Bạn đang xem bài viết 11 nguyên nhân gây mất giọng, khàn tiếng phổ biến bạn cần lưu ý tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Mất giọng hay khàn tiếng khiến bạn gặp trở ngại trong việc giao tiếp hàng ngày. Những nguyên nhân nào có thể gây mất giọng? Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu qua bài viết sau.
Mất giọng là gì? Biểu hiện của mất giọng
Mất giọng (aphonia) là hiện tượng mất một phần giọng nói có thể nghe khàn khàn hoặc mất tiếng hoàn toàn. Mất giọng có thể diễn ra từ từ hoặc nhanh chóng và điều này phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra.
Nếu bạn mắc chứng mất ngôn ngữ hoặc mất giọng, điều đó có nghĩa là bạn không thể nghe thấy mình vì giọng của bạn nghe khàn hoặc bạn không thể nói to hơn tiếng thì thầm. Đôi khi bạn không thể nói được gì cả.
Mất giọng là chứng rối loạn giọng nói có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai nhưng thường thấy ở những người liên tục lên giọng để được lắng nghe. Bác sĩ điều trị chứng mất ngôn ngữ bằng các bài tập trị liệu bằng giọng nói.
Cảm lạnh
Khi bạn nói, không khí đi qua cổ họng của bạn và chạm vào hai dải gọi là dây thanh âm làm chúng rung lên tạo ra âm thanh giọng nói của bạn.
Cảm lạnh có thể làm cổ họng của bạn bị viêm và đau. Sau đó, dây thanh âm của bạn sưng lên, ảnh hưởng đến hoạt động rung của dây thanh âm dẫn đến khàn giọng.
Cảm lạnh có thể khiến giọng nói của bạn bị khàn đi
Dùng giọng quá nhiều
Mỗi khi bạn nói hoặc hát, bạn sử dụng các cơ khác nhau, bao gồm một số cơ ở miệng và cổ họng. Cũng giống như các cơ khác trong cơ thể, việc lạm dụng các cơ giúp bạn nói có thể dẫn đến mệt mỏi, căng thẳng và chấn thương. Kỹ thuật sai cũng có thể gây khàn giọng.
Dưới đây là một số điều phổ biến mà bạn có thể đang làm sai:
- Nói, hát, la hét hoặc ho quá nhiều.
- Sử dụng cao độ cao hơn hoặc thấp hơn bình thường khi bạn nói chuyện.
Khi phải sử dụng giọng nói quá nhiều cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến thanh quản của bạn
Dị ứng
Khi nghĩ về dị ứng, bạn có thể nghĩ ngay đến sổ mũi, ngứa mắt và hắt hơi. Nhưng chúng cũng có thể ảnh hưởng đến giọng nói của bạn theo nhiều cách:
- Phản ứng dị ứng có thể khiến dây thanh quản của bạn sưng lên.
- Chảy nước mũi sau – khi chất nhầy di chuyển từ mũi vào cổ họng – có thể gây kích ứng dây thanh âm của bạn.
- Ho và hắng giọng có thể làm căng dây thanh âm của bạn.
- Thuốc kháng histamine trị dị ứng có thể làm khô chất nhầy trong cổ họng của bạn. Điều này có thể gây hại cho dây thanh quản của bạn, vốn cần độ ẩm để hoạt động.
Nguyên nhân khiến cho bạn mất giọng cũng có thể là dị
Hút thuốc
Khói thuốc lá kích thích dây thanh âm của bạn, có thể dẫn đến các vấn đề về giọng nói trong thời gian dài. Những người đã từng và đang hút thuốc có nguy cơ bị rối loạn giọng nói cao gấp ba lần so với những người không bao giờ hút thuốc.
Hút thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển khối u nhỏ được gọi là polyp trên dây thanh quản của bạn. Chúng có thể khiến giọng nói của bạn trở nên trầm, hụt hơi và khàn.
Hút thuốc không tốt cho sức khỏe và cả với giọng nói của bạn
Viêm khớp dạng thấp
Đây là một bệnh tự miễn dịch gây đau, sưng và cứng khớp. Một tỷ lệ không nhỏ bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp gặp vấn đề về giọng nói, bao gồm đau họng và mất giọng.
Đó là bởi vì tình trạng này có thể ảnh hưởng đến các khớp nhỏ trên mặt và cổ họng của bạn, dẫn đến các vấn đề về hô hấp và cách hoạt động của dây thanh quản.
Viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng không tốt đối với giọng nói của bạn
Vấn đề tuyến giáp
Tuyến hình con bướm này ở cổ dưới của bạn tiết ra một loại hormone kiểm soát một số chức năng trong cơ thể bạn. Khi tuyến giáp của bạn không sản xuất đủ, một triệu chứng bạn có thể gặp phải là giọng nói khàn.
Nếu bạn bị bướu cổ, tuyến giáp của bạn có thể bị sưng lên, ho nhiều và gặp khó khăn khi nói.
Các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp có thể khiến chúng bị sưng và ảnh hưởng đến giọng nói của bạn
Bệnh hệ thần kinh
Một tình trạng ảnh hưởng đến dây thần kinh của bạn, như bệnh Parkinson, có thể ảnh hưởng đến các cơ trên mặt và cổ họng của bạn. Gần 90% người bệnh Parkinson mắc một số dạng rối loạn ngôn ngữ hoặc giọng nói.
Bệnh Parkinson khiến các phần não kiểm soát chuyển động và phối hợp suy giảm. Điều này có thể có nghĩa là bạn không còn khả năng kiểm soát các cơ cần thiết để nói.
Parkingson có thể gây rối loạn ngôn ngữ ở bệnh nhân
Nốt, polyp và u nang
Mặc dù các chuyên gia không chắc tại sao, nhưng các khối u không phải ung thư có thể xuất hiện trên dây thanh âm của bạn. Họ tin rằng việc sử dụng quá nhiều giọng nói, chẳng hạn như la hét hoặc nói quá nhiều có thể là một nguyên nhân. Có ba loại:
- Nốt sần: Những mô sẹo này thường hình thành ở giữa dây thanh âm. Chúng có xu hướng biến mất nếu bạn cho giọng nói của mình được nghỉ ngơi đầy đủ.
- Polyp: Chúng thường xuất hiện ở một bên của dây thanh âm. Chúng có nhiều kích cỡ và hình dạng khác nhau. Không giống như các nốt sần, chúng thường cần được phẫu thuật cắt bỏ.
- U nang: Chúng là những khối mô chứa đầy chất lỏng hoặc bán rắn phát triển gần hoặc bên dưới bề mặt dây thanh âm của bạn. Nếu chúng làm thay đổi nghiêm trọng giọng nói của bạn, bác sĩ có thể sẽ đề nghị phẫu thuật để loại bỏ chúng.
Các nốt polyp trên thanh quản có thể ảnh hưởng rất lớn đến giọng nói của bạn
Ung thư thanh quản
Khàn tiếng, mất tiếng lâu ngày có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng. Các triệu chứng khác của bệnh là: đau khi nuốt, đau trong tai, khó thở, khối u ở cổ.
Ung thư thanh quản là một nguyên nhân gây mất giọng
Chứng khó thở căng cơ
Chứng khó thở do căng cơ cũng là một nguyên nhân có thể gây mất giọng vì khi sự căng cơ quá mức trong và xung quanh thanh quản sẽ ngăn cản dây thanh quản hoạt động khép mở một cách ổn định và hiệu quả.
Bạn có thể bị mất giọng vì căng cơ thanh quản
Trào ngược axit
Đây là tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản (ống dẫn vào cổ họng của bạn). Triệu chứng chính là chứng ợ nóng, nhưng trào ngược axit cũng có thể làm giọng nói của bạn yếu đi.
Axit dạ dày có thể gây kích ứng dây thanh âm, cổ họng và thực quản của bạn. Điều này dẫn đến giọng nói khàn, thở khò khè và quá nhiều chất nhầy trong cổ họng của bạn.
Xem thêm: 20 cách chữa trào ngược dạ dày đơn giản ngay tại nhà
Khi axit dạ dày bị trào ngược sẽ ảnh hưởng không tốt đến thanh quản
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Viêm thanh quản thường không cần điều trị, vì thường do nhiễm vi rút nên kháng sinh sẽ không hiệu quả đối với trường hợp này. Các triệu chứng thường tự khỏi trong khoảng 3 – 7 ngày.
Tuy nhiên, nếu bạn là người có công việc phụ thuộc vào giọng nói của mình, bác sĩ có thể kê toa cho bạn một số loại thuốc chống viêm corticosteroid. Nếu các triệu chứng viêm thanh quản của bạn kéo dài hơn 2 tuần hoặc nếu các triệu chứng trở nên đau đớn và khó khăn khi nuốt thì bạn nên đi khám bác sĩ.
Bạn có thể bị viêm thanh quản mãn tính hoặc viêm thanh quản do trào ngược axit dạ dày.
Việc thăm khám bác sĩ là cần thiết nếu tình trạng giọng nói của bạn không tự cải thiện
Các chẩn đoán/xét nghiệm bệnh
Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và tiền sử sức khỏe của bạn để đánh giá các yếu tố nguy cơ có thể gây bệnh.
Nguyên nhân của các triệu chứng có thể không rõ ràng. Bác sĩ có thể sẽ sử dụng ống soi thanh quản để kiểm tra dây thanh âm và một số xét nghiệm khác để kiểm tra chức năng giọng nói.
Bạn có thể sẽ cần nội soi thanh quản để việc chẩn đoán được hiệu quả và chuẩn xác hơn
Tham khảo một số bệnh viện chuyên khoa Tai mũi họng
- Tại TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Tai mũi họng Thành phố Hồ Chí Minh,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Tai mũi họng TW, Bệnh viện Quân Y 108,…
Xem thêm:
- Vì sao bạn bị khàn tiếng vào buổi sáng?
- Điều trị viêm họng không cần dùng thuốc
- Phân biệt triệu chứng bạch hầu với viêm họng
- Triệu chứng viêm Amidan giúp bạn nhận biết bệnh chính xác
Trên đây là bài viết khái quát về mất giọng và các nguyên nhân phổ biến có thể gây ra tình trạng này. Nếu thấy bài viết hay và có ích thì bạn hãy chia sẻ những thông tin này đến với người thân của mình bạn nhé.
Nguồn: Webmd, Healthline, Winchesterhospital
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 11 nguyên nhân gây mất giọng, khàn tiếng phổ biến bạn cần lưu ý tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.