trông nghiêng thì y như là đang hỏi cái thuyền “phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến”. Hòn đá khác thì lùi lại một chút và “thách thức” cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào. Không một chút nao núng, ông đò hai tay giữ mái chèo để khỏi bị hất lên khi sóng trận địa phóng thẳng vào mình. Nhìn thấy con thuyền và người lái đò, mặt nước “hò la vang dậy”, ùa vào mà “bẻ gãy cán chèo”, võ khí của người lái đò. Sóng nước thì như thể quân liều mạng, vào sát nách mà “đá trái mà thúc gối” vào bụng và hông thuyền, có lúc chúng “đội cả thuyền lên”. Nước bám lấy thuyền như đô vật “túm lấy thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra”… Ông đò đã bị thương, nhưng ông “cố nén vết thương”, hai chân vẫn “kẹp chặt lấy cuống lái”. Cuộc chiến đã đến hồi quyết liệt, sóng nước “đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm” vào chỗ hiểm. Nhưng trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy “ngắn gọn tỉnh táo” của người cầm lái. Và ông lái đò đã phá xong cái “trùng vi thạch trận” vòng thứ nhất của thác Sông Đà.
- Vòng vây thứ hai: thác Sông Đà lại “tăng thêm nhiều cửa tử” để đánh lừa con thuyền. Vẫn chỉ có một cửa sinh. Nếu ở vòng thứ nhất, cửa sinh nằm “lập lờ phía tả ngạn”, thì ở vòng thứ hai này, cửa sinh lại “bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn”. Đó chính là khó khăn, thách thức đối với người lái đò. Nhưng ông lái đò đã “thuộc qui luật phục kích” của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. Ông hiểu rằng cưỡi lên thác Sông Đà phải “cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ”. Cuộc chiến của ông lái đò ở vòng thứ hai đã bắt đầu. Nắm chặt cái bờm sóng đúng luồng, ông đò ghì cương lái bám chắc lấy luồng nước đúng mà “phóng nhanh vào cửa sinh” rồi “lái miết một đường chéo” về phía cửa đá ấy. Thấy con thuyền tiến vào, bốn năm bọn thủy quân bên bờ trái liền “xô ra” định níu con thuyền “lôi vào tập đoàn cửa tử” mà tiêu diệt. Nhưng ông lái đò vẫn “nhớ mặt” bọn này, đứa thì ông tránh mà “rảo bơi chèo lên”, đứa thì ông “đè sấn lên mà chặt đôi ra” để mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền, chỉ còn vẳng tiếng reo hò của của sóng thác luồng sinh. Tuy vậy, bọn chúng vẫn “không ngớt khiêu khích”, dù cái thằng đá tướng đứng ở cửa vào đã “tiu nghỉu cái mặt xanh lè” vì bị thua cái thuyền du kích nhỏ bé.
- Vòng vây thứ ba: hác Sông Đà ít cửa hơn nhưng bên phải bên trái đều là “luồng chết” cả. Cái “luồng sống” ở chặng thứ ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ. Ông lái đò đã hiểu điều đó. Ông cứ “phóng thẳng thuyền” chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền của ông đò “vút qua” cổng đá cánh mở cánh khép với ba tầng cửa: cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng. Con thuyền của ông đò “như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái lượn được”. Vượt qua vòng vây thứ ba cũng là vượt qua hết thác Sông Đà. Ông lái đò như một người chỉ huy lão luyện, đầy bản lĩnh và kinh nghiệm. Ông là một nghệ sĩ tài hoa với nghề vượt thác leo ghềnh.
+ Những phẩm chất của người lái đò : bình tĩnh, can đảm, thông minh, táo bạo, giàu kinh nghiệm, tài hoa khéo léo…
– Nghệ thuật xây dựng hình tượng
- Khắc họa hình tượng người lái đò Sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc- Ý nghĩa quan trọng của việc khắc họa vẻ đẹp hình tượng nhân vật trong việc thể hiện tư tưởng , quan niệm về cái Đẹp của tác giả: qua hình tượng này, Nguyễn Tuân thể hiện quan niệm người anh hùng đâu chỉ có trong chiến đấu mà có thể xuất hiện hàng ngày trong cuộc sống lao động bình dị.
- Ông lái đò là một hình tượng đẹp về người lao động mới bình dị vừa cần cù, dũng cảm vừa khéo léo tài hoa – một chất vàng mười của Tây Bắc, của đất nước trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội.
– Phân tích những nét độc đáo trong cách miêu tả nhân vật ông lái đò của Nguyễn Tuân:
- Tô đậm nét tài hoa, nghệ sĩ ở ông lái đò: nét tài hoa, nghệ sĩ của con người không chỉ thể hiện trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật mà còn trong nhiều lĩnh vực hoạt động khác nữa.
- Ý thức tạo nên tình huống đầy thử thách để nhân vật bộc lộ rõ phẩm chất của mình: càng nhấn mạnh thách thức ghê gớm của ”thạch trận” sông Đà, tác giả càng khắc họa sinh động sự từng trải, mưu mẹo, quyết đoán và gan dạ của ông lái đò.
- Sử dụng từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao; những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và rất thú vị…..
- Miêu tả ông lái đò vượt thác, tác giả đã sử dụng tri thức của nhiều lĩnh vực như thể thao, quân sự, võ thuật…, với những câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu, hối hả, gân guốc; với từ ngữ sống động, giàu hình ảnh, mới lạ, độc đáo
3, Đánh giá (0,25 điểm)
Thông qua tác phẩm, tác giả đã khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên và người lao động ở miền Tây Bắc của Tổ quốc. Những con người lao động bình dị, cần cù nhưng không chịu khuất phục trước những thử thách của thiên nhiên. Đồng thời tác phẩm cũng thể hiện tình yêu mến, sự gắn bó thiết tha của Nguyễn Tuân đối với đất nước và con người Việt Nam.
Đề tham khảo môn Văn THPT Quốc gia – Đề 5
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
“… Nguy hơn, thực phẩm bẩn chính là kẻ sát nhân thầm lặng, ảnh hưởng và di hại đến nhiều thế hệ làm kiệt quệ giống nòi, người tiêu dùng có còn đủ tỉnh táo để phân biệt trong ma trận thực phẩm đang giăng như mạng nhện ấy đâu là sạch, đâu là bẩn hay lực bất tòng tâm để rồi “nhắm mắt đưa chân”.
Nếu không có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn kịp thời, rồi đây 10, 20 năm sau tỷ lệ mắc ung thư và tâm thần của người Việt sẽ còn cao hơn rất nhiều. Mọi nỗ lực để nâng cao chất lượng sống, cải tạo nòi giống chẳng lẽ bó tay trước những người đang đầu độc dân tộc mình!
Phát triển sẽ là gì nếu không phải giúp người dân nâng cao đời sống, tạo môi trường lành mạnh, an toàn để mỗi chúng ta sống và đóng góp cho xã hội, nhưng thực phẩm bẩn tràn lan như hiện nay như là cái u ác tính cho cả dân tộc, nếu không cắt bỏ sẽ di căn thành ung thư, hãy hành động ngay hôm nay đừng để đến lúc vô phương cứu chữa”.
(Trích Vấn nạn thực phẩm bẩn, chẳng nhẽ bó tay? – Th.s Trương Khắc Hà)
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (0,5 điểm)
Câu 2. Tác giả đã chỉ ra những mối nguy hại nào của thực phẩm bẩn nếu không có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn kịp thời? (0,5 điểm)
Câu 3. Hãy cho biết thái độ của tác giả khi bàn về thực phẩm bẩn? (1,0 điểm)
Câu 4. Nêu nội dung khái quát đoạn trích? (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Anh/chị có suy nghĩ gì trước vấn nạn: “…thực phẩm bẩn tràn lan như hiện nay như là cái u ác tính cho cả dân tộc” ? Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình.
Câu 2 (5,0 điểm) Phân tích bức tượng người lính Tây Tiến qua đoạn thơ sau
“…Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá,dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Rải rác biên cương mồ viễn xứ,
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh,
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
(Tây Tiến – Quang Dũng)
HƯỚNG DẪN GIẢI
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ chính luận.
Câu 2. Tác giả đã chỉ ra những mối nguy hại của thực phẩm bẩn nếu không có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu: 10, 20 năm sau tỷ lệ mắc ung thư và tâm thần của người Việt sẽ còn cao hơn rất nhiều; mọi nỗ lực để nâng cao chất lượng sống, cải tạo nòi giống sẽ không đạt kết quả.
Câu 3. Thái độ của tác giả: lo lắng, trăn trở về vấn nạn thực phẩm bẩn; kêu gọi cả xã hội cùng hành động bằng những biện pháp kịp thời.
Câu 4. Nêu lên hiện trạng thực phẩm bẩn đang tràn lan trên thị trường nước ta, những tác hại của thực phẩm bẩn và lời kêu gọi mọi người cùng chung tay đẩy lùi vấn nạn thực phẩm bẩn.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
*Yêu cầu về hình thức: (0,25đ)
– Viết bài văn, khoảng 200 từ
– Bố cục rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu…
*Yêu cầu về nội dung: (1,75đ)
a. Giải thích (0,25 điểm)
- Thực phẩm bẩn là những thực phẩm chứa các chất độc hại, tác động tiêu cực đến sức khỏe và tính mạng con người.
- U ác tính: nguyên nhân gây ra căn bệnh ung thư, là mầm mống hủy hoại hủy hoại sức khỏe của dân tộc, giống nòi.
b. Thực trạng (0,25 điểm)
– Thực phẩm bẩn đang hoành hành tràn lan trở thành quốc nạn…
- Hầu hết thức ăn ta ăn đều có chứa chất độc hại:thịt có chất tạo nạc, rau có thuốc trừ sâu; làm đỗ, ruốc bằng hóa chất..
- Thực phẩm bẩn gây ra những ảnh hưởng xấu về sức khỏe con người: ngộ độc, tiềm ẩn nguy cơ mắc các căn bệnh nan y…
c. Nguyên nhân (0,5 điểm)
– Về phía doanh nghiệp, người sản xuất
- Vì lợi nhuận đã sử dụng các chất tạo nạc trong chăn nuôi; thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng trong trồng và bảo quản thực vật, hóa chất làm chín trái cây…
- Sự xuống cấp về lương tâm, đạo đức và là biểu hiện của một trình độ nhận thức hẹp hòi, ích kỷ.
– Về phía người tiêu dùng
- Thiếu hiểu biết về nguồn gốc, xuất xứ các sản phẩm trên thị trường.
- Tâm lí ham của rẻ, mẫu mã đẹp…
– Về phía cơ quan có thẩm quyền
- Chưa xử lí thích đáng đối với các trường hợp sản xuất, tiêu thụ thực phẩm bẩn
- Chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa cơ quan pháp luật với các tổ chức khoa học để nhanh chóng phát hiện, ngăn chặn việc sản xuất, tiêu thụ thực phẩm bẩn…
d. Hậu quả (0,25 điểm)
- Thực phẩm bẩn khiến sức khỏe bị ảnh hưởng, tính mạng bị đe dọa, là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm như ung thư…
- Gây nên tâm lí hoang mang, sự bất ổn nảy sinh trong xã hội…
==> Cần sớm có những biện pháp kịp thời và hiệu quả để xử lí tình trạng thực phẩm bẩn tràn lan như hiện nay. Đòi hỏi có sự chung tay của các cơ quan quản lí, sự phát giác của người dân và ý thức của người sản xuất.
d. Giải pháp (0,5 điểm)
- Nâng cao hiểu biết cho cả người sản xuất lẫn người tiêu thụ về tác hại khôn lường, lâu dài của việc sản xuất, tiêu thụ, sử dụng thực phẩm bẩn.
- Xử lí thích đáng việc sản xuất, tiêu thụ thực phẩm bẩn.
- Đẩy mạnh sản xuất thực phẩm hữu cơ, sạch, an toàn cho sức khỏe.
- Lên án những hành vi nuôi trồng, buôn bán thực phẩm bẩn.
- Mỗi người ý thức chung tay cùng xã hội đẩy lùi thực phẩm bẩn bằng những hành động thiết thực…
Câu 2 (5,0 điểm)
I. Mở bài: Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh sáng tác và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
– Quang Dũng (1921-1988 ) là nghệ sĩ đa tài, có hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa, đặc biệt khi ông viết về những người lính Tây Tiến và xứ Đoài quê mình.
– Tây Tiến là bài thơ xuất sắc nhất, tiêu biểu cho đời thơ, phong cách sáng tác của ông.
– Bài thơ bằng bút pháp lãng mạn, sự sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu đã bộc lộ một nỗi nhớ sâu sắc da diết của tác giả về những người lính Tây Tiến anh dũng hào hoa và núi rừng miền Tây hùng vĩ, mĩ lệ . Có thể nói, nỗi nhớ da diết những người đồng đội Tây Tiến của Quang Dũng được lắng đọng trong tám câu thơ khắc hoạ bức chân dung người lính Tây Tiến
II. Thân bài:
a. Giới thiệu khái quát tác phẩm
– Bài thơ Tây Tiến được in trong tập thơ “ Mây đầu ô” ( xuất bản năm 1986 ) nhưng trước đó đã được bao thế hệ người yêu thơ truyền tay tìm đọc. Tác giả sáng tác bài thơ này từ năm 1948 tại làng Phù Lưu Chanh khi ông đã rời khỏi đoàn quân Tây Tiến chuyển sang hoạt động tại một đơn vị khác. Đơn vị quân đội Tây Tiến được thành lập năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt Lào, đánh tiêu hao sinh lực Pháp tại Thượng Lào và miền Tây Bắc bộ Việt Nam. Địa bàn hoạt động của đoàn quânTây Tiến khá rộng; chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, có nhiều học sinh, sinh viên, trong đó có Quang Dũng. Họ sống và chiến đấu trong hoàn cảnh gian khổ, thiếu thốn, bệnh sốt rét hoành hành nhưng vẫn lạc quan và chiến đấu anh dũng. Hoạt động được hơn một năm thì đơn vị Tây Tiến trở về Hoà Bình thành lập trung đoàn 52. Lúc đầu, nhà thơ đặt tên tác phẩm là Nhớ Tây Tiến, nhưng sau đó lại đổi lại là Tây Tiến. Bài thơ được sáng tác dựa trên nỗi nhớ, hồi ức, kỉ niệm của Quang Dũng về đơn vị cũ. Thế nên toàn bài thơ là một nỗi nhớ cồn cào, tha thiết.
– Bài thơ được tác giả chia thành 4 đoạn. Đoạn 1 bộc lộ nỗi nhớ những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến và khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, dữ dội , hoang sơ. Đoạn 2 là những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong những đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng. Đoạn 3 tái hiện lại chân dung người lính Tây Tiến . Đoạn 4 là lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây. Toàn bài thơ in đậm dấu ấn tài hoa , lãng mạn , phóng khoáng của hồn thơ Quang Dũng. Với tài năng và tâm hồn ấy, Quang Dũng đã khắc hoạ thành công hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng trên cái nền cảnh thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ , dữ dội, mĩ lệ .
b. Đoạn thơ tập trung vào khắc họa hình ảnh người lính Tây Tiến bằng bút pháp lãng mạn nhưng không thoát ly hiện thực với cảm xúc bi tráng.
– Vẻ đẹp lẫm liệt, kiêu hùng, hào hoa, lãng mạn:
– Sẵn sàng đối mặt với những khó khăn, thiếu thốn, bệnh tật:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
==> Nhưng câu thơ còn có ý tả thực về một hiện thực trần trụi và khắc nghiệt: những con suối độc,những trận sốt rét rừng đã làm cho ngừoi lính xanh xao, rụng tóc.Hình ảnh lạ thường nhưng không hề quái đản.Người lính dù có tiều tụy nhưng vẫn ngời lên một phẩm chất đẹp đẽ, kiêu hùng: “không mọc tóc” chứ không phải là “tóc không mọc”, thể hiện thái độ coi thường gian nguy,vượt lên hoàn cảnh của người lính Tây Tiến.
– Trong gian khổ, hình tượng người lính Tây Tiến vẫn hiện ra với dáng vẻ oai phong, lẫm liệt, vẫn toát lên cốt cách, khí phách hào hùng, mạnh mẽ với sự đối lập của hai hình ảnh trong câu thơ: xanh màu lá và dữ oai hùm.
Quân xanh màu lá, dữ oai hùm
==> Ba tiếng “Dữ oai hùm” đặt cuối câu giống như tiếng dằn rất mạnh,khẳng định ý chí ngút trời ,tinh thần chiến đấu sôi sục của người lính.Câu thơ giống như cái hất đầu đầy kiêu hãnh, ngạo nghễ người lính Tây Tiến thách thức gian khổ, chiến thắng gian khổ, trở thành người anh hùng.
– Trong gian khổ nhưng người lính Tây Tiến vẫn hướng về nhiệm vụ chiến đấu, vẫn “ gửi mộng qua biên giới” – mộng chiến công, khao khát lập công;
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
==> Câu thơ diễn tả tinh tế chân thật tâm lý của những người lính ra đi từ thủ đô.Hình ảnh Hà Nội và dáng kiều thơm hiện về trong đêm mơ không làm cho họ nản lòng,thối chí mà ngược lại là nguồn động viên,cổ vũ đối với các chiến sĩ. Một thoáng kỉ niệm êm đềm trong sáng ấy đã tiếp sức cho họ trong cuộc chiến đấu gian nan.Đó là động lực tinh thần giúp người lính băng qua những tháng ngày chiến tranh gian lao của đời mình..
– Vẻ đẹp bi tráng:
Những người lính trẻ trung, hào hoa đó gửi thân mình nơi biên cương xa xôi, sẵn sàng tự nguyện hiến dâng “Đời xanh” cho Tổ Quốc mà không hề tiếc nuối.
Rải rác biên cương mồ viễn xứ,
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
==> Những từ Hán Việt cổ kính trang trọng “biên cương”, “viễn xứ” đã làm cho những nấm mỗ chiến sĩ được vùi lấp vội vàng nơi rừng hoang biên giới cũng trở thành những nấm mồ tôn nghiêm. Cái bi của câu trên được câu dưới nâng lên thành bi tráng bởi nhân cách của người đã hi sinh ” Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Đời xanh – tuổi trẻ với biết bao là hoa mộng nhưng họ vui vẻ hiến dâng cho Tổ quốc. Họ đi vào cái chết như đi vào một giấc ngủ nhẹ nhàng và thanh thản vô cùng.
– Hình ảnh “áo bào thay chiếu” là cách nói sang trọng hóa sự hy sinh của người lính Tây Tiến. Họ coi cái chết tựa lông hồng, sự hi sinh ấy nhẹ nhàng, thanh thản như trở về với đất mẹ yêu thương
Áo bào thay chiếu anh về đất
==> Thức tế,những người lính gục chết trên chiến trận nhiều khi manh chiếu cũng không có,huống chi là “áo bào”. Nhưng thái độ trân trọng, yêu thương cùng cảm hứng lãng mạn đã tạo ra ở Quang Dũng một cái nhìn của chủ nghĩa anh hùng cổ điển trước cái chết của người lính.Trong cách nhìn ấy, Cái chết của người lính Tây Tiến không chìm trong cái lạnh lẽo như trong thơ của Đặng Trần Côn:”Hồn tử sĩ gió ù ù thổi” mà được bao bọc trong một âm hương hùng tráng:
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
– “Sông Mã gầm lên khúc độc hành” : Linh hồn người tử sĩ đó hoà cùng sông núi. Con sông Mã đã tấu lên khúc nhạc độc tấu đau thương, hùng tráng để tiễn người lính vào cõi bất tử: Âm hưởng dữ dội tô đậm cái chết bi hùng của người lính Tây Tiến.
=> Hình ảnh người lính Tây Tiến phảng phất vẻ đẹp lãng mạn mà bi tráng của người tráng sĩ anh hùng xưa.
III. Kết bài:
- Khắc họa người lính Tây Tiến bằng bút pháp lãng mạn và hiện thực
- Ngợi ca tấm gương chiến đấu hi sinh vì tổ quốc với tinh thần Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh của những anh lính vệ quốc.
Xem thêm: Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến
Đề tham khảo môn Văn THPT Quốc gia – Đề 6
Đề thi tham khảo môn Ngữ văn
Phần I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi ở dưới
… Bao giờ cho tới mùa thu
trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
bao giờ cho tới tháng năm
mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao
Ngân hà chảy ngược lên cao
quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm
bờ ao đom đóm chập chờn
trong leo lẻo những vui buồn xa xôi
Mẹ ru cái lẽ ở đời
sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn
bà ru mẹ, mẹ ru con
liệu mai sau các con còn nhớ chăng
(Trích Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa – Theo Thơ Nguyễn Duy, NXB Hội nhà văn, 2010)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (0,5 điểm)
Câu 2. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng đầu của đoạn thơ trên. (0,5 điểm)
Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. (1,0 điểm)
Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét quan niệm của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ: Mẹ ru cái lẽ ở đời – sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (1,0 điểm)
II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
“Cứ như vậy, chúng ta đánh mất bản năng của gà rừng và biến thành con chim trong lồng lúc nào không biết nữa.”
Trong tư cách của người thanh niên tuổi 18, anh/chị có đồng tình với nhận định về giới trẻ như trên? Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị.
Câu 2. (5,0 điểm)
Đọc tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài (sách Ngữ văn 12) có ý kiến cho rằng: Đó là một truyện ngắn thấm đẫm chất hiện thực. Ý kiến khác thì khẳng định: Đó là một tác phẩm giàu chất trữ tình.
Từ cảm nhận của mình về tác phẩm, anh/chị hãy bình luận về các ý kiến trên.
————————-Hết————————
Đáp án đề thi môn Ngữ văn
I. Đọc – hiểu (3,0 điểm)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: phương thức biểu cảm/biểu cảm.
Câu 2. Hai biện pháp tu từ: lặp cấu trúc (ở hai dòng thơ bao giờ cho tới…), nhân hóa (trong câu trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm).
Câu 3. Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ thể hiện hồi tưởng của tác giả về thời ấu thơ bên mẹ với những náo nức, khát khao và niềm vui bé nhỏ, giản dị; đồng thời, cho thấy công lao của mẹ, ý nghĩa lời ru của mẹ và nhắn nhủ thế hệ sau phải ghi nhớ công lao ấy.
Câu 4. Nêu quan niệm của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ: Lời ru của mẹ chứa đựng những điều hay lẽ phải, những kinh nghiệm, bài học về cách ứng xử, cách sống đẹp ở đời; sữa mẹ nuôi dưỡng thể xác, lời ru của mẹ nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Đó là ơn nghĩa, là tình cảm, là công lao to lớn của mẹ.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
* Yêu cầu về kĩ năng:
– HS biết viết đoạn nghị luận xã hội, có dung lượng khoảng 200 chữ, biết triển khai luận điểm, diễn đạt mạch lạc
* Yêu cầu về nội dung:
– Bài làm có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật, đảm bảo các nội dung chính sau:
a. Giải thích ý kiến:
– Bản năng của gà rừng: bản năng sống độc lập; con chim trong lồng: cuộc sống thụ động, không làm chủ cuộc đời mình.
– Câu nói nhận định thực trạng con người đang đánh mất bản năng sống độc lập, rơi vào cuộc sống thụ động, lệ thuộc, không làm chủ cuộc đời mình.
b. Bàn luận: Từ điểm nhìn của người trẻ tuổi nói về thế hệ mình, thí sinh có thể bàn luận theo nhiều hướng khác nhau:
– Đồng tình với ý kiến: giới trẻ ngày nay thiếu khả năng tự lập:
+ Được bố mẹ bao bọc, thiếu kĩ năng sống.
+ Không có ý thức về giá trị của bản thân trong việc chọn nghề, trong suy nghĩ và hành động trước các vấn đề của cuộc sống…
+ Hành động theo tâm lí đám đông.
– Không đồng tình với ý kiến: giới trẻ ngày nay có khả năng tự lập cao, có kĩ năng sống, có trách nhiệm với bản thân và các xã hội: các tấm gương vượt khó, các tình nguyện viên, các tấm gương khởi nghiệp…
– Cái nhìn đa chiều về ý kiến: kết hợp cả hai ý trên trong lập luận
c. Bài học và liên hệ bản thân:
– Nhận định trên hướng cho chúng ta có thái độ và hành động đúng đắn trong cuộc sống: sống là không thụ động, phụ thuộc mà phải chủ động, tích cực.
– Luôn tin tưởng vào bản thân, tích cực, dám nghĩ, dám làm.
– Trang bị kiến thức, kĩ năng cho bản thân để có khả năng tự lập; ngay từ bây giờ tránh lối sống thụ động, ỷ lại vào người khác.
Câu 2. (5,0 điểm)
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
a. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
b. Phân tích để thấy Vợ chồng A Phủ là một truyện ngắn vừa có tính hiện thực, vừa là tác phẩm giàu chất trữ tình.
– Chất hiện thực Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được các ý sau: Truyện phản ánh bộ mặt thật của xã hội phong kiến thực dân vùng Tây Bắc trước cách mạng tháng 8, khi số phận những người dân nghèo nô lệ vô cùng khổ nhục (thông qua nhân vật Mị và A Phủ); bọn quan lại cường hào (cha con thống lí Pá Tra) ngang nhiên lộng hành, áp bức, bóc lột, hành hạ người dân nghèo một cách tàn bạo; trong hoàn cảnh đó, người dân nghèo vẫn khao khát vươn lên cuộc sống tự do, bằng sức sống mãnh liệt của mình, bằng tình yêu thương những người cùng giai cấp, họ đã vượt thoát khỏi cuộc sống nô lệ, tìm đến cuộc sống tự do, đấu tranh cho hạnh phúc…
– Chất trữ tình: Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được vẻ đẹp trữ tình của tác phẩm khi tái dựng khung cảnh thiên nhiên và những phong tục tập quán đẹp ở vùng rẻo cao mỗi độ xuân về; khi miêu tả tâm trạng đầy sức sống của Mị trong đêm tình mùa xuân khi nghe tiếng sáo; khi bộc lộ niềm tin vào tình người sâu sắc ở đoạn Mị cởi trói cho A Phủ…
– Đánh giá về sự hài hòa, đan quyện giữa chất hiện thực và chất trữ tình.
Đề tham khảo môn Văn THPT Quốc gia – Đề 7
PHẦN I – ĐỌC HIỂU
Thành công và thất bại chỉ đơn thuần là những điểm mốc nối tiếp nhau trong cuộc sống để tôi luyện nên sự trưởng thành của con người. Thất bại giúp con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa.
Không có ai luôn thành công hay thất bại, tuyệt đối thông minh hay dại khờ, tất cả đều phụ thuộc vào nhận thức, tư duy tích cực hay tiêu cực của mỗi người. Như chính trị gia người Anh, Sir Winston Churchill, từng nói, “Người bi quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn”. Sẽ có những người bị ám ảnh bởi thất bại, bị chúng bủa vây, che lấp những cơ hội dẫn tới thành công. Tuy nhiên, đừng sa vào vũng lầy bi quan đó, thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống. Đó là một điều bạn không thể tránh khỏi, nếu không muốn nói thực sự là trải nghiệm mà bạn nên có trong đời. Vì vậy, hãy thất bại một cách tích cực.
Câu 1: Xác định chủ đề chính của đoạn trích?
Câu 2: Tại sao tác giả lại nói: … “thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống”…
Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về lời khuyên: “Hãy thất bại một cách tích cực”
Câu 4: Điều anh chị tâm đắc nhất qua đoạn trích là gì?
PHẦN II – LÀM VĂN
Câu 1 (NLXH)
Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: Người thành công luôn tìm thấy cơ hội trong mọi khó khăn. Kẻ thất bại luôn thấy khó khăn trong mọi cơ hội.
Câu 2 (NLVH)
Bàn về kết thúc đoạn trích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài (SGK Ngữ văn 12, tập 2), có ý kiến cho rằng: hành động cắt nút dây mây cởi trói cứu A Phủ rồi chạy theo A Phủ của nhân vật Mị thật bất ngờ, đột ngột, không thể dự đoán trước; lại có người khẳng định: Đó là một kết thúc tự nhiên, tất yếu.
Bằng hiểu biết về tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, anh chị hãy bình luận các ý kiến trên.
GỢI Ý
PHẦN I – ĐỌC HIỂU
Câu 1: Xác định chủ đề chính của đoạn trích?
Chủ đề chính của đoạn trích là nói về sự tất yếu của thành công và thất bại trong cuộc sống của con người.
Câu 2: Tại sao tác giả lại nói: … “thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống”…
– “Lẽ tự nhiên” hay “phần tất yếu” tức là điều khách quan, ngoài ý muốn con người và con người không thể thay đổi.
+ Bởi vì trong cuộc sống không ai là không gặp thất bại. Có người thấy bại nhiều, thấy bại lớn. Có người thất bại ít, thất bại nhỏ.
+ Vì đó là điều tất yếu nên ta đừng thất vọng và chán nản. Hãy dũng cảm đối mặt và vượt qua.
Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về lời khuyên: “Hãy thất bại một cách tích cực”
– Thất bại một cách tích cực được hiểu theo những ý nghĩa sau:
+ nghĩa là thất bại nhưng không bi quan, chán nản
+ nghĩa là thất bại nhưng hiểu được nguyên nhân vì sao mình thất bại
+ thất bại nhưng biết tự mình đứng lên, rút ra bài học và tiếp tục hành động.
Câu 4: Điều anh chị tâm đắc nhất qua đoạn trích là gì?
Không nên sợ thất bại. Cần nhận ra mặt tích cực của sự thất bại để không tiếp tục phạm phải sai lầm.
PHẦN II – LÀM VĂN
Câu 1 (NLXH)
* Giải thích:
– Người thành công là người đạt được mục đích mà mình đặt ra sau một quá trình nỗ lực, cố gắng.
– Kẻ thất bại là người không thực hiện được những mong muốn, dự định đã đặt ra.
– Cơ hội: hoàn cảnh thuận tiện gặp được để làm việc gì mình mong ước.
* Về thực chất, câu nói khẳng định sự thành bại của mỗi người phụ thuộc vào cách người ấy đón nhận và xử thế trước những vấn đề của đời sống.
* Bình luận
– Thành và bại luôn song hành như một thực thể khách quan. Không ai không từng gặp thất bại, ngay cả những người thành công. (dẫn chứng)
– Sự thành bại của mỗi người không chỉ phụ thuộc vào tài năng hay cơ hội mà còn ở thái độ của người đó trước những khó khăn trong cuộc sống:
+ Với những người giàu nghị lực, mỗi khó khăn là cơ hội để tích lũy kinh nghiệm, kiểm chứng năng lực của bản thân. Và như thế, họ sẽ luôn tìm thấy cơ hội trong mỗi khó khăn để thành công.
+ Với những người bi quan, lười biếng khi gặp khó khăn thử thách vội chán nản, tự tìm thấy lí do để thoái thác công việc, từ bỏ ước mơ. Không vượt qua khó khăn càng khiến họ mất hết niềm tin để rồi chỉ thấy khó khăn trong mọi cơ hội. Và chắc chắn họ sẽ luôn thất bại.
– Cuộc sống rất khắc nghiệt nhưng luôn ẩn giấu nhiều cơ hội mà mọi người cần nắm bắt.
– Sự thành bại ở một giai đoạn không có ý nghĩa trong suốt cả cuộc đời. Mọi người cần có cách ứng xử trước mọi thành bại để đạt được những điều mình mong ước. Thành công chỉ có được sau quá trình học tập, tích lũy, nỗ lực, rèn luyện lâu dài.
– Phê phán thái độ sống hèn nhát, lười biếng, dễ gục ngã, mất niềm tin sau những lần thất bại.
Bài học nhận thức và hành động
– Cần phải có niềm tin, nghị lực lớn để vượt qua những thử thách khó khăn trong cuộc sống, để luôn tìm thấy cơ hội trong mọi khó khăn.
– Không ngại đối mặt với khó khăn. Coi khó khăn, thử thách như một phần tất yếu của cuộc sống.
– Luôn hành động mạnh mẽ, quyết đoán để khắc phục khó khăn…
Câu 2 (NLVH)
* Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm
* Giải thích ý kiến
– Ý kiến thứ nhất: hành động cắt nút dây mây cởi trói cứu A Phủ rồi chạy theo A Phủ của nhân vật Mị thật bất ngờ, đột ngột, không thể dự đoán trước: Đánh giá kết thúc của truyện Vợ chồng A Phủ là bất ngờ với mạch truyện, tâm trạng nhân vật Mị và cả người đọc.
– Ý kiến thứ hai: Đó là là một kết thúc tự nhiên, tất yếu: ý kiến này nhìn nhận, đánh giá kết thúc của tác phẩm trong mối quan hệ với lô gíc diễn biến tâm trạng nhân vật Mị và mạch vận động tất yếu của đời sống con người: khi bị dồn đẩy đến bước đường cùng, con người sẽ vùng lên tìm ánh sáng cho mình.
* Phân tích, chứng minh:
– hành động cắt nút dây mây cởi trói cứu A Phủ rồi chạy theo A Phủ của nhân vật Mị thật bất ngờ, đột ngột, không thể dự đoán trước: trong tác phẩm, Mị và A Phủ cùng là nô lệ trong nhà thống lí Pá Tra, song họ không có quan hệ tình cảm gì cụ thể, thậm chí là Mị đã gần như tê liệt hoàn toàn về ý thức, chỉ còn như con trâu, con ngựa. Trong hoàn cảnh A Phủ bị trói đứng đến gần chết, Mị vẫn thờ ơ đến mức như vô cảm trước nỗi khổ của A Phủ. Không ai có thể ngờ rằng, người con dâu bất hạnh và câm lặng ấy lại đột ngột cắt nút dây mây cởi trói cho A Phủ rồi chạy trốn theo anh. Đây là hành động hoàn toàn không hề có sự chuẩn bị, tính toán từ trước.
– Đó là là một kết thúc tự nhiên, tất yếu: Đặt trong sự phát triển tính cách của hình tượng Mị thì đây lại là một hành động tự nhiên, tất yếu. Bởi lẽ, Mị là cô gái ham sống, yêu đời, yêu tự do, khát khao hạnh phúc. Sức sống tiềm tàng mãnh liệt ở Mị dù có bị vùi dập đến kiệt cùng vẫn không lụi tắt. Đêm tình mùa xuân là minh chứng rõ nét cho sức sống ấy. Mặt khác, Mị vốn là cô gái giàu tình thương, vị tha, biết nghĩ, biết hi sinh cho người khác. Hành động của Mị là kết quả tất yếu của sự bóc lột, đàn áp tàn nhẫn của cha con thống lí nói riêng, tầng lớp phong kiến miền núi cao Tây Bắc nói chung đối với những người lao động nghèo. Hành động ấy chứng tỏ sức phản kháng mãnh liệt, khả năng hướng về cách mạng một cách tự nhiên của người dân Tây Bắc.
* Bình luận, đánh giá chung:
Cả hai ý kiến đều đúng, không đối lập mà bổ sung cho nhau, giúp người đọc hiểu rõ hơn về tài năng kể chuyện, miêu tả nội tâm nhân vật của nhà văn Tô Hoài. Đồng thời, ta càng trân trọng hơn tấm lòng yêu thương, đồng cảm của tác giả đối với người dân nơi đây.
………………………
Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết 15 đề tham khảo môn Văn chốt thi THPT Quốc gia Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.