Bạn đang xem bài viết 15 công dụng của bồ công anh, bài thuốc chữa bệnh, tác dụng phụ tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hầu hết mọi người đều xem bồ công anh là loài cây dại nhưng trong đông y thì loài cây này lại được đánh giá cao. Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu công dụng của bồ công anh nhé!
Thành phần dinh dưỡng của bồ công anh:
- Các vitamin: vitamin E, vitamin A, vitamin C, vitamin K, vitamin B9, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6,…
- Khoáng chất: sắt, canxi, magie, kali, lưu huỳnh, silic và phospho,…
- Các hợp chất hữu cơ: carbohydrate inulin, acid lacturic, lactucopicrin và lactuxin,…
Giá trị dinh dưỡng cao
So với các loại rau khác như rau dền, rau diếp cá thì hàm lượng dinh dưỡng có trong bồ công anh cao hơn nhiều. Nhờ có hàm lượng dinh dưỡng lớn và có chứa các chất có hoạt tính sinh học nên bồ công anh được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền cũng như thực phẩm dinh dưỡng trong các bữa ăn.
Hỗ trợ giảm cân
Bồ công anh giúp thúc đẩy phân hủy carbohydrate, chất béo và cholesterol trong cơ thể, hỗ trợ rất nhiều cho quá trình giảm cân. Bồ công anh cũng chứa nhiều protein và chất xơ, chúng là những chất sẽ khiến bạn cảm thấy no lâu và giảm cảm giác thèm ăn. Bạn có thể sử dụng loài thực vật này để chế biến thành món ăn kiêng.
Ngoài ra, trong bồ công anh có chứa một chất giúp giảm trọng lượng cơ thể và sự lắng đọng lipid – axit chlorogenic (CA). CA có thể được sử dụng như một loại thuốc để giảm lipid máu và điều trị béo phì.
Chăm sóc da
Chiết xuất từ bồ công anh giúp bảo vệ da khỏi bị tổn thương do ánh nắng mặt trời, lão hóa và mụn trứng cá.
Thoa chiết xuất từ hoa và lá bồ công anh sẽ giúp bảo vệ da, ngăn ngừa tổn thương khỏi tia UVB từ ánh sáng mặt trời. [1]
Ngoài ra chiết xuất bồ công anh còn giúp tăng tái tạo các tế bào mới, tăng sinh collagen, tăng cường quá trình hydrat hoá và làm giảm viêm và kích ứng da. Công dụng này của bồ công anh mang lại rất hữu ích đối với việc chống lão hoá da và trị mụn trứng cá.
Hỗ trợ xương khỏe mạnh
Bồ công anh rất giàu canxi và vitamin K – 2 chất rất cần cho sự tăng trưởng và sức khỏe của xương. Bên cạnh đó trong bồ công anh có chứa các chất chống oxy hóa như vitamin C và luteolin, các chất này đóng một vai trò quan trọng trong sức khỏe của xương, giảm mật độ xương và chống lão hoá sớm bằng cách giảm stress oxy hóa.
Ngoài việc sử dụng bồ công anh, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm các thực phẩm bổ sung Canxi và Vitamin D để hỗ trợ sức khỏe xương khớp nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung.
Lợi tiểu
Người ta thường sử dụng rễ cây bồ công anh trong các bài thuốc lợi tiểu, giải độc gan.
Một nghiên cứu về tác dụng lợi tiểu của bồ công anh đã được thực hiện và cho thấy chiết xuất từ bồ công anh làm tăng tần suất và tỷ lệ bài tiết nước tiểu ở người khỏe mạnh.[2]
Chống lại stress oxy hóa do chứa chất chống oxy hóa mạnh
Quá trình trao đổi các chất trong cơ thể xảy ra sẽ sinh các sản phẩm phụ là các gốc tự do, các chất này làm tăng nhanh quá trình lão hoá của cơ thể.
Bồ công anh chứa lượng lớn các chất chống oxy hóa: beta-caroten, polyphenol (có trong hoa bồ công anh) và một số chất chống oxy hóa khác. Các chất này sẽ giúp cơ thể chống lại stress oxy hóa và làm giảm tác hại của quá trình lão hoá.
Chống ung thư
Đã có một tuyên bố về sức khoẻ được khá nhiều người quan tâm, rằng chiết xuất từ bồ công anh ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư trong các hệ thống cơ quan khác nhau như vú, gan, ruột kết, dạ dày.
Các nghiên cứu trong ống nghiệm khác đã phát hiện ra rằng chiết xuất từ rễ cây bồ công anh làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư trong mô gan, ruột kết và dạ dày.[nguon title=”Effect of Methanolic Extract of Dandelion Roots on Cancer Cell Lines and AMP-Activated Protein Kinase Pathway” link=”https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29234282/”][/nguon][nguon title=”Dandelion root extract affects colorectal cancer proliferation and survival through the activation of multiple death signalling pathways” link=”https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27564258/”][nguon title=”Dandelion root extract suppressed gastric cancer cells proliferation and migration through targeting lncRNA-CCAT1″][/nguon]
Hỗ trợ tiêu hoá, điều trị táo bón
Từ lâu nay trong y học cổ truyền, bồ công anh vẫn thường được dùng để cải thiện sức khoẻ đường tiêu hoá và điều trị táo bón.
Cứ 105 gram bồ công anh nấu chín có 3 gram chất xơ, do đó bồ công anh sẽ hỗ trợ sự hoạt động của ruột, điều trị táo bón, phòng ngừa bệnh trĩ và viêm ruột thừa.
Đặc biệt là rễ cây bồ công anh rất giàu chất xơ prebiotic inulin. Do đó, giảm táo bón và tăng cường chuyển động của ruột điều này đã được chứng minh bằng các phân tích về các thử nghiệm lâm sàng về tác dụng của inulin.
Tăng cường miễn dịch
Bồ công anh có đặc tính kháng khuẩn, có khả năng giúp cơ thể chống lại các vi khuẩn, virus gây bệnh và chống nhiễm trùng. Chiết xuất từ bồ công anh làm giảm đáng kể khả năng tái tạo của virus.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chiết xuất từ cây bồ công anh có tác dụng bảo vệ cơ thể và chống lại các chủng vi khuẩn khác nhau như: Staphylococcus aureus gây ra các bệnh nhiễm trùng da và đôi khi viêm phổi, viêm nội tâm mạc, và viêm tủy xương. [5]
Bồ công anh giúp chúng ta chống lại những tác nhân gây hại từ bên ngoài
Giảm viêm
Viêm là phản ứng tự bảo vệ của cơ thể đối với các tác nhân có hại từ bên ngoài, nhưng khi tình trạng viêm nhiễm quá mức sẽ gây các tổn thương thậm chí là hoại tử mô.
Bồ công anh có tác dụng làm giảm viêm hiệu quả nhờ các hoạt chất có hoạt tính sinh học khác nhau như polyphenol. Chiết xuất methanol của cây làm giảm viêm bằng cách ức chế sản xuất các chất gây viêm và các phân tử gây viêm.
Quản lý lượng đường trong máu
Axit chicoric và chlorogenic là hai hợp chất có hoạt tính sinh học giúp giảm lượng đường trong máu, hai hợp chất này được tìm thấy trong tất cả các bộ phận của cây.
Nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật cho thấy có sự cải thiện việc tiết insulin – hormone điều chỉnh lượng đường trong máu cũng như sự hấp thụ glucose (đường) trong cơ thể. Nhờ đó mà lượng đường trong máu giảm và điều chỉnh độ nhạy cảm của insulin.
Giảm cholesterol và chất béo trung tính
Các nghiên cứu trên ống nghiệm và trên động vật đã cho kết quả rằng chiết xuất từ lá và rễ cây bồ công anh giúp làm giảm sự tích tụ chất béo trung tính và giảm đáng kể mức cholesterol toàn phần.
Việc giảm mức cholesterol sẽ hỗ trợ tích cực trong việc ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch và tai biến. Từ đó giúp bạn xây dựng một sức khỏe tổng thể tốt hơn, hạn chế các bệnh mạn tính khác.
Giảm huyết áp
Những thực phẩm giàu kali là những thực phẩm cần thiết với bệnh nhân huyết áp cao. Bồ công anh là một trong số những thực phẩm đó, hàm lượng kali trong bồ công anh khá dồi dào. Ngoài ra, bồ công anh còn có tác dụng giảm các cholesterol xấu và lợi tiểu – hai tác dụng hỗ trợ làm giảm huyết áp.
Giúp gan khỏe mạnh
Bồ công anh giúp ngăn ngừa tổn thương của gan, cải thiện chức năng gan, làm giảm mức độ chất béo dư thừa lưu trữ trong gan, chống lại stress oxy hóa. Chiết xuất bồ công anh có thể giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, tái cân bằng điện giải và tái lập các hydrat.
Bồ công anh giúp gan khỏe mạnh
Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu
Như đã nói ở trên, bồ công anh có tác dụng lợi tiểu do đó chúng có thêm tác dụng ngăn ngừa khả năng nhiễm trùng đường tiết niệu. Bên cạnh đó, bồ công anh có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm sẽ làm giảm tình trạng viêm nhiễm, kích thích tăng cường lợi khuẩn ức chế vi khuẩn có hại ở đường tiết niệu.
Các bài thuốc chữa bệnh của bồ công anh
- Bài thuốc trị viêm phổi: bồ công anh 30g, bại tướng thảo 40g, hoàng cầm 12g, tiền hồ 12g. Sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.
- Bài thuốc chữa vú sưng đau ở phụ nữ: bồ công anh 120g, sài đất 80g, thông thảo 12g, quả chộp phơi khô (vương bất lưu hành) 30g, gai bồ kết 20g. Sắc lấy nước uống.
- Bài thuốc trị viêm hang vị dạ dày: bồ công anh 30g, hoàng cầm 8g, bạch thược 12g, uất kim 12g, cam thảo 6g. Sắc lấy nước uống.
Cách sử dụng bồ công anh
Vì giá trị dinh dưỡng cao và những lợi ích mà bồ công anh mang lại cho con người là rất lớn nên người ta đã sử dụng bồ công anh dưới nhiều cách khác nhau:
- Trà bồ công anh: Trà bồ công anh khá phổ biến và được nhiều người sử dụng. Rễ và hoa bồ công anh là hai bộ phần thường được sử dụng để làm trà. Tương tư như những loại trà khác, bạn chỉ cần ngâm rễ hoặc hoa trong nước nóng khoảng 20 – 30 phút là có thể sử dụng. Để trà thơm và ngọt hơn bạn có thể sử dụng mật ong hoặc thảo quả.
- Làm salad: Loại rau này có vị đắng nhẹ, kết hợp với các loại thực phẩm thực phẩm khác sẽ giúp món ăn tròn vị hơn. Hơn hết chúng bổ sung nhiều chất dinh dưỡng.
- Làm nước uống: Uống nước từ rễ bồ công anh vào buổi sáng sẽ giúp thúc đẩy hoạt động gan, cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe cho bạn hiệu quả. Bạn cần cắt nhỏ và nướng trước, sau đó chỉ cần ngâm rễ loài cây này với nước sôi 10 phút là có thể sử dụng được.
- Làm gia vị món ăn: Có khá nhiều loại thực phẩm thường được sử dụng để kết hợp với bồ công anh như: hải sản, mì ống. Bạn có thể sử dụng hoa bồ công anh như gia vị, rau thơm để rắc lên các món ăn giúp nâng cao tính thẩm mỹ cho món đó và làm tăng khẩu vị, dưỡng chất.
Tác dụng phụ của bồ công anh
Một số tác dụng phụ mà bạn có thể gặp phải khi sử dụng bồ công anh:
- Bạn có thể gặp phải một số phản ứng dị ứng như phát ban, khó thở, da bị mẩn đỏ khi tiếp xúc với bồ công anh. Đặc biệt nên chú ý đối với những người bị dị ứng phấn hoa.
- Người có làn da nhạy cảm thường có thể bị viêm da tiếp xúc khi sử dụng bồ công anh.
- Sử dụng bồ công anh với các loại thuốc (thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu) hoặc những thuốc có hoạt chất (Ciprofloxacine Citochrome, Glucoronosyltransferase) có thể gây ra các tương tác bất lợi với thuốc như: dị ứng, đánh trống ngực, ngất,…
Lưu ý và thận trọng khi sử dụng bồ công anh
Bồ công anh được đánh giá là khá an toàn khi sử dụng nhưng bạn cũng nên lưu ý khi sử dụng:
- Nếu bạn thường xuyên bị cảm lạnh hoặc cơ thể có cảm giác ớn lạnh, chân tay lạnh thì bạn không nên sử dụng.
- Dùng bồ công anh để chữa bệnh thì không nên ăn kèm với các loại thực phẩm như: rau muống, đỗ xanh, rượu, bia… vì sẽ làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc, đôi khi sẽ gây ra những tác dụng không mong muốn.
- Bồ công anh kết hợp với những thực phẩm/thảo dược này sẽ ảnh hưởng đến quá trình đông máu: ớt, đinh hương, nghệ, tỏi, gừng, hạt dẻ, sâm, bạch dương, bột nghệ, bạch quả, bạch dương, cỏ ba lá đỏ.
- Những người bị dị ứng với cỏ phấn hương, hoa cúc, cúc vạn thọ,.. không nên sử dụng bồ công anh.
- Nếu bạn đang mang thai hoặc đang cho con bú không nên sử dụng bồ công anh nếu không có lời khuyên từ các chuyên gia y tế.
- Dùng đúng liều lượng cho phép để tránh mất cảm giác ngon miệng, đổ mồ hôi, mệt mỏi,…
- Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Xem thêm:
- Bồ công anh có thể trị đau dạ dày không?
- Sử dụng nhuỵ hoa nghệ tây Saffron đúng cách, hiệu quả nhất.
- Tinh dầu hoa anh thảo là gì?Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ.
- Những đối tượng không nên sử dụng dầu hoa anh thảo.
Mong rằng thông qua bài viết bạn có thể biết nhiều hơn về lợi ích đối với sức khỏe của cây bồ công anh. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ đến với người thân và bạn bè của bạn!
Nguồn: Sức khoẻ đời sống, Cổng thông tin điện tử Sở Y tế Nam Định.
Nguồn tham khảo
-
Dandelion Extracts Protect Human Skin Fibroblasts from UVB Damage and Cellular Senescence
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26576225/
-
The diuretic effect in human subjects of an extract of Taraxacum officinale folium over a single day
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19678785/
-
Isolation and Identification of Compounds from Bioactive Extracts of Taraxacum officinale Weber ex F. H. Wigg. (Dandelion) as a Potential Source of Antibacterial Agents
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29507587/
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 15 công dụng của bồ công anh, bài thuốc chữa bệnh, tác dụng phụ tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.