Bạn đang xem bài viết 11 nguyên nhân tụt huyết áp giúp bạn nhận biết sớm và phòng ngừa tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tụt huyết áp có thể không gây triệu chứng nhưng đôi khi cũng có các triệu chứng khó chịu hoặc nguy hiểm. Chẩn đoán và điều trị sớm tụt huyết áp là rất quan trọng. Cùng đọc bài viết sau để tìm hiểu nguyên nhân tụt huyết áp nhé!
Tụt huyết áp là gì?
Tụt huyết áp là một thuật ngữ y khoa dùng để chỉ việc bạn có mức huyết áp thấp hơn so với mức bình thường (dưới 90/60 mmHg).
Huyết áp được thể hiện bằng 2 chỉ số:
- Huyết áp tâm thu (số cao hơn) là lực mà tim bơm máu đi khắp cơ thể.
- Huyết áp tâm trương (số thấp hơn) là lực cản đối với lưu lượng máu trong mạch.
Đơn vị đo của huyết áp là milimet thủy ngân (mmHg).
Tụt huyết áp tư thế đứng
Huyết áp của bạn giảm trong khoảng ba phút đầu sau khi bạn đứng lên từ tư thế ngồi. Khi đó, huyết áp tâm thu của bạn có thể giảm khoảng 20mmHgvàhuyết áp tâm trương giảm 10mmHg.
Điều này xảy ra khi bạn đứng lên quá nhanh và cơ thể không thể bù kịp lượng máu lên não, dẫn đến tình trạng chóng mặt. Chúng có tên gọi là tụt huyết áp tư thế vì xảy ra khi bạn thay đổi tư thế.
Các bệnh thần kinh trung ương
Huyết áp được kiểm soát bởi hệ thần kinh trung ương. Các bệnh lý liên quan như Parkinson có thể ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát huyết áp của hệ thần kinh trung ương.
Khoảng 30 – 50% bệnh nhân Parkinson có tụt huyết áp khi thay đổi tư thế. Tình trạng này xảy ra do giảm giải phóng norepinephrine từ các dây thần kinh giao cảm sau hạch khi đứng lên.
Ngoài tụt huyết áp, các bệnh liên quan đến thần kinh trung ương còn gây ra các tình trạng như rối loạn tiêu hóa, rối loạn tiết niệu, bất thường về vận động hoặc rối loạn cương dương ở nam giới.[1]
Các tình trạng bệnh nguy hiểm
Những bệnh lý như rối loạn nhịp tim, thuyên tắc phổi, nhồi máu cơ tim, xẹp phổi, dị ứng, sốc phản vệ hoặc nhiễm trùng huyết cũng có thể gây hạ huyết áp.
Những bệnh lý trên thuộc bệnh lý cấp tính và nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, bạn nên cẩn trọng khi cơ thể có tình trạng tụt huyết áp.
Các bất thường của tim và phổi
Nhịp tim bình thường khi nghỉ ngơi của người lớn dao động từ 60 – 100 lần/phút. Dưới 60 lần/phút được xem là nhịp tim chậm và lớn hơn 100 lần/phút gọi là nhịp tim nhanh.
Tăng nhịp tim hoặc giảm nhịp tim đều có thể dẫn đến tụt huyết áp. Ngoài ra, tăng và giảm nhịp tim còn là dấu hiệu của các bệnh lý ở tim. Bên cạnh đó, bất thường ở phổi cũng có thể góp phần làm tụt huyết áp.
Sử dụng thuốc kê đơn
Một số loại thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp, suy tim, rối loạn cương dương, các vấn đề về thần kinh, trầm cảm,… cũng có thể gây tụt huyết áp.
Sử dụng rượu hoặc chất kích thích
Sử dụng chất kích thích hoặc rượu có thể làm giảm huyết áp của bạn.
Mặc dù không phải là thuốc, nhưng một số thảo dược, vitamin hoặc phương pháp điều trị tại nhà cũng có thể làm bạn tụt huyết áp.
Mang thai
Tụt huyết áp tư thế có thể xảy ra trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai của thai kỳ (từ 1 – 6 tháng tuổi thai). Bên cạnh đó, xuất huyết hoặc các biến chứng khác của thai kỳ cũng có thể gây ra hạ huyết áp.
Thân nhiệt không ổn định
Tăng hoặc giảm thân nhiệt có thể dẫn đến việc hạ huyết áp và nguy hiểm đến tính mạng.
Cơ chế điều hòa thân nhiệt của cơ thể giữ cho tế bào hoạt động bình thường ở nhiệt độ 370C ± 2. Khi cơ thể tiếp xúc và duy trì ở mức nhiệt độ quá cao hay quá thấp có thể dẫn đến sự rối loạn bù trừ của trung tâm điều nhiệt và có nguy cơ đe dọa tính mạng.
Hạ thân nhiệt được định nghĩa là nhiệt độ cơ bản thấp hơn 35,00C. Biểu hiện của hạ thân nhiệt bao gồm run rẩy, ức chế hô hấp, rối loạn nhịp tim, suy giảm chức năng tâm thần, giãn đồng tử, hạ huyết áp, rối loạn chức năng cơ, có thể dẫn đến ngừng tim hoặc hôn mê.
Tăng thân nhiệt được định nghĩa là nhiệt độ cơ bản lớn hơn 40,50C. Có thể xuất hiện dấu hiệu như đổ mồ hôi, đỏ bừng mặt, nhịp tim nhanh, mệt mỏi, choáng váng, nhức đầu, co cứng cơ, thiểu niệu, buồn nôn, kích động, hạ huyết áp, ngất, lú lẫn, mê sảng, co giật và hôn mê.[2]
Bệnh đái tháo đường
Đái tháo đường thể ảnh hưởng đến nội tiết tố và các dây thần kinh dẫn đến mạch máu, làm ảnh hưởng quá trình kiểm soát huyết áp bình thường của cơ thể bạn. Nếu các dây thần kinh bị ảnh hưởng, bạn có thể tụt huyết áp khi thay đổi tư thế do các mạch máu không thể vận chuyển kịp thời máu đến các cơ quan khác.
Bệnh liên quan đến tuyến thượng thận
Tuyến thượng thận sản xuất các hormone có vai trò giúp kiểm soát huyết áp. Các bệnh lý của tuyến thượng thận có thể gây ra giảm tiết các hormone này và giảm huyết áp của bạn.
Suy tuyến thượng thận là một trong những tình trạng đe dọa tính mạng xảy ra thứ phát do giảm bài tiết các hormone tuyến thượng thận (glucocorticoid và mineralocorticoid). Các biểu hiện của bệnh bao gồm: mệt mỏi, hạ huyết áp tư thế, tăng sắc tố da, hạ natri máu, tăng kali máu và hạ đường huyết.[3]
Ngoài ra, các bệnh lý tuyến thượng thận khác, nhiễm trùng hoặc khối u cũng có thể gây hạ huyết áp.
Chấn thương và sốc mất máu
Huyết áp tâm thu là áp lực tạo ra trong động mạch vào cuối chu kỳ tim khi tâm thất co bóp. Chỉ số này thay đổi theo nhịp đập của tim và cũng bị ảnh hưởng bởi lượng máu. Mất máu có thể gây ra huyết áp thấp.
Phản ứng sinh lý của cơ thể đối với chấn thương là giải phóng catecholamine nội sinh, làm tăng nhịp tim và sức cản ngoại biên mặc dù lượng mất máu liên tục. Các cơ chế bù trừ khiến cơ thể bạn tăng huyết áp lúc đầu nhưng sau đó huyết áp sẽ giảm sâu.
Tụt huyết áp ở bệnh nhân mất máu do chấn thương là một biểu hiện lâm sàng muộn được gọi là sốc giảm thể tích loại III, xảy ra khi cơ thể mất30 – 40% tổng thể tích máu. Những bệnh nhân này có tỷ lệ tử vong cao hoặc rất cao.[4]
Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Khi có một trong các triệu chứng của bệnh tụt huyết áp bạn nên đến thăm khám bác sĩ sớm nhất để có thể thực hiện các bài test chẩn đoán bệnh tụt huyết áp.
Các dấu hiệu gợi ý bạn đang có tình trạng tụt huyết áp bao gồm:
- Cảm giác mệt mỏi toàn thân hoặc thiếu năng lượng.
- Đầu óc lâng lâng hoặc cảm giác như bạn có thể ngất xỉu.
- Chóng mặt, hoa mắt, cảm thấy mất thăng bằng khi bạn đứng lên đột ngột trong lúc đang ngồi hoặc nằm.
- Buồn nôn.
- Da mát, ẩm hoặc vã mồ hôi.
- Ngất xỉu.
Các xét nghiệm bệnh tụt huyết áp
- Xét nghiệm máu: kiểm tra lượng bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu của bạn nhằm phát hiện các tình trạng nhiễm trùng hay thiếu máu.
- Xét nghiệm nước tiểu: bác sĩ sẽ đề nghị bạn tự lấy nước tiểu của bản thân cho vào một lọ nhỏ và đưa đến phòng xét nghiệm để kiểm tra các bất thường trong nước tiểu.
- Chụp X-quang: sử dụng tia X chụp xương và các mô mềm để tìm chấn thương hoặc bệnh lý của các cơ quan.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): sử dụng tia X và máy tính để tạo ra lát cắt ngang của cơ thể bạn. CT giúp bác sĩ đánh giá chính xác hơn về các tổn thương nếu có của bạn.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): sử dụng nam châm, sóng vô tuyến và máy tính để tạo ra những hình ảnh chi tiết hơn của cơ thể so với X-quang và CT. Xét nghiệm này giúp bác sĩ nhìn rõ hơn các chi tiết của khối u, nhiễm trùng, mạch máu và sự cấp máu đến các cơ quan.
- Siêu âm tim: được chỉ định khi bác sĩ nghi ngờ bạn tụt huyết áp do nguyên nhân từ tim. Xét nghiệm sử dụng sóng siêu âm thông qua đầu dò đặt trên ngực của bạn để đánh giá hoạt động bơm máu của tim và tìm các bệnh lý của tim.
- Điện tâm đồ: mắc các điện cực tạm thời trên tay, chân và ngực của bạn để theo dõi và ghi lại hoạt động của tim. Đây là xét nghiệm cho kết quả nhanh, chính xác mà không cần xâm lấn.
- Thực hiện bài kiểm tra căng thẳng: bác sĩ sẽ cho bạn vận động trên máy chạy bộ hoặc máy đạp xe tại nhà và kiểm tra các chỉ số của tim như huyết áp, nhịp tim, nồng độ oxy máu nhằm mục đích phát hiện các bất thường của tim.
- Nghiệm pháp bàn nghiêng: còn được gọi là thử nghiệm nghiêng đầu thụ động. Xét nghiệm này giúp ghi lại huyết áp và nhịp tim của bạn khi bàn nghiêng đổi sang các vị trí khác nhau, giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng tụt huyết áp tư thế.
Tham khảo địa chỉ khám và điều trị bệnh tụt huyết áp
Nếu có nhu cầu đến bệnh viện để làm các xét nghiệm về bệnh tụt huyết áp, bạn nên tham khảo các bệnh viện lớn như:
- Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Y Dược TPHCM, Bệnh viện Nhân Dân 115, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Trung Tâm Y khoa Medic,…
- Tại thành phố Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức.,…
Xem thêm:
- Bệnh huyết áp thấp là gì?
- Cách chữa huyết áp thấp tại nhà
Trên đây là một số nguyên nhân thường gặp gây tụt huyết áp. Chia sẻ với gia đình, người thân và bạn bè nếu thấy bài viết hay và hữu ích bạn nhé!
Nguồn: Cleveland Clinic, PubMed, HealthLine, Blood Pressure UK
Nguồn tham khảo
-
Orthostatic Hypotension in Parkinson Disease
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7029426/
-
Thermoregulatory disorders and illness related to heat and cold stress
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26794588/
-
Adrenal insufficiency
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25733761/
-
Initial systolic blood pressure and ongoing internal bleeding following torso trauma
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3097577/
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 11 nguyên nhân tụt huyết áp giúp bạn nhận biết sớm và phòng ngừa tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.