Diễn viên hài hay nghệ sĩ hài là người hoạt động nghệ thuật, dùng sở trường phục vụ cho khán giả bằng cách làm cho họ cười. Điều này có thể được thực hiện bằng các mẩu truyện cười, các tình huống hài hước hay hành động ngớ ngẩn, điên khùng. Kiểu diễn viên hài đứng thuyết trình trực tiếp trước mặt khán giả được gọi là diễn viên hài độc thoại. Ở Việt Nam, những nghệ sĩ hài gạo cội hoặc gây được tiếng vang và danh tiếng lớn trong sự nghiệp còn được gọi là danh hài. Nghệ sĩ Xuân Hinh, Minh vượng, Quốc Khánh, Xuân Bắc hay Tự Long… là những “cây hài” hot nhất miền Bắc hiện nay và là những cái tên đã rất quen thuộc của Vbiz. Với ngôn từ dí dỏm và hài hước, các vai diễn của họ đã đem lại những tràng cười xả láng – những “thang thuốc bổ” quý giá giúp người xem được cười sảng khoái. Bài viết dưới đây, chúng mình muốn giới thiệu tới bạn những nghệ sĩ hài nổi tiếng nhất miền Bắc Việt Nam. Mời bạn đọc cùng theo dõi!
Minh Vượng
Minh Vượng tên thật là Nguyễn Minh Phượng, sinh ngày 1 tháng 8 năm 1958 là một diễn viên, nghệ sĩ ưu tú người Việt Nam ở Hà Nội. Năm 1973, Minh Vượng thi đỗ vào Đoàn chèo Hà Nội, nhưng gia đình không cho theo học. Tiếp đó, bà thi đỗ vào Đoàn kịch nói Tổng cục Hậu cần, nhưng lại không theo học vì sợ bị cắt hộ khẩu. Tháng 4 năm 1974, bà thi đỗ vào Khoa Kịch nói, trường Nghệ thuật Hà Nội do được Nghệ sĩ nhân dân Quỳnh Nga đánh giá cao trong phần đóng tiểu phẩm. Năm 1978, tốt nghiệp trường Nghệ thuật Hà Nội, Minh Vượng công tác tại Nhà hát Kịch Hà Nội nhưng không được diễn ngay do hạn chế về ngoại hình. Năm 1980 Minh Vượng diễn vai đầu tiên, bà vào vai một cụ bà nông thôn 80 tuổi trong vở “Hà Mi của tôi” Nghệ sĩ nhân dân Doãn Hoàng Giang làm đạo diễn và được đánh giá cao trong Hội diễn Sân khấu Kịch nói toàn quốc năm đó. Sau những khởi đầu tốt đẹp, Minh Vượng được tham gia tiếp các vai diễn: Bà mối trong vở kịch “Già kén”, Kiều Nhung trong vở “Vợ chồng dởm”. Hai vai diễn này đã giúp Minh Vượng lập hai Huy chương vàng trong vòng một ngày tại Hội diễn sân khấu kịch nói toàn quốc năm 1991, gây tiếng vang lớn.
Nghệ sĩ Minh Vượng cũng đóng vai người mất gà trong phim ngắn Xét xử tài tình của loạt phim Cổ tích Việt Nam do Hãng phim Phương Nam thực hiện sản xuất năm 1996. Sau này, Minh Vượng tham gia một số bộ phim truyền hình và nhiều tiểu phẩm hài trong chương trình “Gặp nhau cuối tuần” và “Gặp nhau cuối năm”. Từ năm 2006, bà thường dạy học ở những trung tâm đào tạo nghệ thuật, diễn viên để truyền lại kinh nghiệm biểu diễn; bên cạnh đó, bà còn cộng tác với nhiều trường mầm non, dạy các bé kỹ năng sống, cũng như biểu cảm ngôn ngữ. Ngoài vai trò là diễn viên hài kịch, Minh Vượng còn làm giảng viên khoa sân khấu của trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội, bà còn trực tiếp làm đạo diễn và diễn viên chính trong bộ phim truyền hình “Lời phời phiêu lưu ký” năm 2012. Năm 2012, bà nghỉ hưu xin vào công tác tại Nhà hát Chèo Hà Nội, tham gia dàn dựng một số số vở như: Quả táo thần, Ăn khế trả vàng…
Minh Vượng
Minh Vượng
Quốc Khánh
Quốc Khánh sinh năm 1962, là một diễn viên hài người Việt Nam. Ông vốn nổi tiếng với vai diễn Ngọc Hoàng trong chương trình Gặp nhau cuối năm của Đài Truyền hình Việt Nam, ngoài ra ông còn được yêu thích với nhiều vai diễn hài kịch và chính kịch khác. Quốc Khánh thuộc những đàn anh lớn tuổi trong top danh hài phía Bắc. Quốc Khánh tên đầy đủ là Trần Quốc Khánh, sinh ngày 24 tháng 4 năm 1962, là người gốc Hà Nội. Nhà ông chỉ có hai chị em, bố mẹ làm cán bộ công chức. Học hết lớp 10 (tương đương lớp 12 trong chương trình giáo dục cũ), ông thi vào khóa đào tạo diễn viên năm đầu tiên của Nhà hát Kịch Việt Nam từ năm 1978 đến 1982. Ngay trong năm tốt nghiệp, Quốc Khánh đã diễn hai vai trong hai vở kịch Người đá lạc đội hình (đạo diễn Doãn Hoàng Giang) và Cuộc chia tay tháng 6 (đạo diễn Trọng Khôi). Ngày ấy cùng học với ông còn có một số nghệ sĩ nay đã thành danh như Trung Anh, Quế Hằng, Đỗ Kỷ…
Từ năm 1982, Quốc Khánh bắt đầu tham gia nghệ thuật ở cả hai lĩnh vực sân khấu và điện ảnh. Tết Mậu Dần năm 1998, Quốc Khánh xuất hiện trong phim hài Ghen. Bộ phim để lại ấn tượng khó phai trong lòng khán giả Việt và thường được phát sóng mỗi dịp Tết đến xuân về. Trong phim, ông vào vai một anh chàng công chức tên Tháo, rất sợ vợ. Hơn 30 năm gắn bó với nghề, khán giả nhớ đến ông qua những tiểu phẩm hài của chương trình Gặp nhau cuối tuần trong những màn tung hứng cùng Quang Thắng, Phạm Bằng, Vân Dung; các bộ phim như Tết này ai đến xông nhà, Ghen, Trừng phạt, Áo lụa Hà Đông, Những người độc thân vui vẻ. Ông gắn liền với các nhân vật có tính cách cam chịu, đến cơ quan bị cấp trên đè nén, bị đồng nghiệp chơi xấu, về đến nhà bị vợ “đè đầu cưỡi cổ”. Đặc biệt, Quốc Khánh còn được biết đến với vai diễn Ngọc Hoàng trong chương trình Gặp nhau cuối năm của Đài Truyền hình Việt Nam vào mỗi đêm 30 Tết. Vẻ ngoài của ông lạnh lùng, nghiêm nghị nhưng hài hước. Mỗi mùa Táo quân đi qua ông đều để lại ấn tượng riêng trong lòng công chúng với nhiều cử chỉ hành động và những câu nói hài hước như: “Thích màu hồng ghét sự giả dối”, “Quyết liệt thì mới được việc”, “Không làm gì mà vẫn giàu chỉ có đi lừa đảo”… Năm 2012, ông được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.
Quốc Khánh
Quốc Khánh
Chí Trung
Chí Trung tên đầy đủ Phạm Chí Trung, sinh ngày 8 tháng 11 năm 1961, là một nghệ sĩ hài kịch, diễn viên kịch, diễn viên điện ảnh và đạo diễn sân khấu người Việt Nam. Chí Trung là con trai của nghệ sĩ Quý Dương và nghệ sĩ violon Phùng Thúy Lan. Chị gái là Phạm Thu Hương – giảng viên dạy piano, em gái là Phạm Quỳnh Trang – thạc sĩ piano, giảng dạy tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và em trai út học piano jazz tại Mỹ. Quê ông ở huyện Gia Lâm, Hà Nội. Do truyền thống nghệ thuật của gia đình nên thuở nhỏ Chí Trung bị ép phải học violon. Tuy nhiên sau 4 năm việc học violon không thành công. Học hết trung học, Chí Trung không thi đại học mà thi vào Nhà hát Tuổi trẻ. Ông trúng tuyển vào Nhà hát trong cuộc thi hơn 2000 thí sinh và gắn bó với ánh đèn sân khấu.
Chí Trung có những thành công với chính kịch. Ông đã có những vai diễn điển hình trong các vở lớn như Romeo trong “Romeo và Juliet”, Đôn-sứt trong “Lời thề thứ 9”, Tạ Quay trong “Trò đời”. Khán giả biết đến Chí Trung nhiều hơn với vai trò nghệ sĩ hài. Ông từng đóng vai Táo Giao thông nhiều năm trong chương trình Gặp nhau cuối năm. Trong một phỏng vấn, Chí Trung cho rằng sở trường của ông là hài trí tuệ, thể loại chuyển tải thông điệp, triết lý sâu xa đến khán giả. Trong vai trò là MC, NSƯT Chí Trung tham gia trò chơi truyền hình Những ẩn số vàng được phát sóng trên Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội. Chí Trung còn là một diễn viên điện ảnh. Ông thường đóng trong các bộ phim hài như Tết này ai đến xông nhà. Ông còn có những vai diễn ấn tượng trong các bộ phim truyền hình như Kiều nữ và đại gia, Thái sư Trần Thủ Độ. Chí Trung cũng đã đạo diễn một số vở kịch và có những thành công nhất định. Sau nhiều năm công tác ở Nhà hát Tuổi trẻ, ngày 1 tháng 6 năm 2017, Chí Trung được bổ nhiệm Quyền Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ nhiệm kỳ 2017 – 2022.
Chí Trung
Chí Trung
Vân Dung
Lê Vân Dung sinh ngày 11 tháng 10 năm 1975, là một nữ diễn viên hài nổi tiếng người Việt Nam. Cô sống và làm việc chủ yếu ở thủ đô Hà Nội. Vân Dung bắt đầu được đông đảo khán giả Việt Nam biết đến từ khi tham gia chương trình “Đời cười” của Nhà hát Tuổi trẻ, tiếp đó là Gặp nhau cuối năm (Táo Quân), Gặp nhau cuối tuần và Gala cười của Đài Truyền hình Việt Nam. Vân Dung tên đầy đủ là Lê Vân Dung, sinh ngày 11 tháng 10 năm 1975 tại tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam trong một gia đình làm nghệ thuật, bố là đạo diễn, mẹ làm diễn viên. Từ năm lên lớp 2, Vân Dung cùng cả gia đình chuyển xuống Hà Nội sống.
Năm 1992, khi 17 tuổi, Vân Dung từng tham gia cuộc thi Hoa hậu Toàn quốc Báo Tiền Phong (tên cũ của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam) và lọt vào Top 15. Sau cột mốc đó, cô bén duyên với làng nghệ sĩ và trở thành diễn viên gắn bó với sự nghiệp diễn hài. Trên sân khấu, chị cũng hệt như thế. Vui vẻ mà sống, nói những gì mình nghĩ, làm những gì mình muốn, đó là quan điểm sống của Vân Dung… Không giống với những hình ảnh hoạt bác vui vẻ trên sân khấu, ngoài đời Vân Dung là một người không tự tin nhiều vào bản thân. Trong khi những bạn diễn cùng thời như: Xuân Bắc, Quang Thắng, Tự Long đồng loạt chuyển sang đóng phim làm MC,thì Vân Dung chỉ đóng khung trên phim trường với những bộ phim truyền hình, điều này đã khiến cô không ít lần vụt mất đi những cơ hội béo bở. Nữ diễn viên chia sẽ cô thà chịu cực khổ chỉ cần được thỏa mãn niềm đam mê và có thêm thu nhập cho bản thân và trang trải chi phí gia đình là được.
Vân Dung
Vân Dung
Chiến Thắng
Chiến Thắng, tên đầy đủ là Nguyễn Chiến Thắng sinh năm 1975, là một nam nghệ sĩ hài nổi tiếng. Sinh trưởng trong một gia đình nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc, ngay từ nhỏ Chiến Thắng đã phải làm thuê để kiếm tiền giúp đỡ gia đình như: hồi lớp 6 thì bán kem rong, hồi học cấp ba và nghỉ hè đại học thì gánh gạch thuê. Còn khi ở Hà Nội ôn thi và học đại học thì anh xin làm đá ốp lát, khắc bia mộ, nặn tượng, vẽ tranh…Sau 2 năm đi thi đại học đều trượt mặc dù điểm năng khiếu rất cao, chán nản, Chiến Thắng viết đơn tình nguyện nhập ngũ, trở thành lính biên phòng tại tỉnh Hà Giang. Sau này, anh theo học chuyên ngành thanh nhạc tại Trường Cao đẳng Văn hóa – Nghệ thuật Quân đội (nay là Trường Đại học Văn hóa – Nghệ thuật Quân đội) và đến năm 1998 thì tốt nghiệp ra trường.
Năm 2001, tên tuổi của Chiến Thắng bắt đầu được khán giả biết đến khi anh được nhận vào ê-kíp sản xuất chương trình Gặp nhau cuối tuần của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV). Năm 2003, trong năm đầu tiên Gala Cười ra mắt, Chiến Thắng cùng hai nghệ sĩ Công Lý và Hiệp gà tham dự Gala Cười 2003 với tiểu phẩm “Thử lòng”. Năm 2007, khi chương trình Gặp nhau cuối tuần bị ngừng sản xuất thì Chiến Thắng tiếp tục đi theo con đường nghệ sĩ hài của mình bằng việc tham gia diễn xuất trong chuyên mục Góc cười của Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC và chuyển sang hoạt động tự do nhiều hơn. Ngoài ra, Chiến Thắng còn tham gia chương trình hài tình huống Ơn giời cậu đây rồi. Anh tham gia tập 2 của chương trình với vai trò là một trong 4 khách mời và đã xuất sắc đoạt cúp lưu niệm nhờ sự hài hước và khả năng ứng biến nhanh nhẹn.
Chiến Thắng
Chiến Thắng
Xuân Hinh
Bùi Xuân Hinh sinh ngày 8 tháng 4 năm 1960 là nam nghệ sĩ hài Việt Nam đa tài, có thể hát chèo, xẩm, quan họ, cải lương, chầu văn, nhạc các loại. Bên cạnh đó, ông còn được giới báo chí cũng như đồng nghiệp gọi là “Vua hề chèo” nói riêng và “Vua hài đất Bắc” nói chung, nhưng ông chỉ thích được khán giả gọi với cái tên thân thuộc Xuân Hinh – kẻ chọc cười dân dã. Bùi Xuân Hinh sinh ra và lớn lên tại thôn Yên Việt, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Bố làm giáo viên còn mẹ làm nội trợ. Hiện tại ông sống cùng gia đình ở Hà Nội. Nhà nghèo, con đông (ông là một trong 7 anh chị em), nên tuổi thơ của Xuân Hinh nếm trải nhiều khó khăn, vất vả. Năm 17 tuổi, lúc ở trường cuộc sống khó khăn, sau khi chứng kiến sự cơ cực, vất vả của mẹ mình, Xuân Hinh chấp nhận làm mọi công việc để phụ giúp gia đình. Từ làm thuê làm mướn đến đi buôn, buôn cả những cái hạ đẳng nhất của xã hội.Năm 1977, khi đang học phổ thông, Xuân Hinh trúng tuyển vào Đoàn Dân ca Quan họ Bắc Ninh. Đến năm 1983, Xuân Hinh thi đỗ vào trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội, ngành hát dân ca. Xuân Hinh được giữ lại làm giảng viên trong trường, nhưng ông từ chối. Năm 1988, Xuân Hinh tham gia diễn tiết mục nổi tiếng hề Cu Sứt trong Festival Cười, biểu diễn gần 2 tháng tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt – Xô, được khán giả nồng nhiệt khen ngợi. Năm 2016, lần đầu tiên Xuân Hinh kỷ niệm 40 năm làm nghề bằng liveshow lớn trong đời “Xuân Hinh – Kẻ chọc cười dân dã”. Ông có vợ là bà Nguyễn Phương Lan, người Hà Nội, quen nhau từ năm 1993 rồi cưới đầu năm 1995. Trước đó, bà làm kế toán, kết hôn xong ở nhà làm nội trợ quán xuyến gia đình. Cuối năm 1995, vợ ông sinh con gái đầu lòng tên Bảo Linh (có học bổng du học Mỹ từ năm lớp 11). Con trai thứ 2 tên là Xuân Quang.
Xuân Hinh
Xuân Hinh
Quang Thắng
Nghệ sĩ Quang Thắng tên đầy đủ là Đặng Quang Thắng, sinh ngày 21 tháng 10 năm 1968, là một nam diễn viên người Việt Nam. Anh là nghệ sĩ chuyên về hài kịch và vai diễn nổi bật nhất trong sự nghiệp của anh là vai Táo Kinh tế trong chương trình Táo quân của Trung tâm Sản xuất Phim truyền hình Việt Nam (VFC), một đơn vị trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam (VTV). Ngoài diễn hài, Quang Thắng còn tham gia diễn xuất trong một số bộ phim truyền hình, phim điện ảnh hay làm người dẫn chương trình. Hiện nay, Quang Thắng đang là nghệ sĩ hài của Nhà hát Kịch Hà Nội (trước đây là nghệ sĩ của Đoàn kịch Hải Phòng). Năm 2015, Quang Thắng đã được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Sau khi học xong cấp 3, Quang Thắng đăng ký dự thi vào trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Hải Phòng. Sau khi trúng tuyển và theo học, năm 1989 anh tốt nghiệp và ra trường. Bị cuộc sống nghèo khổ đeo bám nên ngoài diễn xuất, Quang Thắng phải làm thêm nhiều nghề phụ để trang trải cuộc sống. Ban đầu, anh đi làm thuê cho gia đình một cô chú trong đoàn kịch Hải Phòng, ngày đưa hàng từ Hải Phòng lên chợ Đồng Xuân, tối lại bắt tàu xe ngược trở về đi diễn. Rồi việc đưa hàng thưa dần, Quang Thắng phải đi làm phụ xe, rồi kiêm làm bốc vác cho chủ xe.
Năm 1999, Quang Thắng lên Hà Nội học lớp đạo diễn của Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội. Mặc dù hoạt động diễn xuất chủ yếu trên thành phố Hà Nội nhưng suốt một thời gian dài Quang Thắng vẫn là diễn viên thuộc biên chế của Đoàn Kịch nói Hải Phòng. Tháng 8 năm 2019, Quang Thắng chuyển công tác lên Nhà hát Kịch Hà Nội sau khi được sự cho phép của các cơ quan chức năng thành phố Hải Phòng. Gặp nhau cuối tuần là chương trình đã gây dựng nên sự nghiệp hài kịch của Quang Thắng. Từ đây, tên tuổi của anh trở nên quen thuộc với khán giả cả nước và nó cũng là tiền đề để anh phát triển sự nghiệp trong các chương trình hài kịch sau này như Gala Cười hay Gặp nhau cuối năm. Trong hoạt động hài kịch, nghệ sĩ Quốc Khánh và nghệ sĩ Vân Dung là hai bạn diễn thân thiết nhất của Quang Thắng. Trong đó, bộ đôi Quang Thắng – Vân Dung luôn được nhắc tới như cặp bài trùng với chiếc mũi to của “Thắng vẹo” và dáng đứng “đào thế” của Vân Dung.
Quang Thắng
Quang Thắng
Quốc Anh
Quốc Anh sinh năm 1962 tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, anh là một nghệ sĩ chèo nhưng cũng rất nổi tiếng trong các chương trình, tiểu phẩm hài đem lại những phút giây thư giãn và tràng cười không ngớt cho khán giả qua nhữngvai diễn hề chèo kiểu “đểu, đĩ”. Có lẽ khán giả chưa thể quên được hình ảnh một ông xã trưởng xu nịnh và hám gái trên sân khấu chèo của Quốc Anh. Tuy nhiên, cái dí dỏm, chọc cười ấy lại chỉ được bắt gặp trên sân khấu còn ngoài đời anh mang vẻ điềm tĩnh của một người đàn ông đã đi qua nhiều giông tố. Phía sau màn ảnh nhỏ, người nghệ sĩ tài năng với vẻ ngoài tưởng chừng như vô cùng đào hoa này lại có cuộc sống riêng tư khá long đong và lận đận.
Khi mười sáu tuổi Quốc Anh rời quê ra Hà Nội, anh đến Nhà hát Chèo Việt Nam vừa là diễn viên, vừa đi học tại Trường Nghệ thuật Việt Nam (nay là Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội). Trên sân khấu trong các đĩa hài, khán giả thường được xem một Quốc Anh với cái vẻ tí ta tí tởn, “đêu đểu và đĩ tính”. Tuy nhiên ngoài đời nghệ sỹ là một người khá lạnh lùng, trầm, trên gương mặt anh nhiều những suy nghĩ hằn lên hơn là cái vẻ tí tởn trên đĩa. Có chăng, cái nét mặt ấy cũng là bởi cuộc sống của anh quá nhiều những giông tố?. Trải qua nhiều thăng trầm trong sự nghiệp, bằng tài năng của mình, Quốc Anh đã được đưa lên vị trí Phó Giám đốc Nhà hát Chèo Hà Nội và mới đây anh được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú Việt Nam.
Quốc Anh
Quốc Anh
Công Lý
Công Lý tên đầy đủ Nguyễn Công Lý sinh ngày 16 tháng 10 năm 1973, là một diễn viên hài kịch, danh hài người Việt Nam. Anh được biết đến nhiều nhất với các vai hài trong chương trình Gặp nhau cuối tuần và đặc biệt là vai diễn Bắc Đẩu trong Gặp nhau cuối năm. Anh được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân trong đợt phong tặng năm 2019 cho những cống hiến cho loại hình kịch nói. Ngoài ra anh còn được biết đến qua các vai diễn: Khoái trong bộ phim truyền hình nhiều tập Gió làng Kình, vai Hòa trong vở kịch “Điện thoại di động”, vai trưởng phòng trong chương trình Ơn giời cậu đây rồi!. Anh từng đoạt Huy chương vàng tại Hội diễn Sân khấu Chuyên nghiệp toàn quốc 2009. Hiện tại anh đang là Phó Giám đốc của Nhà hát kịch Hà Nội.
Tốt nghiệp trung học phổ thông, Công Lý đứng trước nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp. Anh đăng ký dự thi Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội đơn giản vì thích được xem phim. Anh chọn ngành diễn viên vì nghĩ nếu thi đậu vào trường, đồng nghĩa anh có thể tha hồ xem phim. Lúc ấy bản thân Công Lý cũng chưa hiểu rõ diễn viên là gì và phải làm những gì. Anh cũng không hiểu khái niệm tiểu phẩm là gì và diễn ra làm sao. Ba năm làm quen với nghề, Công Lý về đầu quân cho Nhà hát kịch Hà Nội và trải qua thăng trầm trong nghề diễn. Dù gia đình không ai theo nghệ thuật nhưng Công Lý lại may mắn có được sự ủng hộ hết mình từ phía cha mẹ. Năm 2011, anh được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Năm 2018, anh được Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân. Năm 2019, Công Lý chính thức được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.
Công Lý
Công Lý
Quang Tèo
Nguyễn Tiến Quang sinh năm 1962, thường được biết đến với nghệ danh Quang Tèo, là một nam diễn viên Việt Nam. Ông là một quân nhân chuyên nghiệp tốt nghiệp trường Cao đẳng Văn hóa – Nghệ thuật Quân đội, mang quân hàm Thượng tá. Mặc dù công tác trong quân ngũ nhưng lĩnh vực mà Quang Tèo nổi tiếng nhất là hài kịch. Trong hài kịch, ông cùng với nghệ sĩ Lê Hồng Giang tạo thành một cặp đôi Quang Tèo – Giang còi của làng hài Việt từ những năm đầu của thập niên 2000 cho đến nay. Năm 2012, Quang Tèo được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú. Tốt nghiệp khoa Chèo trường Cao đẳng Văn hóa – Nghệ thuật Quân đội (nay là trường Đại học Văn hóa – Nghệ thuật Quân đội) nên Quang bắt đầu nghiệp diễn với vai trò của một nghệ sĩ hát chèo sau đó ông chuyển sang Nhà hát kịch Quân đội từ năm 1986 cho đến khi về hưu tháng 6/2015. Trong suốt sự nghiệp diễn xuất của mình, hình tượng trong các vai diễn của nghệ sĩ Quang Tèo thường gắn liền với người nông dân quê mùa, chất phác và lam lũ.
Quang Tèo chia sẻ nghệ danh “Tèo” cũng được gắn mác với ông hoàn toàn ngẫu hứng. Năm 1983, khi đang là sinh viên của trường Cao đẳng Văn hóa – Nghệ thuật Quân đội, tôi có tham gia trình diễn tiểu phẩm giao lưu. Hồi đó, tôi được phân công vào vai một người bị khoèo tay tên là Tèo. Thực ra Tèo không bị khoèo mà chỉ giả vờ bị khoèo chân khoèo tay, méo mồm và lợi dụng sự tật nguyền đó để đi buôn rượu lậu, tránh công an và qua mặt hải quan. Nhưng rồi có một lần vì khoèo mãi một kiểu, mỏi tay quá nên hắn đổi tư thế thì bị phát hiện và bị bắt. Vai diễn quá ấn tượng, nên từ đó mọi người đồng nghiệp thường gọi tôi là Quang Tèo. Nghe mãi thành quen, thấy nó như là máu thịt của mình rồi. Năm 2012, trong đợt xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú lần thứ 7, Quang Tèo đã được Nhà nước công nhận là Nghệ sĩ Ưu tú ở lĩnh vực Sân khấu, cùng được công nhận Nghệ sĩ Ưu tú đợt này với ông còn có các nghệ sĩ Tự Long, Công Lý, Xuân Bắc…
Quang Tèo
Quang Tèo
Tự Long
Vũ Tự Long sinh ngày 22 tháng 12 năm 1973, là một nghệ sĩ hài, sĩ quan quân đội hàm Đại tá, nghệ sĩ chèo, diễn viên và người dẫn chương trình người Việt Nam. Anh được biết đến nhiều nhất với vai trò nghệ sĩ hài trong các chương trình truyền hình Gặp nhau cuối tuần, Gặp nhau cuối năm, Chém chuối cuối tuần và Ơn giời cậu đây rồi! trên sóng VTV. Ngoài ra anh còn là một nghệ sĩ chèo của đoàn chèo Tổng cục Hậu cần thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam. Năm 2012, Tự Long được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Năm 2015, anh được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân. Hiện nay, Tự Long là Phó giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội.
Tự Long sinh tại Hà Bắc. Bố mẹ anh đều công tác tại đoàn Quan họ của tỉnh. Ngay từ thời học sinh Tự Long đã tham gia phim truyền hình để thu thập kinh nghiệm diễn xuất. Bố mẹ của Tự Long cũng là nghệ sĩ chèo nên phải nay đây mai đó để biểu diễn. Khi chưa đầy 1 tuổi, anh đã phải về ở với bà nội ở Từ Sơn, Bắc Ninh. Năm 15 tuổi, anh về sống với bố mẹ trên thị xã Bắc Ninh. Tự Long từng tốt nghiệp Trường Trung cấp Xây dựng Bắc Ninh, khoa Mộc dân dụng và sau đó đi làm thợ mộc. Anh cũng từng làm lơ xe và phụ hồ xách vữa cho các công trình trên thị xã, chạy xe ôm để tăng thu nhập, có tiền nuôi sống bản thân và gửi về cho gia đình. Sau khi dành dụm được chút tiền, anh thi vào Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội và bén duyên với nghề diễn.
Tự Long
Tự Long
Xuân Bắc
Xuân Bắc sinh năm 1976 tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Diễn viên Xuân Bắc nổi tiếng với khán giả truyền hình qua bộ phim “Sóng ở đáy sông” với nhân vật Núi. Anh còn là MC năng động, hoạt bát của nhiều chương trình truyền hình, nhất là Gala “Gặp nhau cuối năm”, “Ơn giời! Cậu đây rồi !” Dàn nghệ sĩ cùng thời với Xuân Bắc có thể kể đến là nghệ sĩ hài Tự Long, Chí Trung, Vân Dung, Quốc Khánh, Quang Thắng, Hiệp Gà, Minh Hằng… Họ là những nghệ sĩ được yêu thích qua chương trình Gặp nhau cuối năm. Xuân Bắc không chỉ là danh hài ăn khách trong các show truyền hình Gặp nhau cuối tuần và Gặp nhau cuối năm của Đài truyền hình Việt Nam mà còn rất thành công trong vai trò MC của một số chương trình truyền hình (Đuổi hình bắt chữ, Hỏi xoáy đáp xoay hay Ơn giời! Cậu đây rồi…)
Ngoài là một diễn viên, MC nổi tiếng, Xuân Bắc còn tham gia vào các hoạt động đoàn thể, được chọn làm Đại sứ thiện chí của UNICEF về nước sạch và môi trường năm 2010. Với những đóng góp của mình, anh đã vinh dự được nhận danh hiệu “Thanh niên ưu tú thủ đô”. Anh luôn thể hiện được tài năng bẩm sinh của mình khi tham gia vào bất cứ chương trình nào và với vai trò gì. Điều điều đó khiến anh trở thành nhân vật không thể thiếu của rất nhiều chương trình có sự xuất hiện của mình. Năm 2019, tại Hội nghị lần thứ nhất Ủy ban Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đã họp để chọn cử nhân sự, Anh Nguyễn Xuân Bắc đã được hiệp thương vào Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam khóa VIII. Ngày 14 tháng 1 năm 2021, Xuân Bắc được bổ nhiệm làm Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam.
Xuân Bắc
Xuân Bắc
Trên đây là những danh hài nổi tiếng nhất của đất Bắc mà chúng mình giới thiệu đến độc giả. Tất cả họ đều luôn hết mình vì nghệ thuật và cống hiến cho khán giả rất nhiều tiếng cười, giúp họ xua tan đi mọi muộn phiền trong cuộc sống.
Đăng bởi: Bùi Hoàng Tiến
Từ khoá: 12 Nghệ sĩ hài nổi tiếng nhất miền Bắc Việt Nam
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết 12 Nghệ sĩ hài nổi tiếng nhất miền Bắc Việt Nam của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.