Bạn đang xem bài viết 14 cách phòng ngừa sỏi thận hiệu quả giúp bạn khỏe mạnh tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu 14 phương pháp phổ biến, an toàn, hiệu quả trong phòng ngừa sỏi thận và giúp cơ thể khỏe mạnh nhé!
Sỏi thận là gì?
Sỏi thận là những hợp chất rắn của muối và chất khoáng thường được tạo thành từ canxi oxalat. Chúng hình thành bên trong thận khi có quá nhiều khoáng chất tích tụ trong nước tiểu và có thể di chuyển đến các bộ phận khác của đường tiết niệu.
Kích thước của sỏi thận đa dạng, thường có kích thước từ vài mm đến vài cm. Sỏi thận phổ biến hơn ở nam giới hơn so với nữ giới.
Giữ cơ thể đủ nước
Cách ngăn ngừa sỏi thận tốt nhất là uống nhiều nước. Nếu bạn không uống đủ nước, lượng nước tiểu sẽ thấp. Lượng nước tiểu ít có nghĩa là nước tiểu đang bị cô đặc hơn và ít có khả năng hòa tan các muối trong nước tiểu từ đó gây ra sỏi thận.
Nước chanh và nước cam cũng là những lựa chọn tốt vì chứa citrat có thể ngăn hình thành sỏi.
Uống khoảng 8 ly nước mỗi ngày hoặc một lượng đủ để thải hai lít nước tiểu. Nếu thường xuyên tập thể dục và đổ mồ hôi nhiều hoặc nếu có tiền sử sỏi cystin, bạn sẽ cần bổ sung nước nhiều hơn.
Bạn có thể biết liệu mình có uống đủ nước hay không bằng cách nhìn vào màu sắc của nước tiểu – nước tiểu phải có màu sắc vàng trong hoặc vàng nhạt. Nếu nước tiểu tối màu, bạn sẽ cần uống thêm nước mỗi ngày.
Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi
Loại sỏi thận phổ biến nhất là sỏi canxi oxalat, khiến nhiều người tin rằng họ nên tránh ăn các thực phẩm có chứa canxi. Sự thật là ngược lại, chế độ ăn ít canxi có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận và nguy cơ loãng xương. Tuy nhiên, bổ sung quá nhiều canxi có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.
Một nghiên cứu trên phụ nữ sau mãn kinh có tổng lượng canxi tiêu thụ trên 2400 mg mỗi ngày có tỷ lệ tăng canxi niệu cao hơn đáng kể so với những đối tượng dùng giả dược, mặc dù không có trường hợp nào xuất hiện sỏi canxi. [1]
Theo Quỹ Thận Quốc gia (National Kidney Foundation), lượng canxi được khuyến nghị để ngăn ngừa sỏi canxi là 1000-1200mg mỗi ngày. Uống bổ sung canxi trong bữa ăn có thể giúp làm giảm nguy cơ sỏi thận khi sử dụng canxi.
Sữa ít béo, phô mai ít béo và sữa chua ít béo đều là những lựa chọn tốt để bổ sung canxi.
Ăn ít natri
Chế độ ăn nhiều muối làm tăng nguy cơ bị sỏi canxi. Theo Tổ chức Chăm sóc Tiết niệu Hoa Kỳ (Urology Care Foundation), sự có mặt của quá nhiều muối trong nước tiểu khiến canxi không được tái hấp thu từ nước tiểu vào máu. Điều này làm cho hàm lượng canxi trong nước tiểu cao, có thể dẫn đến sỏi thận.
Vì vậy, tiêu thụ ít muối giúp giữ lượng canxi trong nước tiểu thấp hơn. Lượng canxi trong nước tiểu càng thấp thì nguy cơ hình thành sỏi thận càng thấp.
Để kiểm soát lượng natri đưa vào cơ thể, hãy quan sát nhãn thực phẩm cẩn thận trước khi mua. Một số thực phẩm nổi tiếng là chứa nhiều natri bao gồm:
- Thức ăn chế biến sẵn và thức ăn nhanh (khoai tây chiên và bánh quy giòn).
- Súp đóng hộp.
- Rau đóng hộp.
- Thịt đóng hộp.
- Thực phẩm có chứa bột ngọt, mì chính chứa mononatri glutamat.
- Thực phẩm có chứa natri nitrat.
- Thực phẩm có chứa natri bicacbonat như bột nở.
Để tạo hương vị cho thực phẩm mà không cần sử dụng muối, hãy thử các loại thảo mộc tươi hoặc hỗn hợp gia vị thảo mộc không chứa muối.
Ăn ít thực phẩm giàu oxalat
Một số loại sỏi thận được tạo thành từ sự tích lũy oxalat, một hợp chất tự nhiên có trong thực phẩm liên kết với canxi trong nước tiểu để tạo thành sỏi thận. Do đó để ngăn ngừa hình thành sỏi nên hạn chế tiêu thụ những thực phẩm giàu oxalat.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng cắt giảm hoàn toàn thực phẩm giàu oxalat trong chế độ ăn uống sẽ làm giảm khả năng hình thành sỏi thận canxi oxalat. Về lý thuyết điều này có thể đúng nhưng cách kiểm soát này chưa được hợp lý từ góc độ sức khỏe tổng thể.
Hầu hết sỏi thận được hình thành khi oxalat liên kết với canxi trong nước tiểu. Do đó, nên ăn các thực phẩm giàu canxi và oxalat cùng một lúc trong bữa ăn. Một nghiên cứu trên 32 nam giới dùng 1000mg canxi cacbonat mỗi bữa trong 3 bữa ăn hàng ngày (tổng cộng 3000mg mỗi ngày) hoặc 3000mg canxi cacbonat một lần trước khi đi ngủ.
Kết quả cho thấy nồng độ oxalat trong nước tiểu giảm đáng kể khi bổ sung canxi trong bữa ăn do oxalat và canxi có nhiều khả năng liên kết với nhau hơn trong dạ dày và ruột trước khi thận bắt đầu quá trình tạo nước tiểu. [2]
Một số thực phẩm giàu oxalat là:
- Rau chân vịt.
- Sô cô la.
- Khoai lang.
- Cà phê.
- Củ cải.
- Đậu phộng.
- Cây đại hoàng.
- Sản phẩm làm từ đậu nành.
- Cám lúa mì.
Ăn ít đạm động vật
Thành phần axit trong các thực phẩm giàu protein động vật có thể gây ra sỏi thận axit uric và canxi oxalat.
Bạn nên cố gắng hạn chế hoặc tránh ăn thức ăn làm từ:
- Thịt bò.
- Gia cầm.
- Cá.
- Thịt lợn.
Tránh bổ sung vitamin C
Bổ sung quá nhiều vitamin C (axit ascorbic) có thể dẫn đến sỏi thận. Theo một nghiên cứu, nam giới bổ sung vitamin C liều cao sẽ tăng gấp đôi nguy cơ hình thành sỏi thận. Tuy nhiên, nguồn vitamin C từ thực phẩm ít cho nguy cơ tương tự.
Dùng thảo dược
Chanca Piedra, dân gian gọi là “thuốc phá sỏi”, là một phương thuốc cổ truyền thường được sử dụng để điều trị bệnh sỏi thận. Loại thảo dược này có thể giúp ngăn ngừa sự tạo thành sỏi canxi oxalat trong thận. Đồng thời, cũng được cho là làm giảm kích thước của những viên sỏi đã hình thành.
Tuy nhiên, người bệnh nên sử dụng thảo dược một cách thận trọng. Công dụng của thảo dược chưa được nghiên cứu tốt để phòng ngừa hoặc điều trị sỏi thận.
Tránh để cơ thể tiết quá nhiều mồ hôi
Xông hơi và tập thể dục nặng có thể tốt cho sức khỏe của bạn nhưng chúng cũng có thể dẫn đến sỏi thận.
Nguyên nhân là do sự mất nước có thể dẫn đến việc sản xuất nước tiểu ít hơn, cho dù đổ mồ hôi là do sự vận động mạnh hay chỉ do cái nóng của mùa hè. Lượng nước tiểu thấp sẽ tạo điều kiện cho các khoáng chất gây sỏi lắng đọng và kết dính trong thận và đường tiết niệu.
Một trong những biện pháp tốt nhất bạn có thể áp dụng để tránh sỏi thận là uống nhiều nước vì điều này sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều. Vì vậy, hãy đảm bảo giữ đủ nước, đặc biệt là khi tập thể dục hoặc các hoạt động ra nhiều mồ hôi.
Duy trì cân nặng khỏe mạnh
Thừa cân, béo phì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thận. Tuy nhiên, hãy luôn đảm bảo giảm cân từ từ và an toàn. Ăn kiêng quá mức hoặc ăn theo một chế độ nhiều đạm động vật đều có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.
Tránh tiêu thụ quá nhiều caffeine
Caffeine làm tăng tốc độ trao đổi chất và có thể gây mất nước. Người lớn nên uống không quá 400mg caffeine mỗi ngày, tương đương với khoảng bốn tách cà phê. Điều quan trọng cần nhớ là một số loại nước ngọt, sô cô la, trà và nước tăng lực cũng có thể chứa caffeine.
Tránh đồ uống có đường
Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa đồ uống có đường, đặc biệt là những đồ uống có chứa siro ngô có hàm lượng fructose cao, với sự phát triển của sỏi thận. Ít nhất một nửa lượng chất lỏng của một người uống trong ngày phải là nước tinh khiết.
Tăng lượng axit citric trong cơ thể
Khoảng 60% những người bị sỏi thận có nồng độ axit citric thấp. Do đó, nên bổ sung axit citric để làm giảm nguy cơ bị sỏi thận.
Một số nguồn axit citric tốt bao gồm:
- Một ly nước chanh hoặc chanh pha loãng, không đường.
- Một ly nước cam.
- Một ly nước ép dưa hoặc xoài.
Nước cam, nước chanh chứa axit citric
Tiêu thụ thực phẩm có tính axit cao trong mức cho phép
Nước tiểu có tính axit cao có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận do axit uric và làm cho việc tiểu tiện trở nên đau đớn hơn. Lượng axit cao trong nước tiểu cũng khuyến khích thận tái hấp thu citrat hơn là bài tiết ra ngoài.
Citrat là một hợp chất có thể giúp loại bỏ sỏi canxi, cũng như làm giảm sự phát triển của chúng. Một số thực phẩm có tính axit cao bao gồm:
- Thịt đỏ và thịt lợn.
- Gia cầm.
- Hầu hết các loại cá.
- Hầu hết các loại pho mát.
- Trứng.
Không cần phải tránh hoàn toàn các loại thực phẩm có hàm lượng axit cao vì chúng có thể là một nguồn cung cấp protein dồi dào. Tuy nhiên nếu bạn bị sỏi thận thường xuyên, cần theo dõi chế độ ăn và hạn chế ăn những thực phẩm này.
Uống các chất bổ sung tự nhiên và vitamin
Một loạt các chất bổ sung tự nhiên và vitamin có sẵn trong thức ăn có thể giúp giảm nguy cơ sỏi thận ở một số người, bao gồm:
- Kali citrat.
- Vitamin B6, có trong thực phẩm như chuối, xoài, đậu nành, bơ và cá bơn.
- Các vitamin B khác, bao gồm vitamin B2, vitamin B1 và vitamin B12, các loại vitamin này không có hại cho những người bị sỏi thận.
- Vitamin D.
- Dầu cá.
Tuy nhiên, đối với nhiều loại thuốc này, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng. Một số chất bổ sung có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận hoặc các bệnh khác đối với một số đối tượng.
Uống các chất bổ sung tự nhiên và vitamin
Khi nào cần thăm khám bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Khi có một trong các triệu chứng của bệnh sỏi thận bạn nên đến thăm khám bác sĩ sớm nhất để có thể thực hiện các bài test chẩn đoán bệnh sỏi thận. Các triệu chứng phổ biến của bệnh sỏi thận bao gồm:
- Đau liên tục, dữ dội ở phần lưng dưới.
- Nước tiểu có máu.
- Nôn hoặc buồn nôn.
- Sốt và ớn lạnh.
- Nước tiểu có mùi rất khó chịu hoặc có mùi lạ.
- Nước tiểu đục.
- Đau bụng không cải thiện với thuốc điều trị đầy hơi.
Các xét nghiệm bệnh sỏi thận
- Xét nghiệm hình ảnh: Chụp X-quang, chụp CT và siêu âm sẽ giúp bác sĩ xác định kích thước, hình dạng, vị trí và số lượng sỏi thận. Các xét nghiệm này giúp bác sĩ đưa ra quyết định điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân.
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu sẽ cho biết thận đang hoạt động tốt như thế nào, kiểm tra sự nhiễm trùng và tìm kiếm các vấn đề về hóa sinh trong cơ thể có thể dẫn đến sỏi thận.
- Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm này cũng tìm kiếm các dấu hiệu nhiễm trùng và kiểm tra nồng độ của các chất có vai trò trong hình thành sỏi thận.
Tham khảo địa chỉ khám và điều trị sỏi thận
Nếu có nhu cầu đến bệnh viện để làm các xét nghiệm về bệnh sỏi thận, bạn nên tham khảo các bệnh viện lớn như:
- Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Quân Y 175, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn,…
- Tại thành phố Hà Nội: Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Pháp,…
- Cảnh báo 8 dấu hiệu sỏi thận có thể bạn chưa biết
- Bị sỏi thận nên ăn gì? 12 loại thực phẩm trị sỏi thận tại nhà an toàn, hiệu quả
Trên đây là những lưu ý giúp phòng ngừa sỏi thận hiệu quả và một số cách giúp phát hiện bệnh suy thận. Nếu thấy hay và hữu ích hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè của nhé!
Nguồn: Healthline, National Kidney Foundation, Medical News Today, Cleveland Clinic
Nguồn tham khảo
-
Long-term effects of calcium supplementation on serum parathyroid hormone level, bone turnover, and bone loss in elderly women
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/9495509/
-
Schedule of taking calcium supplement and the risk of nephrolithiasis
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15086924/
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 14 cách phòng ngừa sỏi thận hiệu quả giúp bạn khỏe mạnh tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.