Bạn đang xem bài viết 13 điều kiêng kỵ khi mang thai các mẹ cần lưu ý tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Quá trình mang thai vô cùng vất vả với người phụ nữ, ngoài những lưu ý khi mang thai thì mẹ bầu cũng cần ghi nhớ những điều kiêng kị khi mang thai để thai nhi khỏe mạnh qua các cột mốc quan trọng. Hãy cùng Nhà thuốc An Khang điểm qua 13 điều nên tránh khi mang thai dành cho mẹ bầu nhé!
Chăm sóc sắc đẹp không phù hợp
Chăm sóc sắc đẹp là điều không thể thiếu ở phụ nữ, tuy nhiên việc làm đẹp trong thời kỳ mang thai cần lưu ý những nguyên tắc nhất định để đảm bảo sức khỏe cho thai nhi. Các mẹ bầu cần tránh tiếp xúc với hóa chất và mỹ phẩm chẳng hạn như:
- Thuốc nhuộm tóc hay các loại thuốc làm tóc khác có thể chứa một số chất hóa học rất gây hư thai.[1] [2]
- Hạn chế sử dụng sơn móng tay vì dibutyl phathalate chứa trong sơn móng tay sẽ gây tổn thương cơ quan sinh dục của trẻ sơ sinh, đặc biệt là bé trai.[3]
- Son môi chứa chì gây độc hại cho cơ thể mẹ bầu và thai nhi.
Sức khỏe thai nhi vẫn là ưu tiên hàng đầu so với nhu cầu làm đẹp
Đi ngủ muộn
Mẹ bầu thường xuyên thức khuya có thể khiến bé có xu hướng ngủ đêm ít hơn và khó tính hơn vì đồng hồ sinh học của bé đã được thiết lập từ khi còn là bào thai. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi đủ giấc và đúng giờ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày và có thêm 1 tiếng nghỉ trưa.
Tâm trạng căng thẳng, cáu gắt
Các nghiên cứu cho thấy tâm trạng của phụ nữ mang thai thường xuyên căng thẳng và cáu gắt có thể ảnh hưởng rất lớn đến tính cách và tâm trạng của thai nhi.[4] [5]
Để cải thiện tâm trạng, mẹ bầu nên dành thời gian đi bộ hay tập yoga theo đúng hướng dẫn của chuyên gia sức khỏe và phù hợp với các giai đoạn của thai kỳ. Bên cạnh đó thì các cách massage giúp cho bà bầu giảm căng thẳng mệt mỏi cũng có tác động tốt đến tâm trạng.
Nghiện rượu
Rượu và thuốc lá là hai “gương mặt” được đưa vào danh sách “đen” đối với mẹ bầu. Nguyên nhân vì rượu sẽ làm ảnh hưởng lớn đến mẹ cũng như sự phát triển thần kinh, vận động, giấc ngủ, khả năng tập trung của thai nhi.
Một nghiên cứu khoa học đã chứng minh các tác hại mà rượu gây ra cho phụ nữ mang thai vô cùng lớn, bao gồm:[6]
- Sinh non.
- Rối loạn phổ rượu thai nhi.
- Tổn thương não.
- Gây tổn thương và dị tật ở thai nhi đang phát triển.
- Sẩy thai.
- Thai chết lưu.
Caffeine
Cà phê hay những thức uống chứa cafein sẽ làm tăng huyết áp, nhịp tim tác động qua nhau thai và ảnh hưởng đến thai nhi. Ở các bé không có các enzym cần thiết để chuyển hóa caffeine. Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng 200mg caffeine trở lên mỗi ngày có nguy cơ sảy thai cao gấp đôi so với người không dùng đến bất kỳ caffeine nào.[7] [8]
Khói thuốc lá
Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc có thể gây hại cho sức khỏe nhất là phụ nữ đang mang thai. Thuốc lá chứa 4000 hóa chất độc hại và một số chất gây ung thư không chỉ ở người hút mà còn dẫn tới những nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi chẳng hạn như:
- Sẩy thai.
- Sinh non.
- Ảnh hưởng cân nặng của thai nhi.
- Các vấn đề về thần kinh, tư duy, tập trung học tập hoặc vận động khi bé được sinh ra.
- Gia tăng nguy cơ gây tử vong đột ngột cho trẻ sơ sinh.
Tư thế nằm không đúng
Phụ nữ mang thai có những cột mốc quan trọng và ứng với các cột mốc đó là những lưu ý giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Trong 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu có nước ối nhiều nên tư thế nằm nghiêng là phù hợp nhất giúp mẹ bầu thoải mái hơn, tránh gây áp lực lên bào thai và có thể kết hợp kê chân lên gối nếu cảm thấy phần chân nặng nề.
Trong 3 tháng cuối thai kỳ, nằm nghiêng bên trái sẽ giảm bớt áp lực cho các động mạch và vùng xương chậu vì lúc này tử cung thường xoay về phía bên phải. Điều này, đồng thời làm tăng quá trình lưu thông máu, cung cấp dưỡng chất cho thai nhi.
Ăn uống không đúng bữa
Chế độ ăn không đủ chất hoặc ăn uống thất thường của thai phụ sẽ ảnh hưởng đến sở thích ăn uống của bé, khiến mẹ đau dạ dày và bé thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết.
Mẹ bầu cần cố gắng ăn đủ bữa, đúng giờ, sinh hoạt điều độ và kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phòng và điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Ít vận động
Phụ nữ mang thai cần được nghỉ ngơi nhưng điều đó không có nghĩa là thai phụ không vận động chỉ nằm hay ngồi một chỗ. Ít vận động có thể khiến em bé cũng sẽ lười biếng, kém phát triển trí não vì suy nghĩ đầu óc hay vận động chân tay của mẹ bầu như sợi dây vô hình kết nối với thai nhi.
Việc vận động nhẹ nhàng cũng góp phần giúp mẹ bầu tránh nguy cơ tiểu đường tiền thai kỳ và quá trình giữ dáng nhưng bé vẫn phát triển cũng dễ hơn.
Phòng xông hơi hoặc bể sục
Cơ thể mẹ bầu có thể bị mất nước và ngất xỉu khi sử dụng phòng xông hơi, bể sục, bồn tắm nước nóng do cơ chế đổ mồ hôi khi nhiệt độ tăng lên.
Điều này cũng khiến máu chảy đến các cơ quan nội tạng và não sẽ ít hơn và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, nhất là thời điểm 12 tuần đầu mang thai, mẹ bầu phải hết sức lưu ý.
Các loài mèo
Toxoplasmosis là một bệnh nhiễm trùng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng trong thai kỳ do loại ký sinh trùng có tên Toxoplasma gondii ( T. gondii ) gây ra. Loài ký sinh trùng thường được tìm thấy trong phân mèo hoặc đất nhiễm phân mèo chứa bệnh.
Mẹ bầu nhiễm toxoplasmosis trong giai đoạn đầu của thai kỳ có nguy cơ sảy thai, thai chết lưu hoặc gây mù và tổn thương não ở thai nhi.Các triệu chứng của bệnh toxoplasmosis khá giống cảm cúm nhẹ: cơ thể nóng, đau họng và đau nhức các cơ,…
X-rays
Khi mang thai mẹ bầu có thể siêu âm để kiểm khám thai định kỳ tuy nhiên việc chụp X – quang sẽ cần nên tránh thực hiện. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy các tác hại tiềm tàng bức xạ X như:
- Sẩy thai (sẩy thai, thai chết lưu).
- Dị dạng.
- Ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi (Rối loạn tăng trưởng).
- Gây ra những bất thường và nguy cơ gây ung thư. [9] [10]
Những thực phẩm nên tránh
Dinh dưỡng trong thai kỳ vô cùng quan trọng, những thực phẩm nên tránh để đảm bảo sức khỏe thai nhi bao gồm:
- Thịt sống và động vật có vỏ: Thịt sống và hải sản chưa nấu chín bao gồm hàu, sushi trai và trai có thể bị nhiễm toxoplasmosis hoặc salmonella.
- Thịt nguội: Thịt nguội có thể bị nhiễm vi khuẩn listeria lây nhiễm sang thai nhi đang phát triển gây nhiễm độc máu và đe dọa tính mạng.
- Cá có hàm lượng thủy ngân cao: Các loại cá chẳng hạn như cá thu, cá kiếm và cá ngói, cá ngừ đại mà bạn nên cân nhắc hạn chế trong thực đơn hàng ngày.
- Hải sản hun khói: Hải sản hun khói hoặc nướng có thể bị nhiễm vi khuẩn listeria ẩn chứa mầm bệnh nguy hiểm.
- Trứng sống: Trứng sống có thể gây nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella.
- Phô mai mềm: Một số loại phô mai mềm nhập khẩu có thể có vi khuẩn listeria mà bạn nên hạn chế sử dụng trong thời kỳ mang thai.
- Sữa chưa qua giai đoạn tiệt trùng: Những sản phẩm này có thể chứa vi khuẩn listeria gây hại cho sức khỏe mẹ bầu.
Xem thêm:
- Mang thai mấy tuần thì biết trai hay gái?
- Thai bao nhiêu tuần được xem là đủ tháng để sinh?
- Thuốc điều trị buồn nôn ở phụ nữ mang thai.
- Vì sao bà bầu cần vitamin D? Bổ sung vitamin D cho bà bầu đúng cách.
- Lịch siêu âm và khám thai định kỳ cho bà bầu.
- Bà bầu mang thai bao nhiêu tuần thì có thể uống nước dừa?
- Cách sử dụng que thử thai cho kết quả chính xác nhất
Sức khỏe của mẹ bầu chính là nền tảng phát triển cho thai nhi trong quá trình “9 tháng 10 ngày” và cho đến khi bé chào đời. Nếu thấy những thông tin này hữu ích, hãy chia sẻ bài viết này đến với những người thân của mình bạn nhé.
Nguồn: healthline, pregnancybirthbaby
Nguồn tham khảo
-
Safety of dermatologic medications in pregnancy and lactation: Part I. Pregnancy
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0190962213009614
-
Safety of dermatologic drugs used in pregnant patients with psoriasis and other inflammatory skin diseases
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0190962208003605
-
Dibutyl phthalate: maternal effects versus fetotoxicity
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/3672555/
-
Prenatal stress and its effects on the fetus and the child: possible underlying biological mechanisms
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25287545/
-
Prenatal anger effects on the fetus and neonate
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12521495/
-
Alcohol’s Impact on the Fetus
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8541151/
-
Caffeine During Pregnancy
https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-health-wellness/caffeine-intake-during-pregnancy/
-
Maternal caffeine consumption and pregnancy outcomes: a narrative review with implications for advice to mothers and mothers-to-be
https://ebm.bmj.com/content/26/3/114.abstract
-
Radiation Effects On The Fetus
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK564358/
-
Radiation Risk of Medical Imaging During Pregnancy
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 13 điều kiêng kỵ khi mang thai các mẹ cần lưu ý tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.