Bạn đang xem bài viết 11 thói quen bạn nghĩ là tiết kiệm điện nhưng lại tốn nhiều hơn gấp bội tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Những cách tiết kiệm sai lầm sẽ khiến bạn tốn nhiều điện, tốn tiền và gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của nhiều thiết bị điện. Cùng Pgdphurieng.edu.vn điểm qua những sai lầm khi tiết kiệm điện ở bài viết bên dưới để tìm ra phương pháp tiết kiệm điện đúng cách.
Chỉ cần tắt thiết bị điện, không cần rút phích cắm
Nhiều thiết bị như bộ sạc điện thoại, máy tính, lò vi sóng, quạt máy,… sẽ sử dụng nguồn điện ở chế độ chờ. Cho dù bạn đã tắt chúng nhưng vẫn giữ phích cắm trong ổ điện thì chúng vẫn tiêu hao năng lượng.
Để hạn chế được tiêu hao năng lượng, bạn nên rút phích cắm của các thiết bị điện tử ra khỏi ổ điện khi không sử dụng.
Tuy nhiên, không nên rút phích cắm bếp điện ngay sau khi sử dụng mà nên đợi bếp nguội khoảng 30 phút.
Dùng những thiết bị tiết kiệm điện
Thiết bị tiết kiệm điện được rất nhiều gia đình mua về sử dụng với hy vọng sẽ tiết kiệm được năng lượng, giảm được hóa đơn tiền điện. Tuy nhiên, những thiết bị tiết kiệm điện chỉ giúp ổn định điện năng, giảm phần điện năng hao phí do đường dây và phụ tải.
Hơn thế, việc mua những thiết bị tiết kiệm điện không rõ nguồn gốc, thương hiệu sẽ khiến điện năng bị tiêu thụ nhiều hơn và không đảm bảo an toàn điện trong gia đình bạn.
Chạy quạt trần liên tục để làm mát phòng
Nhiều gia đình vẫn quan niệm rằng bật quạt trần liên tục sẽ khiến căn phòng sẽ mát hơn. Tuy nhiên, quạt trần sẽ không làm căn phòng của bạn mát hơn mà chỉ khiến không khí lưu thông, tạo cảm giác thoáng mát.
Vào những ngày thời tiết oi bức, việc sử dụng quạt trần sẽ không mang đến cảm giác mát hơn mà còn tổn hao năng lượng điện. Bạn có thể thay thế quạt trần bằng máy lạnh để không gian nhà mát mẻ và không gây tổn hao quá nhiều năng lượng điện.
Để điều hòa ở cùng một mức nhiệt độ
Nhiều người cho rằng việc sử dụng điều hòa ở cùng một mức nhiệt độ trong nhiều giờ liên tục, thậm chí là cả ngày sẽ giúp tiết kiệm được điện năng.
Tuy nhiên, theo Bộ năng lượng Hoa Kỳ, bạn nên tăng nhiệt độ máy lạnh từ 2 – 3 độ vào ban đêm hoặc khi trong nhà có ít người, điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm đến 10% chi phí điện năng mỗi năm.
Tắt/bật đèn thường xuyên
Tắt đèn khi ra khỏi phòng trong khoảng thời gian ngắn và bật lại ngay là phương pháp tiết kiệm điện được nhiều gia đình Việt Nam áp dụng. Thế nhưng, phương pháp này chỉ hữu hiệu đối với đèn sợi đốt.
Đối với đèn huỳnh quang và đèn combat, bạn không nên tắt mở nhiều lần do tuổi thọ đèn huỳnh quang dựa vào số lần bật tắt và sẽ tốn điện năng. Nếu có việc và chỉ ra khỏi phòng từ 10-15 phút, bạn không cần tắt đèn.
Thường để thiết bị ở chế độ ngủ hoặc chờ
Để thiết bị điện được để ở chế độ chờ hoặc ngủ không có nghĩa là chúng đã dừng hoạt động. Chúng vẫn gây ra hao tổn điện năng với mức điện năng nhất định. Tệ hơn, nếu đường truyền điện nhà bạn có vấn đề, chúng sẽ gây ra những hậu quả không đáng có.
Không vệ sinh tủ lạnh thường xuyên
Không vệ sinh tủ lạnh thường xuyên sẽ khiến những lỗ thoát hơi lạnh bị bịt kín bởi bụi bẩn, làm ảnh hưởng đến chất lượng của thực phẩm và khiến tủ lạnh phải chạy với công suất lớn hơn, gây hao tổn điện năng.
Vệ sinh tủ lạnh 1-2 tháng/lần sẽ giúp bạn làm sạch tủ lạnh, giúp tủ lạnh chạy ổn định và tiết kiệm được năng lượng.
Sử dụng nồi cơm ở chế độ ủ trong thời gian dài
Nhiều người cho rằng việc ủ cơm còn dư bằng nồi cơm điện sẽ giúp cơm nóng và ngon. Thế nhưng điều này hoàn toàn không đúng. Việc ủ cơm quá lâu sẽ khiến cơm không ngon và tiêu tốn rất nhiều điện năng.
Tùy vào từng loại nồi, công suất nấu, dung tích mà lượng điện tiêu thụ khi ở chế độ ủ sẽ khác nhau, khoảng 40W – 150W. Nếu bạn ủ cơm trong khoảng 10 tiếng thì bạn có thể trả thêm từ 0.4 – 1.5 kWh tiền điện.
Chỉ quan tâm đến việc tiết kiệm điện cho máy lạnh, tủ lạnh
Điều hòa và tủ lạnh là những thiết bị tiêu tốn nhiều điện năng nhất. Tuy nhiên, nếu chỉ tiết kiệm điện từ 2 thiết bị này mà quên đi những thiết bị khác thì bạn vẫn chưa tiết kiệm điện hiệu quả.
Ví dụ khi bạn cắm cục sạc mà không kết nối với điện thoại và cắm liên tục trong 1 ngày, nó cũng tiêu tốn khoảng 1.2W.
Cho quá nhiều thức ăn vào trong tủ lạnh
Cho quá nhiều thức ăn vào tủ lạnh và không có kế hoạch cất giữ thức ăn phù hợp sẽ khiến tuổi thọ tủ lạnh nhanh giảm và tiêu tốn nhiều điện năng do tủ lạnh phải hoạt động hết công suất để đảm bảo nhiệt độ tủ lạnh.
Để đảm bảo nhiệt độ tủ lạnh ổn định, bạn nên để thức ăn nguội rồi cho vào tủ lạnh để bảo quản. Bạn cũng có thể sử dụng vật dụng bằng sứ, bằng thủy tinh có đậy nắp kín kết hợp với bố trí thức ăn vừa đủ trong tủ lạnh sẽ giúp tiết kiệm điện năng.
Bật/tắt máy lạnh liên tục
Thói quen của nhiều người khi sử dụng máy lạnh khi cảm thấy không gian dần mát hơn, họ sẽ tắt máy lạnh đến khi phòng trở nên nóng thì lại bật máy lạnh. Bật/tắt máy lạnh liên tục sẽ khiến máy mau giảm tuổi thọ và hao tổn rất nhiều năng lượng.
Khi bật máy lạnh, máy sẽ phải cần lượng điện năng gấp 3 lần máy lạnh đang hoạt động, gây hao tổn rất nhiều điện năng.
Pgdphurieng.edu.vn hy vọng sau bài viết trên, bạn sẽ có được cách tiết kiệm điện đúng cách, giúp giảm được tiền điện và tăng tuổi thọ của các thiết bị điện.
Mua hộp đựng tại Pgdphurieng.edu.vn để bảo quản thực phẩm:
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 11 thói quen bạn nghĩ là tiết kiệm điện nhưng lại tốn nhiều hơn gấp bội tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.